Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm, không kèm chứng quyền, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và thoả mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của LienVietPostBank theo quy định hiện hành.
Trái phiếu này được phát hành ra công chúng LienVietPostBank năm 2020 có mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, với mã trái phiếu là LPB7Y202002, kỳ hạn 7 năm. Trái phiếu LPB7Y202002 được phát hành vào ngày 23/12/2020 với tổng khối lượng trái phiếu đang lưu hành là 435,72 tỷ đồng.
Ngày thực hiện quyền mua lại là tròn hai năm kể từ ngày phát hành 23/12/2022. Giá mua lại là 10 triệu đồng/trái phiếu.
LBP tiếp tục mua lại trái phiếu trước hạn. |
Nguồn tiền để mua lại trái phiếu là nguồn thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và nguồn vốn huy động khác, nguồn vốn tự tích luỹ, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của LienVietPostBank.
Từ đầu tháng 11 tới nay, LienVietPostBank đã công bố mua lại trái phiếu 181.428 LPB7Y202001 và 1.000 trái phiếu LPBH2123013. Chốt tháng 11, LienVietPostBank đã nâng số lượng mua trái phiếu này lên hơn 10.837 tỷ đồng tính từ đầu năm.
Trên thị trường, LienVietPostBank đứng thứ 3 trong số các nhà băng có khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn nhiều nhất. Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), 9 tháng đầu năm riêng khối tổ chức tín dụng đã ghi nhận một số ngân hàng thương mại có số dư trái phiếu mua lại trước hạn lớn như BIDV mua lại 12.672 tỷ đồng; VIB mua lại 8.800 tỷ; LienVietPostBank mua lại trước đó 8.000 tỷ; SHB là 5.450 tỷ; TPBank là 4.900 tỷ và OCB cũng mua lại 4.700 tỷ đồng…
Ngoài ra, theo thống kê của công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 9 tháng năm 2022, LienVietPostBank đã mua lại 8.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Tất cả các lô trái phiếu này được LienVietPostBank phát hành trong tháng 6 và tháng 7/2021 và được ngân hàng này mua lại sau 1 năm phát hành.
Hiện tại, LienVietPostBank cũng đang lưu hành tới 22 lô trái phiếu khác nhau với tổng giá trị 21.490 tỷ đồng.