Lầu Năm Góc quyết bỏ động cơ Nga trên tên lửa Mỹ

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định chi 536 triệu USD cho dự án phát triển động cơ tên lửa đẩy AR1 thay thế loại RD-180 mua của Nga.

Lầu Năm Góc quyết bỏ động cơ Nga trên tên lửa Mỹ
Kênh TASS của Nga dẫn thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ vào đầu tuần này cho hay, Lầu Năm Góc vừa ký kết một hợp đồng mới với các công ty công nghệ Aerojet Rocketdyne và United Launch Services (ULA) nhằm phát triển động cơ thế mới để thay thế cho mẫu động cơ tên lửa đẩy RD-180 của Nga mà Mỹ không thể thay thế trong suốt thời gian qua.
Được biết, Không quân Mỹ đã chọn mẫu động cơ đẩy AR1 do Aerojet Rocketdyne phát triển sau một cuộc đấu thầu động cơ tên lửa đẩy mới, Aerojet Rocketdyne cũng là một trong những công ty con thuộc hãng công nghệ hàng không vũ trụ Aerojet Rocketdyne Holdings có trụ sở tại tiểu bang Alabama, Mỹ.
Thông tin mẫu động cơ tên lửa đẩy AR1 được Bộ Quốc phòng Mỹ lựa chọn cũng mới được Aerojet Rocketdyne đăng tải trên website chính thức của công ty này. Và mẫu thiết kế này có thể tương thích với mọi loại bệ phóng hay tên lửa đẩy mà Mỹ sử dụng trong tương lai.
Lau Nam Goc quyet bo dong co Nga tren ten lua My
Chương trình không gian của Mỹ hiện nay quá phụ thuộc vào động cơ đẩy RD-180 từ Nga và Washington thì không thích điều đó.
Động cơ tên lửa đẩy AR1 được thiết kế để Mỹ giảm bớt sự phụ thuộc vào động cơ RD-180 mà nước này phải mua từ Nga trong suốt thời gian qua, thậm chí Lầu Năm Góc còn xem việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ.
RD-180 được Mỹ trang bị cho mẫu tên lửa đẩy Atlas V phục vụ cho các mục đích quân sự lẫn dân sự của nước này trên không gian. Việc để Nga nắm được thóp của mình khiến Washington cảm thấy không hề dễ chịu. Theo thiết kế được Aerojet Rocketdyne công bố, AR1 có lực đẩy có thể lên đến 500.000 lbf và sử dụng nhiên liệu lỏng.
Theo công ty này, việc chế tạo và cho ra mắt nguyên mẫu AR1 đầu tiên dự kiến sẽ vào cuối năm 2019, Không quân Mỹ dự tính sẽ chi cho Aerojet Rocketdyne 115,3 triệu USD cho chi phí phát triển AR1 ban đầu và với ULA là 57,7 triệu USD với vai trò nhà thầu phụ. Tổng mức kinh phí cho toàn bộ dự án này ước tính đạt 536 triệu USD, trong đó sẽ có khoảng 268 triệu USD là dành cho Aerojet Rocketdyne và các nhà thầu phụ.
Jim Simpson – Phó chủ tịch phụ trách bộ phận phát triển chiến lược của Aerojet Rocketdyne cho rằng, việc đưa vào trang bị động cơ AR1 sẽ là thành tựu mới của ngành công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ cũng như khôi phục lại niềm tự nào dân tộc của nước này và giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Tên lửa đạn đạo DF-21C Trung Quốc lần đầu lộ mặt

(Kiến Thức) - Hình ảnh tên lửa đạn đạo DF-21C có tầm bắn đến 1.700km cùng khả năng tấn công chính xác cao mới được Quân đội Trung Quốc cho lộ mặt

Tên lửa đạn đạo DF-21C Trung Quốc lần đầu lộ mặt
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, trong một đoạn phóng sự do Quân đội Trung Quốc thực hiện vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay, Bắc Kinh đã lần đầu tiên tiết lộ hình ảnh về tên lửa đạn đạo DF-21C do Tập đoàn khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) phát triển và chế tạo được giới thiệu từ năm 2006.
Tuy nhiên sau đó giới truyền thống Trung Quốc vào giữa tháng 2 lại cho biết rằng phóng sự trên là hình ảnh ghi lại đợt diễn tập của một đơn vị tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và điều này hoàn toàn khó có thể xác minh được khi cả DF-21D và DF-21C đều có thiết kế gần như tương đồng.

Thiết giáp BTR-60PB Việt Nam có thể thành “sát thủ phòng không”

(Kiến Thức) - Gói nâng cấp Kolchan có thể biến xe thiết giáp BTR-60PB mà Việt Nam đang sử dụng trở thành sát thủ phòng không tầm thấp. 

Thiết giáp BTR-60PB Việt Nam có thể thành “sát thủ phòng không”
Thiet giap BTR-60PB Viet Nam co the thanh “sat thu phong khong”
 Xe thiết giáp BTR-60PB là một trong những phương tiện chở quân chủ lực của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam. Ngoài vai trò chở quân trên chiến trường, BTR-60PB có thể làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực hạn chế khi cần. Đáng lưu ý, hiện nay trên thế giới mà cụ thể là ở Nga – nơi sản sinh BTR-60PB còn phát triển thêm phiên bản phòng không dựa trên khung gầm loại xe bọc thép này. Đó cũng là khả năng mà Việt Nam có thể tham khảo khi cần hệ thống phòng không tầm thấp chi phí rẻ, cơ động cao. 

Ngạc nhiên hình dạng khác tổ hợp Pantsir-S1 danh tiếng

(Kiến Thức) - Hóa ra tổ hợp phòng không Pantsir-S1 danh tiếng của Nga cũng được phát triển trên khung gầm bánh xích ngoài loại bánh lốp. 

Ngạc nhiên hình dạng khác tổ hợp Pantsir-S1 danh tiếng
Ngac nhien hinh dang khac to hop Pantsir-S1 danh tieng
Bên cạnh loại Pantsir-S1 triển khai trên xe bánh lốp KAMAZ 6530, BAZ 6909, MZKT-7930, hóa ra tổ hợp phòng không Pantsir-S1 còn được phát triển trên khung gầm xe bánh xích GM-352M1E do công ty ô tô Minsk Belarus sản xuất. Tuy nhiên, phiên bản này hiện tại vẫn chưa được Quân đội Nga đưa vào sử dụng mà mới chỉ ở mức độ thử nghiệm.  

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.