Lễ hội Phài Lừa thờ thần rắn- nét văn hóa của bà con Bình Gia

Tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, có một lễ hội cứ 3 năm mới tổ chức một lần vào năm nhuận, đúng ngày 4/4 âm lịch. Đó chính là Phài Lừa.

Lễ hội Phài Lừa thờ thần rắn- nét văn hóa của bà con Bình Gia

Huyền tích về chàng rắn đại chiến thuồng luồng

"Phài" nghĩa là "chèo", "Lừa" nghĩa là "bè" - "Phài Lừa" nghĩa là Lễ hội "Chèo bè". Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào các trò chơi dân gian gắn với vùng sông nước như: Đua bè, lặn bắt chân vịt, thi bơi...; được đắm chìm trong những làn điệu sli, lượn mượt mà của những đôi nam thanh nữ tú. Đặc biệt, được lắng nghe một truyền thuyết có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là nguồn cội của Lễ hội.

Chuyện kể rằng, ngày xưa tại bến đò sông Văn Mịch, có đôi vợ chồng nghèo sống bằng nghề đánh bắt cá, vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn. Gần 40 tuổi, hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con, buồn không tả xiết.

Một hôm, bà vợ nằm mơ trên đường về nhà ngoại thì bị sét đánh vào mạng sườn, không bao lâu sau thì mang thai. Trong một lần đánh cá, 2 vợ chồng vô tình vớt được một quả trứng, ở đầu có một chấm rất đỏ.

Thấy lạ, ông bà đem về ấp thử, thời gian sau trứng nở ra con rắn có mào đỏ. Vì chưa có con, ông bà người đánh cá nhận rắn làm con. Sau này, bà vợ đã sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh.

Le hoi Phai Lua tho than ran- net van hoa cua ba con Binh Gia
Chứng Nhận lễ hội Phài Lừa là di sản phi vật thể quốc gia ảnh A Tam.

Một hôm, hai anh em rủ nhau ra sông tắm, rắn bơi giỏi và khỏe hơn nên bơi ra xa, còn người em do sức khỏe yếu hơn nên chỉ nghịch nước gần bờ, chẳng may hôm đó người em bị thuồng luồng bắt mất. Lòng yêu thương em và căm hận lũ thuồng luồng độc ác, rắn đã tung mình xuống sông, vặn mình ba lần rồi tìm đến hang ổ tiêu diệt lũ thuồng luồng để trả thù cho em và trừ họa cho dân làng.

Diệt hết thuồng luồng, rắn trở về nhà từ biệt cha mẹ và hẹn cứ 3 năm sẽ về thăm cha mẹ một lần, rồi theo dòng sông bơi về hướng Kỳ Cùng và sống tại đó...

Để luôn ghi nhớ công ơn, sự dũng cảm tiêu diệt kẻ ác của rắn, bà con ven sông Văn Mịch đã lập miếu thờ vợ chồng người đánh cá và chàng Rắn bên cây đa Pác Lọ Đảng.

Le hoi Phai Lua tho than ran- net van hoa cua ba con Binh Gia-Hinh-2
Bà con tham gia lễ hội bên khúc sông có sự tích chàng rắn. Ảnh: A Tam

Cũng từ đó, ngày 4/4 âm lịch của năm nhuận (ngày thần rắn trườn xuống sông để tiêu diệt thuồng luồng), bà con nhân dân vùng sông nước Văn Mịch tổ chức Lễ hội Phài Lừa để chào đón chàng Rắn trở về thăm cha mẹ, quê hương.

Năm 2018, Lễ hội Phài Lừa đã được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.

Nét văn hoá của bà con Bình Gia

Lễ hội gồm 2 phần: Lễ và Hội. Phần lễ, thầy mo sẽ đại diện cho 3 dòng họ cai quản Đình là dòng họ Vi, Đỗ, Nông, bà con nhân dân quanh vùng làm lễ cúng Đình Ông, Đình Bà và chàng Rắn, cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, sông nước nhiều tôm cá, cuộc sống ấm no.

Mâm lễ được làm từ các sản vật địa phương như: Lợn quay, gà, mâm xôi cẩm, xôi gấc, bánh dày, bánh ngải, chai rượu, hoa quả, bánh kẹo…. mang nét đặc trưng rất riêng của văn hóa ẩm thực Lạng Sơn nói chung, bà con các dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia nói riêng.

Phần hội, đặc sắc nhất là cuộc tranh tài thi Phài Lừa (còn gọi là đua bè mảng, thi lặn, lặn bắt chân vịt, thi bơi sải) của các chàng trai đến từ các thôn, bản trong xã. Đây là các phần thi đòi hỏi vận động viên phải có sự dẻo dai, bền bỉ, là người có nhiều kinh nghiệm sông nước.

Trước khi lễ hội diễn ra, mỗi thôn, bản đã phải tiến hành làm bè, cho các vận động viên luyện tập để hiểu, kết hợp ăn ý trong quá trình thi đấu.

Le hoi Phai Lua tho than ran- net van hoa cua ba con Binh Gia-Hinh-3

Hát giao duyên sli của đồng bào đi hội. Ảnh: A Tam

Ngày mở hội, mỗi đội gồm 3 vận động viên phải vượt qua 3 vòng trên khúc sông dài 1.000m. Đặc biệt, trước khi về đích, mỗi bè phải lật 3 vòng trước đình thờ thần Rắn, tái hiện hình ảnh chàng Rắn đang oằn mình đánh lại lũ thuồng luồng gian ác và uốn mình 3 vòng trên sông để từ biệt cha mẹ, dân làng.

Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hồng Phong, Hoàng Anh Trịnh chia sẻ: Có một giai đoạn, hội Phài Lừa đã bị thất truyền và không được tổ chức. Song, nhận thấy ý nghĩa nhân văn trong câu chuyện truyền thuyết gắn với lễ hội có ý nghĩa giáo dục truyền thống, tư tưởng với mọi thế hệ, từ năm 2003, xã Hồng Phong đã phục dựng và tổ chức thành công lễ hội.

Qua mỗi kỳ tổ chức, người dân trẩy hội lại đông hơn trước, cho thấy sức lan tỏa của Lễ hội đến du khách thập phương. Điều gì đã làm nên sức hút của Phài Lừa?

Có lẽ, đó chính là không gian yên ả của vùng quê thanh bình Hồng Phong, nơi người ta có thể gác lại những lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày, để đắm mình trong những câu hát đối đáp, giao duyên mượt mà, sâu lắng.

Và nhất là văn hóa ẩm thực bản địa với hàng trăm con lợn quay thơm nức được quay thủ công, bày bán dọc phố cùng những chén rượu men lá thơm nồng, những gánh hàng rong đầy ắp sản vật địa phương… cùng sự chân thành, giản dị, mộc mạc nhưng đầy nhiệt tình, hiếu khách của bà con nơi đây.

Le hoi Phai Lua tho than ran- net van hoa cua ba con Binh Gia-Hinh-4

Thi đấu thế thao trong lễ hội Phài Lừa. Ảnh: A Tam

Ông Lèo Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia cho biết: Năm nay, Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 22 - 23/5 (mùng 4-5/4 âm lịch), tại Khu đình Pác Lọ Đảng, thôn Văn Mịch, xã Hồng Phong.

Với hàng loạt hoạt động, gồm: Trưng bày, giới thiệu nét đẹp văn hóa, sản phẩm nông, lâm nghiệp địa phương; đua bè mảng; thi bơi, lặn bắt vịt, các trò chơi dân gian như đánh chắt, đánh cù, ô ăn quan…

Đêm giao lưu văn nghệ giữa các thôn, cơ quan, đơn vị, trường học; thi tìm hiểu di sản địa chất và lễ hội Phài Lừa dành cho 19 đội đến từ 19 xã, thị trấn…

Sau 3 năm dịch Covid-19, hội Phài Lừa chính thức mở lại sẽ thu hút hàng vạn du khách và đông đảo bà con nhân dân địa phương tham gia.

Tiết lộ lý do vì sao lại có năm nhuận

Cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, người ta gọi đó là năm nhuận. Chu kỳ xoay quanh Mặt trời của Trái đất giải thích về sự xuất hiện của ngày dư.

Tiết lộ lý do vì sao lại có năm nhuận
Video: Tại sao lại có năm nhuận?:

Sự thực về quái vật thuồng luồng trong truyện cổ

Theo dân gian quái vật thuồng luồng là loài thủy quái khổng lồ, hung dữ và chuyên ăn thịt người, là nỗi khiếp sợ của người dân vùng sông nước.

Sự thực về quái vật thuồng luồng trong truyện cổ

Thuồng luồng là con gì?

Quái vật thuồng luồng trong truyện cổ thực chất là con vật gì?

Theo dân gian thuồng luồng là loài thủy quái khổng lồ, hung dữ và chuyên ăn thịt người, là nỗi khiếp sợ của người dân vùng sông nước.

Quái vật thuồng luồng trong truyện cổ thực chất là con vật gì?
Thuồng luồng là con gì?

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.