Lịch sử thăng trầm của Li Băng và mối quan hệ với Syria

Lịch sử thăng trầm của Li Băng và mối quan hệ với Syria

(Kiến Thức) - Ít nhất 135 người thiệt mạng trong vụ nổ thảm họa ở Li Băng mới đây. Sự kiện này làm trầm trọng thêm tình hình vốn bất ổn ở Li Băng sau khi Syria rút toàn bộ quân khỏi nước này. Lực lượng Syria hiện diện ở Li Băng trong 29 năm.

 Vụ nổ thảm họa ở Li Băng ngày 4/8 làm rung chuyển thủ đô Beirut khiến ít nhất 135 người thiệt mạng, 5.000 người bị thương và hơn 300.000 người mất nhà cửa.
Vụ nổ thảm họa ở Li Băng ngày 4/8 làm rung chuyển thủ đô Beirut khiến ít nhất 135 người thiệt mạng, 5.000 người bị thương và hơn 300.000 người mất nhà cửa.
Theo các chuyên gia, vụ nổ thảm họa kho chứa 2.750 tấn phân bón tại thủ đô Beirut tạo ra sức công phá ngang 240 tấn thuốc nổ TNT. Do vậy, sự kiện tồi tệ này được cho là có thể gây ra khủng hoảng kinh tế và khiến Lebanon bị tê liệt.
Theo các chuyên gia, vụ nổ thảm họa kho chứa 2.750 tấn phân bón tại thủ đô Beirut tạo ra sức công phá ngang 240 tấn thuốc nổ TNT. Do vậy, sự kiện tồi tệ này được cho là có thể gây ra khủng hoảng kinh tế và khiến Lebanon bị tê liệt.
Trước thảm kịch này, Li Băng vốn ở trong tình trạng bất ổn do bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu và những cuộc xung đột trong khu vực. Trong số này có việc quân đội nước láng giềng Syria có mặt tại quốc gia này trong 29 năm.
Trước thảm kịch này, Li Băng vốn ở trong tình trạng bất ổn do bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu và những cuộc xung đột trong khu vực. Trong số này có việc quân đội nước láng giềng Syria có mặt tại quốc gia này trong 29 năm.
Cụ thể, Li Băng trải qua cuộc nội chiến đẫm máu từ năm 1975 - 1990. Sự kiện này khiến 120.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người phải rời bỏ đất nước để tìm nơi bình yên xây dựng cuộc sống mới.
Cụ thể, Li Băng trải qua cuộc nội chiến đẫm máu từ năm 1975 - 1990. Sự kiện này khiến 120.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người phải rời bỏ đất nước để tìm nơi bình yên xây dựng cuộc sống mới.
Trong bối cảnh đó, Syria là nước láng giềng nằm ở phía đông Li Băng có ảnh hưởng lớn tới chính trị nội bộ và các sự kiện lịch sử của Li Băng.
Trong bối cảnh đó, Syria là nước láng giềng nằm ở phía đông Li Băng có ảnh hưởng lớn tới chính trị nội bộ và các sự kiện lịch sử của Li Băng.
Vào năm 1976, những binh sĩ Syria đầu tiên đã tới Li Băng khi Syria được một trong các bên tham gia nội chiến của Li Băng yêu cầu can thiệp.
Vào năm 1976, những binh sĩ Syria đầu tiên đã tới Li Băng khi Syria được một trong các bên tham gia nội chiến của Li Băng yêu cầu can thiệp.
Kể từ đó đó, quân đội Syria hiện diện tại Li Băng trong gần 3 thập kỷ. Phải tới năm 2005, lực lượng Syria mới rút quân toàn bộ.
Kể từ đó đó, quân đội Syria hiện diện tại Li Băng trong gần 3 thập kỷ. Phải tới năm 2005, lực lượng Syria mới rút quân toàn bộ.
Động thái này diễn ra sau khi Syria và Li Băng thực hiện hiệp định Taef và nghị quyết 1559 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Động thái này diễn ra sau khi Syria và Li Băng thực hiện hiệp định Taef và nghị quyết 1559 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Hiệp định Taef năm 1989 kết thúc cuộc nội chiến ở Li Băng đã kêu gọi Syria rút quân khỏi Li Băng theo giai đoạn.
Hiệp định Taef năm 1989 kết thúc cuộc nội chiến ở Li Băng đã kêu gọi Syria rút quân khỏi Li Băng theo giai đoạn.
Trong khi đó, nghị quyết 1559 được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua năm 2004 kêu gọi Syria rút toàn bộ binh lính và các nhân viên tình báo ra khỏi Li Băng.
Trong khi đó, nghị quyết 1559 được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua năm 2004 kêu gọi Syria rút toàn bộ binh lính và các nhân viên tình báo ra khỏi Li Băng.
Dù đã rút quân, Syria vẫn có ảnh hưởng lớn tới chính trị nội bộ và các sự kiện lịch sử tại Li Băng. Năm 2013, lực lượng vũ trang Hezbollah - tổ chức dân quân của người Shi'a - của Li Băng tuyên bố chiến đấu sát cánh cùng chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại phe nổi dậy. Theo đó, Hezbollah đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở quốc gia láng giềng Syria.
Dù đã rút quân, Syria vẫn có ảnh hưởng lớn tới chính trị nội bộ và các sự kiện lịch sử tại Li Băng. Năm 2013, lực lượng vũ trang Hezbollah - tổ chức dân quân của người Shi'a - của Li Băng tuyên bố chiến đấu sát cánh cùng chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại phe nổi dậy. Theo đó, Hezbollah đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở quốc gia láng giềng Syria.
Tuy nhiên, động thái này cũng khiến Li Băng đối mặt với các lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng tới nguồn tài chính của Li Băng. Không những vậy, cuộc xung đột tại Syria còn lan sang Li Băng. Tác động lớn nhất của sự kiện này là khoảng 1,5 triệu người tị nạn sang Li Băng. Điều này khiến Li Băng đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Tuy nhiên, động thái này cũng khiến Li Băng đối mặt với các lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng tới nguồn tài chính của Li Băng. Không những vậy, cuộc xung đột tại Syria còn lan sang Li Băng. Tác động lớn nhất của sự kiện này là khoảng 1,5 triệu người tị nạn sang Li Băng. Điều này khiến Li Băng đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Mời độc giả xem video: Những giả thuyết xung quanh vụ nổ tại Beirut, Li Băng. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.