Lộ đường dây chạy chỗ dạy học ở Đắk Lắk

Để xin được chỗ dạy học, nhiều giáo viên phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng chạy việc nhưng cuối cùng cũng đối diện nguy cơ mất việc vì giáo viên dôi dư quá nhiều

Lộ đường dây chạy chỗ dạy học ở Đắk Lắk
Ngày 28/3, Cơ quan Điều tra Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk), để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ông Huỳnh Bê bị bắt tạm giam để làm rõ hành vi nhận tiền - lo chỗ dạy
 Ông Huỳnh Bê bị bắt tạm giam để làm rõ hành vi nhận tiền - lo chỗ dạy
300 triệu đồng cho mỗi suất giáo viên
Cuối năm 2017, Công an huyện Krông Pắk nhận được đơn của bà Chu Thị Long (ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắk) tố cáo ông Huỳnh Bê đã nhận 300 triệu đồng để "chạy" cho con bà vào làm giáo viên nhưng không được và chiếm đoạt luôn số tiền đó.
Theo đơn tố cáo, do biết bà Long đang có nhu cầu xin việc cho con gái nên ông Huỳnh Bê đã tiếp cận gia đình bà và bảo quen biết nhiều, sẽ xin giùm vào dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk với giá 300 triệu đồng.
Đến ngày 18-9-2016, bà Long đã đưa đủ tiền và ông Bê viết "giấy nhận tiền để xin việc" với nội dung nếu công việc sau này không thành sẽ trả tiền lại cho bà Long. Trong giấy nhận tiền ông Bê ghi rõ: "Số tiền này tôi đưa cho ông Năm, Phó Phòng Tổ chức của Trường CĐSP Đắk Lắk, để lo việc".
Tuy nhiên, sau gần 1 năm, thấy ông Bê vẫn không lo được việc cho con mình, bà Long nhiều lần đòi lại tiền nhưng ông Bê không trả, bà bèn làm đơn tố cáo.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên, sau khi ông Bê nhận tiền, con gái bà Long có mua hồ sơ xin việc tại Trường CĐSP Đắk Lắk nhưng thi tuyển không đậu. Ông Vũ Văn Năm, Phó trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ - Công tác Sinh viên (Trường CĐSP Đắk Lắk), cũng từng viết giấy vay mượn ông Bê 250 triệu đồng. Trả lời phóng viên về vấn đề này, ông Năm cho rằng mình có quen biết với ông Bê nhưng không hề liên quan đến khoản tiền ông Bê đã viết trong "giấy nhận tiền để xin việc".
"Tôi có vay ông Bê 250 triệu đồng, khi đến hạn, tôi đã trả lại cho ông Bê 130 triệu đồng và trừ số tiền ông Bê nợ tôi trước đó 120 triệu đồng là hết. Đó là quan hệ dân sự giữa tôi và ông Bê chứ không liên quan gì đến việc chạy chọt. Công an đã 4 lần làm việc với tôi nên tôi rất mệt mỏi vì tự dưng bị mắc vạ vào thân" - ông Năm nói.
Thêm nhiều giáo viên tố cáo
Liên quan đến ông Huỳnh Bê, trong ngày 28-3, nhiều giáo viên hợp đồng trong số hơn 500 giáo viên dôi dư tại huyện Krông Pắk đã phản ánh với Báo Người Lao Động về chạy việc từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/suất.
Anh Nguyễn Huy Tâm, nguyên là giáo viên môn tin học Trường THCS Vụ Bổn, cho biết đầu năm 2010, anh gặp ông Bê (lúc này là Hiệu trưởng Trường THCS Vụ Bổn) để xin vào làm giáo viên biên chế tại trường. Để được nhận vào dạy, anh Tâm phải "đi đêm" 60 triệu đồng nhưng được ông Bê viết "giấy biên nhận vay tiền".
Tháng 10-2010, anh Tâm nhận được hợp đồng lao động ngắn hạn với mức lương 3,8 triệu đồng/tháng. Đến tháng 6-2012, anh Tâm tiếp tục đưa thêm 10 triệu đồng cho ông Bê và nhận được hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của UBND huyện Krông Pắk, được nhận lương và các khoản phụ cấp như một giáo viên bên chế.
Tuy nhiên, từ tháng 1-2016 trở đi, anh Tâm chỉ nhận được mức lương 1,1 triệu đồng/tháng, sau khi trừ bảo hiểm. Vợ anh Tâm cũng phải lo 70 triệu đồng cho một "cửa" khác để được đi dạy.
Còn anh Chu Lý Thuần phản ánh nhiều tháng nay đã cùng mẹ đi đòi lại tiền từ ông Huỳnh Bê nhưng bất thành.
Theo anh Thuần, sau khi ra trường, anh được một người quen giới thiệu tới dạy tại Trường THCS Ngô Mây và đưa cho người này 160 triệu đồng để lo vào biên chế. Tuy nhiên, sau đó người này đã trả lại 160 triệu đồng cho anh Thuần vì không thể lo được. Ông Bê đã chủ động gặp gỡ, hứa hẹn nhưng sau khi nhận 130 triệu đồng cũng không lo được cho anh Thuần vào biên chế.
Một trường hợp khác là ông Phạm Văn Chinh (ngụ xã Ea Kly, huyện Krông Pắk) phải vay 160 triệu đồng đưa ông Bê để lo cho con gái làm giáo viên và cũng được ông Bê viết một tờ "giấy mượn tiền". Sau đó, con gái ông Chinh được nhận vào trường giảng dạy nhưng không được ký hợp đồng, mỗi tháng chỉ được nhận từ 1,2 đến 2 triệu đồng nên tới tháng 8-2017 thì xin nghỉ việc.

Nổ lớn tại Công an tỉnh Đắk Lắk

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường vụ nổ tại Công an tỉnh Đắk Lắk, nhiều khả năng xảy ra thương vong.

Nổ lớn tại Công an tỉnh Đắk Lắk
Thông tin ban đầu cho biết vụ nổ lớn xảy ra vào khoảng 20h50 đêm nay (12/12) tại một toà nhà thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk (đường Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột).
Một nhà dân bị sập cửa, nền nhà bị vỡ trong vụ nổ
 Một nhà dân bị sập cửa, nền nhà bị vỡ trong vụ nổ
Theo một số người dân sống gần hiện trường, vụ nổ tại Công an tỉnh Đắk Lắk phát ra từ toà nhà chứa tang vật vi phạm. Vụ nổ có sức công phá lớn đến mức nhiều nhà người dân ở quanh khu vực cũng bị sập một phần. Nhiều cửa kính, bóng đèn nhà dân lân cận bị hư hỏng.
Một bức tường nhà dân gần đó bị vỡ vụn.
 Một bức tường nhà dân gần đó bị vỡ vụn.
Lúc 21h30, có mặt tại hiện trường, phóng viên chứng kiến một khung cảnh hoảng loạn. Nhiều bức tường của toà nhà bị sập hết tường. Vẫn còn nhiều tiếng la khóc. Lúc này lực lượng cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát. Một người được đưa ra từ đống đổ nát nghi đã chết. Những người có mặt tại hiện trường cho biết nạn nhân này bị hất văng hàng chục mét trong vụ nổ. Không khí quanh khu vực có mùi như mùi thuốc nổ
Một bức tường nhà dân gần đó bị sập
 Một bức tường nhà dân gần đó bị sập
Lúc 22h10: Ghi nhận của phóng viên một xe quân sự cùng lực lượng công binh đã đến hiện trường.
Tại dãy nhà dân phía sau tòa nhà nghi vụ nổ được phát ra (thuộc nhánh 25 đường Trần Hưng Đạo), gạch, đá, gỗ văng xa hàng chục mét, làm đứt các dây cáp viễn thông.
Tại dãy phòng trọ số 25/15 đường Trần Hưng Đạo bị sập hết toàn bộ trần nhựa do rung chuyển của vụ nổ này.
Theo những người dân gần đó, khác với những tiếng nổ họ từng biết đến, tiếng nổ lớn trong vụ này kéo dài trong khoảng 10 giây.
Một nhà dân bị nứt tường, sập trần.
 Một nhà dân bị nứt tường, sập trần.

Nỗi đau trong vụ nổ tại Công an tỉnh Đắk Lắk

Vụ nổ tại Công an tỉnh Đắk Lắk để lại những nỗi đau không nói hết bằng lời.

Nỗi đau trong vụ nổ tại Công an tỉnh Đắk Lắk
Ngày 14/12, trong khi công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng liên ngành Bộ Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục triển khai quanh vị trí nổ, thì việc lo toan hậu sự cho các cán bộ chiến sĩ đã hy sinh cũng được tiến hành trong nỗi đau xót của thân nhân, đồng đội, bạn bè và cộng đồng dân cư.
Lãnh đạo Bộ Công an thăm hỏi thượng sĩ Vũ Xuân Khuê tại bệnh viện.
 Lãnh đạo Bộ Công an thăm hỏi thượng sĩ Vũ Xuân Khuê tại bệnh viện.

Xét xử 4 Giám đốc MB24 Đắk Lắk lừa hơn 10 tỷ đồng

Bốn giám đốc MB24 Đắk Lắk bị xét xử về tội Sử dụng Internet để chiếm đoạt tài sản.

Xét xử 4 Giám đốc MB24 Đắk Lắk lừa hơn 10 tỷ đồng
Hôm 5/6, TAND tỉnh Đắk Lắk sẽ xét xử sơ thẩm 4 giám đốc MB24 Đắk Lắk bao gồm các bị cáo Ngô Văn Chiến (35 tuổi), Trần Văn Sự (40 tuổi), Đặng Anh Tuấn (35 tuổi) và Bùi Thị Chiên (38 tuổi, cùng ngụ huyện Ea Kar) về hành vi Sử dụng Internet để chiếm đoạt tài sản hơn 10 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.