Lê Thiết Cương “dịch Kiều” sang hội họa đầy hấp dẫn

Lê Thiết Cương “dịch Kiều” sang hội họa đầy hấp dẫn

"Truyện Kiều – Nguyễn Du/Lê Thiết Cương – 24 tranh" đã “phổ họa” vào Kiều theo phong cách tối giản với chất liệu bột màu trên vải màn bồi giấy dó.

Cuốn sách  Truyện Kiều – Nguyễn Du/Lê Thiết Cương – 24 tranh là một dự án đặc biệt sau bao năm ấp ủ của họa sĩ Lê Thiết Cương. Có thể nói đây là cuốn Truyện Kiều có nhiều phụ bản mầu nhất của một họa sĩ từ trước đến nay.
Cuốn sách Truyện Kiều – Nguyễn Du/Lê Thiết Cương – 24 tranh là một dự án đặc biệt sau bao năm ấp ủ của họa sĩ Lê Thiết Cương. Có thể nói đây là cuốn Truyện Kiều có nhiều phụ bản mầu nhất của một họa sĩ từ trước đến nay.
Với Truyện Kiều – Nguyễn Du/Lê Thiết Cương – 24 tranh, họa sĩ Lê Thiết Cương đã tìm cho mình cách“phổ họa” vào Kiều theo phong cách tối giản với chất liệu bột màu trên vải màn bồi giấy dó. Ảnh: Anh Thư.
Với Truyện Kiều – Nguyễn Du/Lê Thiết Cương – 24 tranh, họa sĩ Lê Thiết Cương đã tìm cho mình cách“phổ họa” vào Kiều theo phong cách tối giản với chất liệu bột màu trên vải màn bồi giấy dó. Ảnh: Anh Thư.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, vẽ Kiều là dịch Kiều từ thơ sang hội họa, là phổ họa vào Kiều như phổ nhạc một bài thơ, như Kiều ca của nhạc sỹ Phạm Duy, opera Kiều của Trần Quảng Nam... Còn với Lê Thiết Cương, những bức tranh là văn bản thứ hai của “Truyện Kiều”.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, vẽ Kiều là dịch Kiều từ thơ sang hội họa, là phổ họa vào Kiều như phổ nhạc một bài thơ, như Kiều ca của nhạc sỹ Phạm Duy, opera Kiều của Trần Quảng Nam... Còn với Lê Thiết Cương, những bức tranh là văn bản thứ hai của “Truyện Kiều”.
Cuốn sách có hai phần. Phần đầu là 24 bức tranh được Lê Thiết Cương vẽ trên cảm hứng từ những câu Kiều kèm theo là những dẫn giải của họa sĩ như một cách trò chuyện gợi ý để độc giả khám phá thêm vẻ đẹp của Truyện Kiều. Ảnh: Minh Thu.
Cuốn sách có hai phần. Phần đầu là 24 bức tranh được Lê Thiết Cương vẽ trên cảm hứng từ những câu Kiều kèm theo là những dẫn giải của họa sĩ như một cách trò chuyện gợi ý để độc giả khám phá thêm vẻ đẹp của Truyện Kiều. Ảnh: Minh Thu.
Phần thứ hai là toàn bộ nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du theo bản in Nguyễn Du – Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, ấn bản đầu do Vĩnh Hưng Long in năm 1925. Ảnh: Anh Thư.
Phần thứ hai là toàn bộ nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du theo bản in Nguyễn Du – Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, ấn bản đầu do Vĩnh Hưng Long in năm 1925. Ảnh: Anh Thư.
Họa sỹ Lê Thiết Cương cho hay, khó vẽ nhất là những câu tả ý, tả tâm trạng, tả tình. Nghệ sỹ chọn cách vẽ ước lệ, tối giản cho Kiều. Ảnh: Anh Thư.
Họa sỹ Lê Thiết Cương cho hay, khó vẽ nhất là những câu tả ý, tả tâm trạng, tả tình. Nghệ sỹ chọn cách vẽ ước lệ, tối giản cho Kiều. Ảnh: Anh Thư.
Nhà thơ, nhà phê bình Thụy Kha đánh giá, tác phẩm không phải là những bức minh họa cho thơ Nguyễn Du mà là những bức tranh có đời sống riêng. Minh họa chỉ tả cảnh, tả thơ còn tranh của Lê Thiết Cương tả ý, tả tình. Mỗi bức là suy tưởng, chiêm nghiệm của bản thân nghệ sỹ. Ảnh: Anh Thư.
Nhà thơ, nhà phê bình Thụy Kha đánh giá, tác phẩm không phải là những bức minh họa cho thơ Nguyễn Du mà là những bức tranh có đời sống riêng. Minh họa chỉ tả cảnh, tả thơ còn tranh của Lê Thiết Cương tả ý, tả tình. Mỗi bức là suy tưởng, chiêm nghiệm của bản thân nghệ sỹ. Ảnh: Anh Thư.
Trong dịp ra mắt sách, công chúng cũng đã được chiêm ngưỡng những cuốn sách Kiều quý hiếm của nhà sưu tập.
Trong dịp ra mắt sách, công chúng cũng đã được chiêm ngưỡng những cuốn sách Kiều quý hiếm của nhà sưu tập.
Đó là cuốn sách Kiều quí hiếm của nhà sưu tập Nguyễn Duy Cường (Sách Vipen): Truyện Kiều bản đặc biệt số 0–bản Nôm Hoàng gia triều Nguyễn lưu tại Thư viện Anh quốc là bản truyện Kiều Nôm được minh họa đầu tiên tại Việt Nam ngay sau khi Nguyễn Du mất; Truyện Kiều dẫn giải của Hồ Đắc Đàm, tu nghiệp tại Quốc Tử Giám, xuất bản năm 1929 tại Huế... Ảnh: Anh Thư.
Đó là cuốn sách Kiều quí hiếm của nhà sưu tập Nguyễn Duy Cường (Sách Vipen): Truyện Kiều bản đặc biệt số 0–bản Nôm Hoàng gia triều Nguyễn lưu tại Thư viện Anh quốc là bản truyện Kiều Nôm được minh họa đầu tiên tại Việt Nam ngay sau khi Nguyễn Du mất; Truyện Kiều dẫn giải của Hồ Đắc Đàm, tu nghiệp tại Quốc Tử Giám, xuất bản năm 1929 tại Huế... Ảnh: Anh Thư.
Mời quý độc giả xem video "Họa sĩ Việt vẽ tranh cổ động phòng, chống dịch Covid-19". Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.