Lầu Năm Góc lo ngại "Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc"

Đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2020 của Lầu Năm Góc đệ trình quốc hội Mỹ được quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nhấn mạnh nhằm đối phó các thách thức từ Trung Quốc.
 

Lầu Năm Góc lo ngại "Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc"
Quyền bộ trưởng Shanahan khẳng định mong muốn điều chỉnh sự tập trung phát triển quốc phòng của Mỹ nhằm đối phó những thách thức an ninh phát sinh từ sức mạnh quân sự ngày một lớn của Trung Quốc, theo AP. Ông cho rằng những cuộc chiến quy mô nhỏ với các nhóm cực đoan, cũng như các lo ngại an ninh từ phía Nga đều không đáng lo bằng cường quốc phía bên kia Thái Bình Dương.
Nội dung này đã được ông Shanahan trình bày ngày 14/3 trong đề xuất chi tiêu quốc phòng năm 2020, trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Nội dung này không nhận được sự quan tâm đủ lớn do các vấn đề hẹp hơn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nhắm đến, cụ thể là sử dụng ngân sách quốc phòng để xây tường biên giới.
Lau Nam Goc lo ngai
 Quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan. Ảnh: AP.
Ông Shanahan không phải là lãnh đạo đầu tiên của Lầu Năm Góc trong những năm qua muốn đưa vấn đề sức mạnh quân sự Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu trong các quan ngại an ninh. Nhiều người tiền nhiệm từ thời Tổng thống Barack Obama đã theo đuổi chính sách "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương, được đánh giá nhằm kiềm hãm Trung Quốc.
Ông Shanahan cho rằng những thách thức từ Trung Quốc đang ngày một cấp bách. Ông nhấn mạnh mối lo ngại này cần vượt lên những ưu tiên đảng phái chính trị và vượt ra khỏi ranh giới những biện pháp thông thường của quân đội.
"Chúng ta đã làm ngơ trước vấn đề này quá lâu", ông Shanahan trả lời một thượng nghị sĩ.
"Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội ngày một quyết liệt. Họ đánh cắp khoa học và công nghệ một cách có hệ thống. Họ tìm cách tạo lợi thế quân sự thông qua chiến lược kết hợp quân sự và dân sự", ông viết trong bài phát biểu gửi Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Đề xuất chi tiêu quốc phòng năm 2020 của Lầu Năm Góc xin ngân sách gần 718 tỷ USD, với một phần lớn nhằm đối phó sự phát triển quốc phòng của Trung Quốc.
Lau Nam Goc lo ngai
 Trong hai tuần qua, đã có hai lần máy bay ném bom chiến thuật B-52 của Mỹ bay gần Biển Đông, thách thức Trung Quốc. Ảnh: Không quân Mỹ.
Ông Shanahan muốn chi 25 tỷ USD để phát triển vũ khí hạt nhân, đảm bảo vị thế vượt trội với Trung Quốc.
Ông cho biết Bắc Kinh đang phát triển máy bay ném bom tầm xa đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thứ ba trên thế giới có đủ kho vũ khí hạt nhân không, lục và hải quân.
Ông cũng đề cập đến nhiều mối quan ngại khác như việc Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa siêu thanh có khả năng đe dọa hệ thống phòng ngự của Mỹ. Ông cảnh báo chương trình không gian của Trung Quốc có thể biến vũ trụ thành một chiến trường mới.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh những đe dọa từ chiến thuật đánh cắp công nghệ của Trung Quốc, cũng như hoạt động xây dựng và quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Mỹ bán F-35 cho Singapore để "kìm chân" Trung Quốc?

Singapore có thể trở thành đồng minh thứ tư của Mỹ tại Thái Bình Dương sở hữu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35, một động thái có thể khiến Trung Quốc thêm lo ngại.
 

Mỹ bán F-35 cho Singapore để "kìm chân" Trung Quốc?
Phát biểu tại quốc hội Singapore tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen công bố kế hoạch mua 12 tiêm kích F-35 của Mỹ. Hợp đồng này còn chờ quốc hội Mỹ phê duyệt nhưng Singapore tự tin rằng thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump và Lầu Năm Góc.

Điểm mặt dàn tiêm kích "họ J" trong biên chế Không quân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Các dòng máy bay chiến đấu nội địa do Trung Quốc chế tạo đều có tên bắt đầu bằng chữ "J" hay Jian trong phiên âm tiếng Anh và cũng có nghĩa là tiêm kích.
 

Điểm mặt dàn tiêm kích "họ J" trong biên chế Không quân Trung Quốc
Diem mat dan tiem kich
  Đầu tiên là Chengdu J-7 - một trong những dòng tiêm kích có số lượng nhiều nhất trong biên chế của Không quân Trung Quốc. Hiện lực lượng này đang có trong tay tổng cồng tới 388 chiếc tiêm kích J-7. Nguồn ảnh: QQ.
Diem mat dan tiem kich
 Trên thực tế J-7 là phiên bản MiG-21 do Trung Quốc tự sản xuất trong nước. Không những được sử dụng bởi Không quân Trung Quốc, dòng tiêm kích này hiện còn đang được sử dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QQ.

Ngắm thiết kế của những khẩu bullpup “xịn” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Bullpup được coi là kiểu dáng thiết kế tương lai của súng trường tấn công, tuy nhiên chỉ có vài quốc gia trên thế giới đủ năng lực thiết kế và chế tạo loại vũ khí này.

Ngắm thiết kế của những khẩu bullpup “xịn” nhất thế giới
Ngam thiet ke cua nhung khau bullpup “xin” nhat the gioi
Một trong những mẫu súng Bullpup được xem là hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay là OTs-14 Groza. Đây là khẩu súng trường tấn công sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm hoặc 9x39mm do Liên Xô thiết kế từ năm 1990 và được Nga hoàn thiện sau này. Nguồn ảnh: Militarytoday.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.