Liệu thảm hoạ có xảy ra khi băng Greenland tan mạnh?
Băng Greenland đang tan chảy nhiều đến mức lượng nước mà nó tạo ra có thể sản sinh năng lượng hơn 10 dự án thủy điện lớn nhất thế giới.
Lê Trang (theo CNET)
Mỗi mùa hè, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời tăng lên khiến nhiều bề mặt băng Greenland tan chảy, tạo thành các dòng sông và thác nước chảy xiết, di chuyển xuống đáy tảng băng tới độ sâu hàng kilomet bằng cách lao qua các vết nứt và đứt gãy lớn.
"Có rất nhiều năng lượng hấp dẫn được lưu trữ trong nước hình thành trên bề mặt, và khi nó rơi xuống, năng lượng phải đi đâu đó."
"Thật không may, năng lượng này đang được chuyển đổi thành nhiệt, làm tăng tốc độ tan chảy ở cả mặt trên và mặt dưới của tảng băng", Giáo sư Poul Christoffersen tại Đại học Cambridge cho biết trong một báo cáo gần đây trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Đó là một phần của vòng lặp cho thấy tác động của biến đổi khí hậu có thể đẩy nhanh sự gia tăng mực nước biển trên khắp thế giới, báo cáo nhấn mạnh.
Christoffersen cùng các cộng sự đã sử dụng một loại radar để đo lượng băng tan chảy và cho biết có tới 82 triệu m3 nước rơi từ bề mặt xuống đáy sông băng Store Glacier ở Greenland mỗi ngày trong suốt mùa hè.
Theo tính toán, lượng nước này tạo ra nhiều năng lượng hơn 10 trạm phát thủy điện lớn nhất thế giới cộng lại.
"Nhiệt tạo ra bởi nước rơi xuống làm tan băng từ dưới lên và tốc độ mà chúng tôi báo cáo là chưa từng có."
Với những gì chúng ta đang chứng kiến về biến đổi khí hậu ở các vĩ độ cao, tốc độ băng tan có thể dễ dàng tăng gấp đôi hoặc gấp ba", Christoffersen nói thêm.
Đáng tiếc là trên thực tế không có cách nào để khai thác lượng nước tan chảy này để sản xuất điện sạch, thứ có thể giảm khí thải nhà kính đang thúc đẩy chính quá trình tạo ra nó.
Dải băng Greenland hiện là yếu tố đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng mực nước biển toàn cầu.
Loạt thảm họa xảy ra khi sông băng huyền thoại tan chảy
118 triệu người nghèo sẽ phải đối mặt với thảm họa như hạn hán, lũ lụt hoặc nắng nóng khắc nghiệt khi các con sông băng huyền thoại phía Đông của châu Phi tan chảy.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và các cơ quan của Liên minh châu Phi vừa đưa ra báo cáo về khả năng thích ứng kém của Châu Phi với các thảm họa thời tiết ngày càng thường xuyên.
Phát hiện miền đất băng giá ngập tràn khí cười do băng tan
Tại Đông Bắc Siberia, các nhà khoa học đã phát hiện lượng khí cười gấp 10-100 lần mức thông thường do băng tan, khiến Trái đất ngày càng nóng hơn.
Khi đang nghiên cứu vùng sông Lena và sông Kolyma ở Đông Bắc Siberia, các nhà khoa học đã phát hiện lượng khí cười nitrous oxide gấp 10-100 lần mức thông thường.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.