Lộ diện loài khủng long chưa từng được ghi nhận trong giới cổ sinh học

Lộ diện loài khủng long chưa từng được ghi nhận trong giới cổ sinh học

Một khám phá quan trọng tại lưu vực Mid-Zambezi ở Zimbabwe đã hé lộ hóa thạch không hoàn chỉnh của một loài khủng long mới từ kỷ Tam Điệp, mang tên Musankwa sanyatiensis.

Được các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London và các đối tác quốc tế xác định, Musankwa sanyatiensis thuộc nhóm Sauropodomorpha, một nhóm  khủng long hai chân, cổ dài đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối kỷ Tam Điệp.
Được các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London và các đối tác quốc tế xác định, Musankwa sanyatiensis thuộc nhóm Sauropodomorpha, một nhóm khủng long hai chân, cổ dài đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối kỷ Tam Điệp.
Với trọng lượng khoảng 390 kg khi còn sống, loài khủng long này là một trong những sinh vật to lớn nhất thời kỳ đó, một thời kỳ mà phần lớn khủng long còn khá nhỏ.
Với trọng lượng khoảng 390 kg khi còn sống, loài khủng long này là một trong những sinh vật to lớn nhất thời kỳ đó, một thời kỳ mà phần lớn khủng long còn khá nhỏ.
Mặc dù có kích thước khổng lồ, Musankwa sanyatiensis vẫn là một loài ăn cỏ hiền lành.
Mặc dù có kích thước khổng lồ, Musankwa sanyatiensis vẫn là một loài ăn cỏ hiền lành.
Phát hiện này bổ sung vào chuỗi phát hiện thú vị về thế giới khủng long sơ khai ở châu Phi, cùng với các loài như Nyasasaurus parringtoni từ Tanzania và Mbiresaurus raathi từ Zimbabwe.
Phát hiện này bổ sung vào chuỗi phát hiện thú vị về thế giới khủng long sơ khai ở châu Phi, cùng với các loài như Nyasasaurus parringtoni từ Tanzania và Mbiresaurus raathi từ Zimbabwe.
Musankwa sanyatiensis đại diện cho một "thế giới đã mất" của kỷ Tam Điệp, thời kỳ ngay trước khi xảy ra đại tuyệt chủng và sự bùng nổ sinh học lớn vào kỷ Jura.
Musankwa sanyatiensis đại diện cho một "thế giới đã mất" của kỷ Tam Điệp, thời kỳ ngay trước khi xảy ra đại tuyệt chủng và sự bùng nổ sinh học lớn vào kỷ Jura.
Khám phá này không chỉ mở ra một trang mới trong nghiên cứu cổ sinh vật học mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển và đa dạng của khủng long trong kỷ Tam Điệp.
Khám phá này không chỉ mở ra một trang mới trong nghiên cứu cổ sinh vật học mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển và đa dạng của khủng long trong kỷ Tam Điệp.
Trước đó, các nhà khoa học đã khai quật được những mẫu vật về loài Beesiiwo cooowus tại Hệ tầng Popo Agie, một hệ tầng địa chất kỷ Tam Điệp ở dãy núi Bighorn, một phần của dãy Rocky phía Bắc nước Mỹ.
Trước đó, các nhà khoa học đã khai quật được những mẫu vật về loài Beesiiwo cooowus tại Hệ tầng Popo Agie, một hệ tầng địa chất kỷ Tam Điệp ở dãy núi Bighorn, một phần của dãy Rocky phía Bắc nước Mỹ.
Mẫu hóa thạch được tìm thấy của Beesiiwo cooowus cho thấy nó có hình dạng "lai tạp" kỳ lạ. Nó có chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nhờ tính chất độc đáo của nó, Beesiiwo cooowuse có thể cung cấp thông tin quý giá về cách khủng long nhỏ tương tác với môi trường và các loài khác trong hệ sinh thái xưa.
Mẫu hóa thạch được tìm thấy của Beesiiwo cooowus cho thấy nó có hình dạng "lai tạp" kỳ lạ. Nó có chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nhờ tính chất độc đáo của nó, Beesiiwo cooowuse có thể cung cấp thông tin quý giá về cách khủng long nhỏ tương tác với môi trường và các loài khác trong hệ sinh thái xưa.
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.