Tên lửa đạn đạo DF-21C Trung Quốc lần đầu lộ mặt

(Kiến Thức) - Hình ảnh tên lửa đạn đạo DF-21C có tầm bắn đến 1.700km cùng khả năng tấn công chính xác cao mới được Quân đội Trung Quốc cho lộ mặt

Tên lửa đạn đạo DF-21C Trung Quốc lần đầu lộ mặt
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, trong một đoạn phóng sự do Quân đội Trung Quốc thực hiện vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay, Bắc Kinh đã lần đầu tiên tiết lộ hình ảnh về tên lửa đạn đạo DF-21C do Tập đoàn khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) phát triển và chế tạo được giới thiệu từ năm 2006.
Tuy nhiên sau đó giới truyền thống Trung Quốc vào giữa tháng 2 lại cho biết rằng phóng sự trên là hình ảnh ghi lại đợt diễn tập của một đơn vị tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và điều này hoàn toàn khó có thể xác minh được khi cả DF-21D và DF-21C đều có thiết kế gần như tương đồng.
Ten lua dan dao DF-21C Trung Quoc lan dau lo mat
 Hình ảnh được cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C của Trung Quốc.
Cả hai tổ hợp tên lửa đạn đạo di động này của Trung Quốc đều sử dụng khung gầm đặc chủng hạng nặng Sanjiang và thiết kế bên ngoài của chúng rất khó để phân biệt. Nhưng trong đoạn phóng sự do Quân đội Trung Quốc công bố thì thiết kế ống phóng di động của tổ hợp tên lửa đạn đạo được cho là DF-21D lại khác so với hình ảnh tổ hợp tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 xuất hiện tại lễ duyệt binh của Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái.
Dù được giới thiệu từ năm 2006 nhưng cho đến nay Quân đội Trung Quốc chưa hề công bố bất cứ hình ảnh nào về DF-21C. Ty nhiên về thiết kế cơ bản nó là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung với tầm bắn lên đến 1.700km với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có độ chính xác có thể so sánh với tên lửa hành trình.
Trong khi đó tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ là vào năm 2010 với tầm bắn hiệu quả từ 1.400km đến 1.700km. 
Và theo Quân đội Mỹ, DF-21D là mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng di động trên mặt đất và chúng được trang bị hệ thống dẫn đường đa kệnh nhằm tăng khả năng tấn công chính xác mục tiêu.
Ten lua dan dao DF-21C Trung Quoc lan dau lo mat-Hinh-2
 Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Quân đội Trung Quốc.
Ngoài ra hình ảnh về tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-21 chưa rõ biến thể được Trung Quốc công bố vào đầu tháng này cũng cho thấy việc nó sử dụng thiết kế đầu đạn dẫn đường mới thay vì thiết kế cũ giống như tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15B do Tổng công ty Khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) chế tạo trước đây.
Nhiều khả cả CASIC và CASC đều đang phát triển hệ thống dẫn đường mới dành cho các dòng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Thông tin này cũng được thiết kế sư chủ chốt của CASC là Chu Guang-sheng tiết lộ trong quyển hồi ký của ông này được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Trung Quốc lần thứ 6 thử vũ khí siêu thanh WU-14

(Kiến Thức) - Trung Quốc lần thứ 6 thực hiện cuộc phóng thử vũ khí siêu thanh WU-14 nhưng không tiết lộ kết quả cuộc bắn.

Trung Quốc lần thứ 6 thử vũ khí siêu thanh WU-14
Tờ Hong Kong China dẫn nguồn tin từ giới hàng không vũ trụ trụ Trung Quốc cho biết, ngày 23/11 nước này đã tiến hành nhiệm vụ thử nghiệm hai phương tiện đặc biệt tại hai địa điểm phóng vũ trụ lớn phía Nam và Bắc của nước này. Nguồn tin cho biết, hai phương tiện này gồm một tên lửa đẩy hạng nặng và vũ khí siêu thanh WU-14.
Chuyên gia cho biết, hai nhiệm vụ thử nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh quốc gia trong tương lai hàng không vũ trụ Trung Quốc. Việc thông tin thử nghiệm lần này được đăng tải lên trên các mạng truyền thông có thể là do Trung Quốc cố ý rò rỉ nhiệm vụ thử nghiệm liên quan và tự tin vào khả năng công nghệ thử nghiệm.

Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

(Kiến Thức) - Nếu so sánh về vũ khí trang bị thì rất khó nói Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út "ai hơn ai", có lẽ sẽ phụ thuộc nhiều vào con người.

Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Căng thẳng giữa Iran và Ả Rập Xê-út sau vụ hành quyết giáo sĩ dòng Shia Sheikh Nimr al-Nimr vẫn chưa có giấu hiệu hạ nhiệt. Ả Rập Xê-út đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi đại sứ quán nước này ở Tehran bị tấn công bởi đám đông giận dữ vào ngày 2/1. Bóng ma một cuộc xung đột quân sự giữa 2 cường quốc Trung Đông lại nổi lên.

Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út được đánh giá thuộc top hàng đầu khu vực Trung Đông. Quân đội 2 nước này có những điểm mạnh và hạn chế nào. Nếu có một cuộc xung đột xảy ra, bên nào sẽ nắm nhiều lợi thế hơn?

Cận cảnh trực thăng đầu tiên Liên Xô sản xuất hàng loạt

(Kiến Thức) - Với số lượng 2.594 chiếc, trực thăng Mi-1 được xem là mẫu trực thăng đầu tiên được Liên Xô đưa vào sản xuất hàng loạt và dùng rộng rãi.

Cận cảnh trực thăng đầu tiên Liên Xô sản xuất hàng loạt
Can canh truc thang dau tien Lien Xo san xuat hang loat (X, bai TET)
Mil Mi-1 là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên trên thế giới và cũng là đầu tiên của Liên Xô được đưa vào sản xuất hàng loạt cho mục đích quân sự. Tất nhiên trong lĩnh vực mới mẻ này vào thời điểm đó Liên Xô vẫn thua kém so với Mỹ. Từ đầu năm 1945 Quân đội Mỹ đã đưa vào trang bị những chiếc Sikorsky H-5 trong khi đó phải đến tận năm 1950 Liên Xô mới đưa vào trang bị những chiếc Mil Mi-1 đầu tiên.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.