Lầu Năm Góc náo loạn: F-35 không thể cất cánh trên tàu sân bay mới

Lầu Năm Góc náo loạn: F-35 không thể cất cánh trên tàu sân bay mới

(Kiến Thức) - Thông tin về siêu hàng không mẫu hạm tiếp theo của Hải quân Mỹ mang tên USS John F. Kennedy được đóng theo lớp tàu sân bay Ford dự kiến sẽ không tương thích với tiêm kích F-35 đã khiến tướng lĩnh Mỹ phải "nổi cáu".

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã chửi thề giữa phòng họp sau khi nhận được thông tin về việc  tàu sân bay USS John F. Kennedy (CVN 79) chuẩn bị được hạ thuỷ vào cuối năm nay sẽ không tương thích với các tiêm kích F-35. Nguồn ảnh: USNI.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã chửi thề giữa phòng họp sau khi nhận được thông tin về việc tàu sân bay USS John F. Kennedy (CVN 79) chuẩn bị được hạ thuỷ vào cuối năm nay sẽ không tương thích với các tiêm kích F-35. Nguồn ảnh: USNI.
Theo thông tin được trang USNI đăng tải, các tướng lĩnh quân sự Mỹ đều nhất trí rằng sẽ là "không thể chấp nhận" nếu như tàu sân bay đắt đỏ nhất của quốc gia này lại không dùng được loại máy bay... đắt đỏ nhất của quốc gia này. Nguồn ảnh: USNI.
Theo thông tin được trang USNI đăng tải, các tướng lĩnh quân sự Mỹ đều nhất trí rằng sẽ là "không thể chấp nhận" nếu như tàu sân bay đắt đỏ nhất của quốc gia này lại không dùng được loại máy bay... đắt đỏ nhất của quốc gia này. Nguồn ảnh: USNI.
USS John F. Kennedy là hàng không mẫu hạm thứ hai của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp Ford - lớp tàu sân bay đời mới được mệnh danh là siêu tàu sân bay với đủ mọi loại công nghệ mới đang được sử dụng, tuy nhiên cũng có khá nhiều sự khiến cho nó mang tiếng là "không đáng tin cậy". Nguồn ảnh: USNI.
USS John F. Kennedy là hàng không mẫu hạm thứ hai của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp Ford - lớp tàu sân bay đời mới được mệnh danh là siêu tàu sân bay với đủ mọi loại công nghệ mới đang được sử dụng, tuy nhiên cũng có khá nhiều sự khiến cho nó mang tiếng là "không đáng tin cậy". Nguồn ảnh: USNI.
Trước đó, Quốc hội Mỹ đã đồng ý chi một khoản tiền trị giá 11 tỷ USD cho lực lượng Hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn việc chi phí đóng mới tàu chiến bị tăng vọt. Theo đó Hải quân Mỹ sẽ nhập biên những tàu chiến vừa mới hạ thuỷ nhưng chưa hoàn thiện để sau đó tự hoàn thiện. Nguồn ảnh: USNI.
Trước đó, Quốc hội Mỹ đã đồng ý chi một khoản tiền trị giá 11 tỷ USD cho lực lượng Hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn việc chi phí đóng mới tàu chiến bị tăng vọt. Theo đó Hải quân Mỹ sẽ nhập biên những tàu chiến vừa mới hạ thuỷ nhưng chưa hoàn thiện để sau đó tự hoàn thiện. Nguồn ảnh: USNI.
Việc tàu sân bay USS John F. Kennedy chưa có đủ khả năng triển khai tiêm kích F-35 khi được chuyển tới tay Hải quân là một trong những hệ quả nặng nề của kiểu nhập biên tàu chiến chưa hoàn thiện hoàn toàn này. Nguồn ảnh: USNI.
Việc tàu sân bay USS John F. Kennedy chưa có đủ khả năng triển khai tiêm kích F-35 khi được chuyển tới tay Hải quân là một trong những hệ quả nặng nề của kiểu nhập biên tàu chiến chưa hoàn thiện hoàn toàn này. Nguồn ảnh: USNI.
Chưa hết, nhiều chuyên gia quân sự còn cảnh báo rằng việc không triển khai được tiêm kích F-35 chỉ là một trong những vấn đề rất nhỏ mà USS John F. Kennedy "chưa đủ năng lực thực hiện" khi nó được bàn giao tới tay Hải quân Mỹ vào cuối năm nay. Nguồn ảnh: USNI.
Chưa hết, nhiều chuyên gia quân sự còn cảnh báo rằng việc không triển khai được tiêm kích F-35 chỉ là một trong những vấn đề rất nhỏ mà USS John F. Kennedy "chưa đủ năng lực thực hiện" khi nó được bàn giao tới tay Hải quân Mỹ vào cuối năm nay. Nguồn ảnh: USNI.
Đạo luật uỷ quyền quốc phòng cho năm tài chính 2020 của Mỹ nhấn mạnh, Hải quân nước này sẽ không được nhập biên chế bất cứ một tàu sân bay nào không tương thích với tiêm kích F-35. Theo thông lệ, năm tài chính 2020 ở Mỹ sẽ bắt đầu từ ngày 1/10 của năm 2019 và USS John F. Kennedy buộc phải được bàn giao tới Hải quân Mỹ trước thời gian này nếu không muốn bị "trả lại nơi sản xuất". Nguồn ảnh: USNI.
Đạo luật uỷ quyền quốc phòng cho năm tài chính 2020 của Mỹ nhấn mạnh, Hải quân nước này sẽ không được nhập biên chế bất cứ một tàu sân bay nào không tương thích với tiêm kích F-35. Theo thông lệ, năm tài chính 2020 ở Mỹ sẽ bắt đầu từ ngày 1/10 của năm 2019 và USS John F. Kennedy buộc phải được bàn giao tới Hải quân Mỹ trước thời gian này nếu không muốn bị "trả lại nơi sản xuất". Nguồn ảnh: USNI.
Hiện tại, các sự cố kỹ thuật trên tàu USS Gerald R. Ford cũng đang là một vấn đề khiến Hải quân Mỹ đau đầu. Mới hồi tuần trước, nguồn thạo tin trong Hải quân Mỹ khẳng định chỉ có 2 trên tổng số 11 vũ khí trên tàu USS Gerald R. Ford đang trong tinh trạng hoạt động được, 9 vũ khí còn lại chưa biết bao giờ mới hoàn thiện. Nguồn ảnh: USNI.
Hiện tại, các sự cố kỹ thuật trên tàu USS Gerald R. Ford cũng đang là một vấn đề khiến Hải quân Mỹ đau đầu. Mới hồi tuần trước, nguồn thạo tin trong Hải quân Mỹ khẳng định chỉ có 2 trên tổng số 11 vũ khí trên tàu USS Gerald R. Ford đang trong tinh trạng hoạt động được, 9 vũ khí còn lại chưa biết bao giờ mới hoàn thiện. Nguồn ảnh: USNI.
Với cái giá 13 tỷ USD cho mỗi chiếc, các tàu sân bay lớp Ford được xem là tàu chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ cho tới thời điểm hiện tại. Trước đó, tàu USS John F. Kennedy dự kiến sẽ được hạ thuỷ và bàn giao cho Hải quân Mỹ ngay trong năm 2019 này nhưng phải tới năm 2024 mới chính thức hoạt động trực chiến được. Nguồn ảnh: USNI.
Với cái giá 13 tỷ USD cho mỗi chiếc, các tàu sân bay lớp Ford được xem là tàu chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ cho tới thời điểm hiện tại. Trước đó, tàu USS John F. Kennedy dự kiến sẽ được hạ thuỷ và bàn giao cho Hải quân Mỹ ngay trong năm 2019 này nhưng phải tới năm 2024 mới chính thức hoạt động trực chiến được. Nguồn ảnh: USNI.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay trị giá 12,8 tỷ USD của Hải quân Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT