Lập nhóm tàu sân bay, Trung Quốc lộ mưu đồ hiểm ác

(Kiến Thức) - Trung Quốc dự định lập nhóm tác chiến tàu sân bay và sử dụng chúng như công cụ răn đe trong tranh chấp chủ quyền.

Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch lập Nhóm tác chiến tàu sân bay nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lợi ích của nước này ở trong và ngoài nước. Nhóm tàu sân bay này không chỉ triển khai ở Biển Đông, biển Hoa Đông mà còn nhiều vùng biển khác trên thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc tuyên bố đang đóng tàu sân bay thứ 2 theo công nghệ trong nước. Các nhà phân tích đã có một cái nhìn cụ thể về kế hoạch, mục đích sử dụng của nhóm tàu sân bay Trung Quốc.

Jane’s Defence Weekly cho rằng, thay vì sử dụng cho các nhiệm vụ triển khai sức mạnh theo cách của Hải quân Mỹ. Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc sẽ được triển khai ở những nơi mà Bắc Kinh thấy cần thiết để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của họ.

Vùng hoạt động thường xuyên nhất là những khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, biển Hoa Đông nhằm phô trương lực lượng, tạo thế áp đảo trước đối phương. Trong các tình huống như thế, tàu sân bay sẽ hoạt động như một căn cứ nổi để lấp đầy khoảng trống giữa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép nhằm tạo ra mạng lưới phòng không tiếp giáp.

Lap nhom tau san bay, Trung Quoc lo muu do hiem ac
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. 

Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo, cố vấn chính trị quốc gia kiêm thành viên hội đồng cố vấn hải quân về an ninh mạng Trung Quốc, lớn tiếng nói với Tân Hoa Xã rằng, một lực lượng với nhiều tàu sân bay là một bước đi hợp lý.

"Bảo vệ vị thế kinh tế, chính trị và an toàn nghề nghiệp của người Trung Quốc ở nước ngoài, có ý nghĩa quan trọng hơn cả bảo vệ hoạt động phát triển kinh tế trong nước và cải cách, mở cửa", Tân Hoa Xã dẫn lời phát biểu của ông Yin.

Trung Quốc hiện đầu tư ở 155 quốc gia và có 120 triệu công dân đang làm việc ở nước ngoài theo số liệu thống kê năm 2015. Do đó, các tàu sân bay là phương tiện cần thiết để bảo vệ tài sản và công dân Trung Quốc ở nước ngoài. 

Tuy nhiên, ông Yin bao biện rằng, tàu sân bay sẽ được sử dụng như một vũ khí phòng thủ mà không có ý định đe dọa hay tấn công các nước láng giềng.

Hiện tại, Hải quân Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào hoạt động từ năm 2012. Tàu sân bay nay được tân trang lại từ tàu sân bay Varyag đang đóng dỡ của Ukraine (trước đây thuộc Liên Xô).

Mặc dù đã đi vào hoạt động được gần 4 năm, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh vẫn chưa hoàn thiện năng lực hàng không. Chương trình tiêm kích trên hạm J-15 sao chép từ Su-33 của Nga vẫn đang ở giai đoạn phát triển.  Cho đến nay, Liêu Ninh chủ yếu sử dụng cho mục đích đào tạo mà chưa đủ năng lực hoạt động tác chiến thực tiễn.

Tàu sân bay Liêu Ninh TQ thiếu nhiều phi công J-15

(Kiến Thức) - Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho Thời báo Hoàn cầu biết, tàu sân bay Liêu Ninh hiện thiếu nhiều phi công điều khiển tiêm kích hạm J-15.

Trong cuộc trao đổi với tờ Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia quân sự Li Jie cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở ít nhất 20 tiêm kích hạm J-15. 
Tuy nhiên, hiện họ còn thiếu nhiều phi công có thể điều khiển tiêm kích này trên con tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Nhật Bản hoan hỉ: TSB Liêu Ninh thua xa tàu Mỹ

(Kiến Thức) - Báo Nhật đưa ra một loạt đánh giá sức mạnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, qua đó khẳng định rằng Liêu Ninh kém xa TSB Mỹ.

Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản gần đây đã đưa ra đánh giá so sánh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Mỹ từng tham gia cứu trợ động đất tại Nhật Bản. Qua đó rút ra đánh giá về lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc.
Theo tờ báo này, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ được đưa vào sử dụng năm 2003 có chiều dài 333m, rộng 77m, lượng giãn nước hơn 100.000 tấn, thủy thủ đoàn 5700 người, tốc độ hành trình 56km/giờ. Còn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cải tiến từ tàu Varyag của Liên Xô và được biên chế năm 2012, tàu dài 305m, rộng 73m, giãn nước hơn 60.000 tấn, thủy thủ tàu 2000 người, tốc độ hành trình 54km/h. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới