Các bên tham gia giải phóng Raqqa có cắn xé lẫn nhau?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia phân tích chính trị Andrei Veselov của RIA Novosti, hiện chưa rõ bên nào tham gia chiến dịch giải phóng Raqqa và điều gì sẽ xảy ra.

Hôm 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng chiến dịch quân sự giành lấy thành phố Raqqa của Syria sẽ được phát động trong vài ngày tới.
Về phần mình, Sipan Hemo – chỉ huy dân quân YPG người Kurd Syria - nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng chiến dịch giải phóng Raqqa từ tay phiến quân IS sẽ được phát động vào đầu tháng 4 và YPG sẽ tham gia, bất chấp sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lieu cac ben tham gia giai phong Raqqa co danh lan nhau?
Các tay súng SDF được Mỹ chọn làm lực lượng chủ công giải phóng Raqqa. Ảnh: Alalam News Network 
Theo chuyên gia phân tích chính trị Andrey Veselov, đội hình cuối cùng của những bên tham gia chiến dịch giải phóng Raqqa vẫn chưa được ấn định. Ông Veselov cho biết thêm, cuộc tấn công chung chống IS này có thể biến thành cuộc đánh lộn giữa các bên tham gia chiến dịch giải phóng Raqqa.
Mỹ đang lâm vào tình huống cực kỳ khó xử. Một mặt, Thổ Nhĩ Kỳ vốn là đối tác chiến lược của Mỹ trong NATO, nhưng mặt khác người Kurd lại được Washington coi là đồng minh đáng tin cậy trong cuộc chiến chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Nhà phân tích Veselov nói thêm: "Việc (Mỹ) hợp tác với cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn người Kurd có thể xảy ra khi hai lực lượng này ở cách xa nhau, nhưng hiện giờ hai bên đang tiếp xúc trực tiếp với nhau”.
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), bao gồm không chỉ người Kurd mà còn cả phe đối lập người Arập chống Damascus như Turkmen, Armenian và Assyrian. Phe đối lập này cũng tuyên bố "không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Raqqa".
Hãng tin Fars của Iran dẫn lời phát ngôn viên SDF Talal Selo cho biết: "Trong một cuộc gặp với đại diện Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được các khu vực mới. Chúng tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ là một kẻ chiếm đóng miền bắc Syria và các vị chỉ huy Mỹ đã chia sẻ quan điểm của chúng tôi".
Về phần mình, Ankara yêu cầu Mỹ phải ngừng hỗ trợ SDF ngay lập tức. Tạp chí Chính sách đối ngoại (The Foreign Policy) cho rằng việc hợp tác với dân quân người Kurd có thể khiến Washington mất đồng minh chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù Quân đội Syria bị căng trải trên các mặt trận Aleppo, Palmyra, Hama và Damascus, Tổng thống Bashar Assad vẫn rất quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Raqqa. Chuyên gia Veselov đề cập đến tuyên bố của tổng thống Assad về việc bắt đầu chiến dịch quân sự giải phóng Raqqa. Ông Assad tuyên bố: "Chúng tôi đang đến gần Raqqa. Quân đội của chúng tôi đã tới bờ sông Euphrates, gần Raqqa, thành trì của Daesh (nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáoS). Đó là lý do vì sao Raqqa sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi".
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ kình địch với SDF, chính phủ Syria cũng không sẵn sàng hợp tác với cả SDF lẫn Ankara trong chiến dịch tái chiếm Raqqa. Tình hình càng trầm trọng hơn khi Mỹ triển khai các lực lượng mặt đất tới khu vực gần Raqqa. Từ lâu, Washington đã tìm mọi cách buộc Tổng thống Assad từ chức.
Theo báo Washington Post, Lầu Năm Góc đang gửi một số đơn vị của Thủy quân lục chiến tới khu vực này cùng với 500 lính đặc nhiệm Mỹ đã hoạt động ở đó. Đáng chú ý, các đơn vị mới được trang bị vũ khí hạng nặng, trong đó có pháo M777 155mm, dự kiến sẽ hỗ trợ hỏa lực trong cuộc tấn công Raqqa.
Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói rằng giải phóng Raqqa sẽ không phải là một chiến dịch dễ dàng đối với liên minh quốc tế chống IS và sự phối hợp của tất cả các lực lượng tham chiến là rất quan trọng.
Phát ngôn viên Konashenkov nói tiếp: "Rõ ràng đối với bất kỳ chuyên gia quân sự, giải phóng Raqqa sẽ không phải là điều dễ dàng đối với liên minh quốc tế. Thành công của thành chiến dịch này sẽ phụ thuộc vào nhận thức và sự sẵn sàng phối hợp hành độngcủa tất cả các lực lượng chiến đấu chống khủng bố quốc tế ở Syria”.
Tướng Konashenkov nói thêm rằng quan điểm lạc quan của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian về chiến dịch Raqqa là thiên về cảm tính và “không liên quan đến thực tế và tình hình trên thực địa".

Vì sao Mỹ muốn đánh chiếm thành phố Raqqa?

(Kiến Thức) - Quân đội Syria và liên minh do Mỹ cầm đầu đang ráo riết chạy đua đánh chiếm thành phố Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS.

Để giành lại chủ quyền Syria, quân đội chính phủ muốn trở thành lực lượng đầu tiên đánh chiếm thành phố Raqqa, vốn được coi là "thủ phủ" của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Quân đội Syria chuẩn bị tiến đánh Raqqa

Phiến quân IS còn bám trụ ở “thủ phủ” Raqqa bao lâu?

(Kiến Thức) - Dưới sức ép của Quân đội Syria và SDF, phiến quân IS có thể phải từ bỏ “thủ phủ” Raqqa do tình trạng đào ngũ và xung đột nội bộ gia tăng.

Đó là nhận định của hãng phân tích tình báo Stratfor, còn được gọi là "cái bóng của CIA".
Mặc dù phiến quân IS đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở Trung Đông, nhiều rạn nứt mới đã xuất hiện trong tổ chức Hồi giáo cực đoan này.

SDF tổng tiến công đánh chiếm Raqqa từ tay IS

(Kiến Thức) - Đại diện Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) nói ngày 24/5, SDF đã phát động ba mũi giáp công đánh chiếm Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Cuộc tổng tấn công bắt đầu đồng thời từ ba hướng dưới sự chỉ huy của các đơn vị Ehrar Rakka và Liva Tahrir bao gồm cư dân Raqqa và là một bộ phận của SDF. Tham gia chiến dịch đánh chiếm Raqqa có đến 12.000 chiến binh SDF.
SDF tong tien cong danh chiem Raqqa tu tay IS
 Các chiến binh người Kurd trên đường tiến dánh phiến quân IS. Ảnh zerofiltered.com 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.