Lịch sử hàng nghìn năm đẫm máu của “vùng đất thánh” Jerusalem

Lịch sử hàng nghìn năm đẫm máu của “vùng đất thánh” Jerusalem

(Kiến Thức) - Được thành lập từ hàng nghìn năm trước Công nguyên (TCN), thành phố Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của 3 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Được thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN,  thành phố Jerusalem từng hai lần bị phá hủy hoàn toàn trong 23 lần bị vây hãm bởi các thế lực muốn chiếm giữ vùng đất thánh này. Ngoài ra nó còn bị tấn công 52 lần và bị chiếm đi chiếm lại 44 lần. Ảnh: Wikipedia.
Được thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, thành phố Jerusalem từng hai lần bị phá hủy hoàn toàn trong 23 lần bị vây hãm bởi các thế lực muốn chiếm giữ vùng đất thánh này. Ngoài ra nó còn bị tấn công 52 lần và bị chiếm đi chiếm lại 44 lần. Ảnh: Wikipedia.
Theo truyền thuyết Do Thái, Vua David đã chinh phục thành phố này từ người Jebusite. Dựa trên những đồ khảo cổ học được tìm thấy, giới khoa học cho rằng sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Ảnh: Wikipedia.
Theo truyền thuyết Do Thái, Vua David đã chinh phục thành phố này từ người Jebusite. Dựa trên những đồ khảo cổ học được tìm thấy, giới khoa học cho rằng sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Ảnh: Wikipedia.
Thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập bởi người Canaanite và trở thành thủ đô các vương quốc và thực thể: Vương quốc Israel thống nhất, Vương quốc Judah và Judea trong thời kỳ Đền thờ Thứ nhất và thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Ảnh: Flickr.
Thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập bởi người Canaanite và trở thành thủ đô các vương quốc và thực thể: Vương quốc Israel thống nhất, Vương quốc Judah và Judea trong thời kỳ Đền thờ Thứ nhất và thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Ảnh: Flickr.
Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là thủ phủ của Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Được biết, Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.
Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là thủ phủ của Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Được biết, Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.
Ngày 14/5/1948, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập Nhà nước Israel của người Do Thái. Ảnh: Flickr.
Ngày 14/5/1948, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập Nhà nước Israel của người Do Thái. Ảnh: Flickr.
Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Ma-rốc, Ả Rập Xê Út và Sudan phát động chiến tranh, tấn công Israel. Ảnh: Flick.
Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Ma-rốc, Ả Rập Xê Út và Sudan phát động chiến tranh, tấn công Israel. Ảnh: Flick.
Sau cuộc giao tranh kéo dài suốt một năm, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia cắt làm hai khu vực. Theo đó, Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel, còn Ai Cập nắm quyền kiểm soát Dải Gaza. Ảnh: Wikipedia.
Sau cuộc giao tranh kéo dài suốt một năm, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia cắt làm hai khu vực. Theo đó, Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel, còn Ai Cập nắm quyền kiểm soát Dải Gaza. Ảnh: Wikipedia.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel bất ngờ tấn công các nước Ả Rập, chiếm lại Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Ảnh: Wikpedia.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel bất ngờ tấn công các nước Ả Rập, chiếm lại Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Ảnh: Wikpedia.
Sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, Israel tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ. Năm 2014, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố "Jerusalem sẽ không bao giờ bị chia cắt". Ảnh: Flickr.
Sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, Israel tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ. Năm 2014, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố "Jerusalem sẽ không bao giờ bị chia cắt". Ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Ảnh: Flickr.
Hiện, khoảng 20 vạn người Palestine vẫn đang sinh sống ở Đông Jerusalem với hy vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của Nhà nước Palestine độc lập. Ảnh: Flickr.
Hiện, khoảng 20 vạn người Palestine vẫn đang sinh sống ở Đông Jerusalem với hy vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của Nhà nước Palestine độc lập. Ảnh: Flickr.
Vùng đất thánh Jerusalem hiện nay là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và Palestine. Ảnh: Flickr.
Vùng đất thánh Jerusalem hiện nay là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và Palestine. Ảnh: Flickr.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Donal Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel (Nguồn: Vietnam Plus)

GALLERY MỚI NHẤT