Loạt thảm họa xảy ra khi sông băng huyền thoại tan chảy

118 triệu người nghèo sẽ phải đối mặt với thảm họa như hạn hán, lũ lụt hoặc nắng nóng khắc nghiệt khi các con sông băng huyền thoại phía Đông của châu Phi tan chảy. 

Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay
 Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và các cơ quan của Liên minh châu Phi vừa đưa ra báo cáo về khả năng thích ứng kém của Châu Phi với các thảm họa thời tiết ngày càng thường xuyên.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-2
 Theo báo cáo, các sông băng ở phía Đông châu Phi sẽ biến mất sau hai thập kỷ, 118 triệu người nghèo ở châu Phi sẽ phải đối mặt với hàng loạt thảm họa hạn hán, lũ lụt hoặc nắng nóng khắc nghiệt. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng có thể làm giảm 3% GDP của châu Phi vào giữa thế kỷ này.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-3
 Số liệu thống kê cho thấy, năm 2020 là năm ấm nhất kỷ lục thứ ba của châu Phi, với mức tăng 0,86°C so với nhiệt độ trung bình trong ba thập kỷ đến năm 2010. Mức độ ấm lên tại châu Phi chậm hơn so với các khu vực ôn đới vĩ độ cao nhưng vẫn gây tác động tương đối tàn khốc.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-4
 Theo dự báo, với tốc độ băng tan hiện nay, cả ba núi băng nhiệt đới của châu Phi gồm Kilimanjaro của Tanzania, núi Kenya tại Kenya và Rwenzoris ở Uganda sẽ biến mất vào những năm 2040.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-5
 Đến năm 2030, ước tính có tới 118 triệu người cực kỳ nghèo (sống với thu nhập dưới 1,9 USD mỗi ngày) sẽ phải chịu ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt và nắng nóng khắc nghiệt nếu các biện pháp ứng phó thích hợp không được đưa ra
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-6
 Châu Phi, nơi thải ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính chưa tới 4% của toàn cầu. Các vùng đất trồng trọt tại đây vốn đã phải hứng chịu tình trạng hạn hán, nhiều thành phố lớn nằm sát bờ biển và tình trạng nghèo đói lan rộng khiến người dân càng khó thích nghi hơn.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-7
 Báo cáo được đưa ra khi các nước châu Phi yêu cầu một hệ thống mới để theo dõi nguồn tài trợ từ các quốc gia giàu có đang không đạt được mục tiêu 100 tỉ USD hàng năm, nhằm giúp thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-8
 Yêu cầu của nhà đàm phán khí hậu hàng đầu châu Phi Tanguy Gahouma, trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26, đã làm nổi bật căng thẳng giữa 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sản xuất hơn 3/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các nước đang phát triển đang chịu gánh nặng của sự nóng lên toàn cầu.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-9
 Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Sự thu hẹp nhanh chóng của các sông băng cuối cùng còn sót lại ở phía Đông châu Phi, dự kiến sẽ tan chảy hoàn toàn trong tương lai gần, báo hiệu mối đe dọa về sự thay đổi không thể đảo ngược đối với hệ thống Trái Đất”.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-10
Báo cáo cho biết, ngoài tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ ở một lục địa phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, còn có lũ lụt trên diện rộng được ghi nhận ở Đông và Tây Phi vào năm 2020, trong khi nạn châu chấu với tỷ lệ kỷ lục trong lịch sử bắt đầu từ một năm trước đó tiếp tục tàn phá châu lục này. 
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-11
 Báo cáo ước tính rằng, khu vực châu Phi hạ Sahara sẽ cần chi từ 30 - 50 tỷ USD/năm, tương đương 2-3% GDP, cho việc thích ứng nhằm ngăn chặn những hậu quả từ biến đổi khí hậu thậm chí còn tồi tệ hơn.
Loat tham hoa xay ra khi song bang huyen thoai tan chay-Hinh-12
 Ước tính có khoảng 1,2 triệu người phải sơ tán do bão và lũ lụt vào năm 2020, gấp gần 1,5 lần số người phải rời bỏ nhà cửa vì xung đột, chiến tranh.

Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.

Toàn cảnh thảm họa vỡ sông băng ở Himalaya

(VietnamDaily) - Một sông băng trên dãy Himalaya đã bị vỡ cuối tuần qua, gây ra lũ lụt lớn ở bang Uttarakhand thuộc miền Bắc Ấn Độ và khiến nhiều người thiệt mạng.

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet
Nguồn tin cho hay, thảm họa vỡ sông băng trên dãy Himalaya xảy ra vào hôm 7/2. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-2
 Thảm họa vỡ sông băng này đã phá hủy hai dự án đập thủy điện ở Ấn Độ. Sông băng vỡ giống như tuyết lở đổ ập xuống thung lũng, tràn qua hai nhà máy điện và cuốn trôi cầu đường. 

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-3
 Được biết, hàng nghìn thành viên quân đội, các nhóm bán quân sự và cảnh sát, cứu hộ,... đã được huy động tham gia vào chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn sau khi thảm họa xảy ra.

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-4
Tờ New York Times dẫn lời Thủ hiến bang Uttarakhand Trivendra Singh Rawat ngày 8/2 cho biết lực lượng cứu hộ đến nay đã tìm thấy thi thể của 14 nạn nhân và có khoảng 125 người khác vẫn mất tích. 

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-5
Theo cảnh sát trưởng Ashok Kumar, bang Uttarakhand, hầu hết người mất tích là công nhân tại hai nhà máy điện. 

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-6
 Nước lũ ở Chamoli, Uttarakhand, ngày 7/2. 

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-7
Con đập bị hư hại sau vụ vỡ sông băng tại ngôi làng Raini Chak Lata, Chamoli, nhìn từ trên cao.  

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-8
 Lực lượng cứu hộ đang chạy đua thời gian để tìm kiếm những người mất tích. 

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-9
Các nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ gần một đường hầm ở Tapovan hôm 8/2.  

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-10
 Được biết, một số người đã bị mắc kẹt trong đường hầm sau khi sông băng bị vỡ.

Toan canh tham hoa vo song bang o Himalaya, nhieu nguoi chet-Hinh-11
Hoạt động tìm kiếm, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương. 

Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2020: Lũ nhấn chìm miền nam Trung Quốc, chuyên gia lo vỡ đập Tam Hiệp (nguồn video: THĐT)

Gần 2 tỷ người bị đe doạ tính mạng khi núi Himalaya đang tan chảy

Dựa vào tốc độ nóng lên toàn cầu hiện tại, khoảng 56.000 sông băng sẽ biến mất vào năm 2100, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của hơn 1,9 tỉ người sống tại Nam Á.

Gan 2 ty nguoi bi de doa tinh mang khi nui Himalaya dang tan chay
 Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn lên các sông băng của dãy núi Himalaya, Hindu Kush, Karakoram và Pamir tại các quốc gia Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Myanmar.

Tin mới