Lỗ âm vốn, Coma bị cưỡng chế thuế, cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

(Vietnamdaily) - Hoạt động kinh doanh thua lỗ năm thứ 5 liên tiếp khiến vốn của Coma âm hàng chục tỷ đồng, bị cưỡng chế thuế và cổ phiếu bị hạn chế giao dịch.

Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (Coma, UPCoM: TCK) vừa công bố quyết định bị cưỡng chế thuế của Cục Thuế TP Hà Nội.

Theo đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với Coma do có số tiền quá hạn nộp. Theo đó, số tiền Coma bị cưỡng chế là hơn 6,4 tỷ đồng. 

Tại báo cáo tài chính soát xét của Coma, đơn vị kiểm toán đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, chưa thực hiện xử lý tài sản thiếu, số dư quỹ tiền mặt, giá thành phẩm...

Đặc biệt, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại ngày 30/6/2022, các khoản nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền 273 tỷ đồng. Coma có lỗ trong kỳ hơn 520 triệu đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 1,3 tỷ đồng. Năm 2021, Coma ghi nhận năm thứ 5 liên tiếp chìm trong thua lỗ, nâng lỗ luỹ kế tới 336 tỷ đồng, dẫn đến thâm hụt vốn chủ sở hữu khiến vốn âm 74 tỷ đồng. 

Đơn vị kiểm toán cho rằng khả năng tiếp tục hoạt động của Coma phụ thuộc vào khả năng thu hồi các khoản phải thu, gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, nhà cung cấp và hiệu quả hoạt động trong tương lai. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Coma.  

Lo am von, Coma bi cuong che thue, co phieu bi han che giao dich
 

Theo Coma, sở dĩ công ty bị âm vốn do trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi đã quá hạn từ 6 tháng trở lên theo quy định.

Do hoạt động kinh doanh âm nên cổ phiếu TCK của Coma bị hạn chế giao dịch trên UPCoM.

Coma đưa ra phương án khắc phục là thu hồi công nợ phải thu khó đòi để hoàn nhận dự phòng đã trích lập; tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bù đắp lỗ; thực hiện đề án cơ cấu lại sau khi được Bộ chủ quản phê duyệt để bù đắp vốn chủ sở hữu âm. 

Hiện Bộ Xây dựng đang nắm tới 98,7% vốn của Coma.

Điểm mặt những dự án “béo bở” Út “trọc” trúng thầu rồi bán thầu

(VietnamDaily) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt dự án “béo bở” mà Công ty Thái Sơn của Út "trọc" trúng thầu nhưng sau đó lại chuyển nhượng thầu cho doanh nghiệp khác để hưởng lợi.

Trong bản kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật đối với một số dự án đầu tư, xây dựng có liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng  (Thái Sơn Bộ Quốc phòng) của Đinh Ngọc Hệ tức Út "trọc"Thanh tra Chính phủ đã nêu, dù Công ty Thái Sơn khi đó, không có đủ năng lực về máy móc, thiết bị, nhân công và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu thực hiện các dự án, gói thầu nhưng vẫn được các chủ đầu tư lựa chọn trúng thầu.
Cụ thể, theo TTCP, tại gói thầu số 6 thuộc Dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku, liên danh Cienco 4 và Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC) trúng thầu với giá trị hợp đồng là 606,4 tỷ đồng.

Coma 18 báo lỗ nặng tới 136 tỷ đồng trong quý 2 do kinh doanh dưới giá vốn

(Vietnamdaily) - CIG ghi nhận lỗ ròng hơn 136 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 2.6 tỷ đồng.

CTCP COMA 18 (HOSE: CIG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu thuần 38 tỷ đồng, gấp 111 lần cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn khi chiếm tới 174 tỷ đồng khiến CIG lỗ gộp gần 137 tỷ đồng.

Tin mới