Lầu Năm Góc “sốc” với tốc độ hiện đại hóa Không quân Nga

(Kiến Thức) - Với ngân sách mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ USD nhưng Không quân Mỹ vẫn đang cảm thấy hụt hơi trước sức ép từ Không quân Nga.

Lầu Năm Góc “sốc” với tốc độ hiện đại hóa Không quân Nga
Theo hãng tin thông tấn Sputnik, tốc độ hiện đại hóa của Không quân Nga hiện tại đang gây sức ép rất lớn đối với Lầu Năm Góc. Chính vì vậy các tướng lĩnh của Washington đang tìm cách khôi phục lại chương trình phát triển máy bay tiêm kích chiến thuật tiên tiến (ATF) của Không quân Mỹ nhằm tạo ra thêm nhiều hơn nữa những dòng tiêm kích hiện đại như F-22 Raptor.
Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Phó tư lệnh Không quân Mỹ - Trung tướng James Holmes đã đề xuất một kế hoạch phát triển mới dành cho ATF. Ông này cũng cho rằng Lầu Năm Góc hiện tại vẫn đang quá lạc quan khi chưa đánh giá đúng về các mối đe dọa từ các quốc gia thù địch trong tương lai gần và một kế hoạch mới dành cho ATF là cần thiết.
Lau Nam Goc “soc” voi toc do hien dai hoa Khong quan Nga
Không quân Mỹ đang muốn tái khởi động lại chương trình ATF vì lo ngại mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.
Cũng theo trung tướng James Holmes phát biểu trong phiên điều trần, Không quân Mỹ đang nhìn thấy sự phát triển vượt quá nhiều so với dự đoán từ Nga và Trung Quốc trong chương trình phát triển các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Được biết hiện tại Không quân Mỹ chỉ sở hữu khoảng 187 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2011. Và từ đó cho đến nay Lầu Năm Góc chưa hề đặt mua lại bất cứ chiếc F-22 nào nhưng cơ quan này hiện nay chỉ đang xem xét tới khả năng nâng cấp những chiếc F-22 hiện có.
Trái ngược hoàn toàn so với Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh cho tới nay, Không quân Nga đã giới thiệu và đưa vào trang bị hàng loạt mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới kể cả các dòng máy bay huấn luyện như Yakovlev Yak-130, tiêm kích bom Su-34, tiêm kích đa năng Su-35S.
Bên cạnh đó hiện nay Nga cũng đang hoàn tất chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50. Dự kiến, Không quân Nga đưa vào trang bị những chiếc T-50 đầu tiên vào cuối năm nay hoặc chậm nhất là vào đầu năm 2017. Sukhoi T-50 sẽ là dòng máy bay chiến đấu thay thế cho các dòng tiêm kích lỗi thời của Nga hiện tại như MiG-29 hay Su-27.
Hiện tại Tổng công ty chế tạo máy bay MiG của Nga cũng đang phát triển một dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 5 nhằm lấp đầy chỗ trống giữa các dòng máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng của Không quân Nga.

Tàu săn ngầm không người lái của Mỹ thành hiện thực

(Kiến Thức) - Mỹ đã bỏ Nga trở lại phía sau trong việc phát triển tàu săn ngầm không người lái cỡ lớn, với sản phẩm Sea Hunter hay còn gọi là ACTUV.

Tàu săn ngầm không người lái của Mỹ thành hiện thực
Ý tưởng của Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc (Defense Advanced Research Projects Agency/DARPA) để chế tạo một con tàu không người lái có tầm hoạt động dài để săn và theo dõi các tàu ngầm đã trở thành hiện thực. 
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên của tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter (Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmaned Vessel) đã được tiết lộ.

Lầu Năm Góc quyết bỏ động cơ Nga trên tên lửa Mỹ

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định chi 536 triệu USD cho dự án phát triển động cơ tên lửa đẩy AR1 thay thế loại RD-180 mua của Nga.

Lầu Năm Góc quyết bỏ động cơ Nga trên tên lửa Mỹ
Kênh TASS của Nga dẫn thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ vào đầu tuần này cho hay, Lầu Năm Góc vừa ký kết một hợp đồng mới với các công ty công nghệ Aerojet Rocketdyne và United Launch Services (ULA) nhằm phát triển động cơ thế mới để thay thế cho mẫu động cơ tên lửa đẩy RD-180 của Nga mà Mỹ không thể thay thế trong suốt thời gian qua.
Được biết, Không quân Mỹ đã chọn mẫu động cơ đẩy AR1 do Aerojet Rocketdyne phát triển sau một cuộc đấu thầu động cơ tên lửa đẩy mới, Aerojet Rocketdyne cũng là một trong những công ty con thuộc hãng công nghệ hàng không vũ trụ Aerojet Rocketdyne Holdings có trụ sở tại tiểu bang Alabama, Mỹ.

Mê mẩn cảnh chiến đấu cơ đâm thủng bức tường âm thanh

(Kiến Thức) - Khi máy bay chiến đấu đạt đến tốc độ siêu âm thường xảy ra hiện tượng khí động học đặc biệt được gọi là bức tường âm thanh.

Mê mẩn cảnh chiến đấu cơ đâm thủng bức tường âm thanh
Me man canh chien dau co dam thung buc tuong am thanh
 Bức tường âm thanh là một thuật ngữ phổ biến trong ngành hàng không để chỉ sự gia tăng đột ngột lực kéo khí động học và các hiệu ứng khác khi máy bay đạt đến tốc độ âm thanh ( khoảng 343 m/s). Trong ảnh, tiêm kích F/A-18C thuộc phi đội 113 hoạt động trên tàu sân bay USS Carl Vinson vượt qua bức tường âm thanh.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.