Lãnh đạo Sông Đà 11 xin từ nhiệm vì 'trình độ, năng lực không phù hợp'

(Vietnamdaily) - Ông Phạm Văn Tuyền sinh năm 1984, có trình độ Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 từ ngày 5/1/2023.

Ngày 27/6, CTCP Sông Đà 11 (Mã: SJE) cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của ông Phạm Văn Tuyền.

Trong đơn xin từ nhiệm, ông Tuyền bày tỏ niềm tự hào khi đang là một thành viên của CTCP Sông Đà 11 và biết ơn tới Hội đồng quản trị (HĐQT), lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân viên chức tại các phòng/ban công ty đã hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện để ông có cơ hội được làm việc và được HĐQT bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc cho tới nay.

Tuy nhiên, ông Tuyền cho biết “nhận thấy trình độ, năng lực, khả năng của bản thân không phù hợp với công việc đang được giao và định hướng phát triển của công ty”. Ngoài ra, vì lý do cá nhân nên ông Tuyền đã từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc.

Theo sơ yếu lí lịch, ông Phạm Văn Tuyền sinh năm 1984, có trình độ Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc CTCP Sông Đà 11 từ ngày 5/1/2023.

Lanh dao Song Da 11 xin tu nhiem vi 'trinh do, nang luc khong phu hop'
Ảnh minh họa: Sông Đà 11. 

Theo báo cáo tài chính, trong năm 2023, thu nhập của ông Tuyền tại Sông Đà 11 là 305,7 triệu đồng, tương ứng với bình quân nhận về khoảng 25,5 triệu đồng/tháng.

Như vậy nếu đơn từ nhiệm của ông Tuyền được thông qua, ban điều hành của Sông Đà 11 sẽ còn 6 người, gồm ông Vũ Trọng Vinh, Tổng Giám đốc; các Phó Tổng Giám đốc là Phạm Lạp, ông Nguyễn Văn Hải, ông Bùi Thọ Sang, ông Lê Anh Trình và ông Nguyễn Anh Dũng vừa được bổ nhiệm ngày 15/3.

CTCP Sông Đà 11 tiền thân là một Đội điện nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà do Bộ Kiến trúc thành lập từ năm 1961. Sông Đà 11 đã thực hiện thi công xây lắp các hạng mục công trình của Tổng Công ty Sông Đà tập trung chủ yếu ở các khu vực như: Tây Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, Hà Nội và các tỉnh lân cận, Quảng Ninh và các tỉnh khu vực Đông Bắc. 

Ngoài ra, công ty cũng đầu tư các dự án thủy điện tại Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng; cung cấp nước sạch tại Đồng Nai; xưởng chế tạo cơ khí tại Hà Tây, sản xuất đá xây dựng tại Hòa Bình, và một số dự án nhà, khu đô thị, lắp ráp và sản xuất thiết bị điện khác.

Hiện nay, Sông Đà 11 đang hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp điện, năng lượng, sản xuất công nghiệp, bất động sản và kinh doanh vật tư thiết bị điện. CTCP Đầu tư Energy Việt Nam là công ty mẹ đang nắm giữ 52,98% cổ phần của Sông Đà 11.

Năm 2023, Sông Đà 11 ghi nhận doanh thu thuần đạt 696 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 25% đạt gần 89 tỷ đồng nhờ tiết giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh đăng ký mua 74,5 triệu cổ phiếu SHB

(Vietnamdaily) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) vừa đăng ký mua vào 74,5 triệu cổ phiếu SHB nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Pho Chu tich SHB Do Quang Vinh dang ky mua 74,5 trieu co phieu SHB
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc SHB. Theo đó, ông Vinh dự kiến mua vào 74,5 triệu cổ phiếu SHB bằng phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 26/6 đến 28/6/2024.

Masan nâng vốn điều lệ lên gần 15.130 tỷ đồng sau phát hành cổ phiếu ESOP

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Masan vừa thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ sau khi phát hành thành công 7,5 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động.

Masan nang von dieu le len gan 15.130 ty dong sau phat hanh co phieu ESOP
Cán bộ nhân viên Masan sẽ được mua cổ phiếu với giá ưu đãi theo chương trình ESOP 

Masan (MSN) đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 15.054 tỷ đồng lên 15.129 tỷ đồng sau khi hoàn tất đợt phát hành 7,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Tổng giá trị phát hành đạt hơn 75 tỷ đồng.

Đây là một trong ba phương án tăng vốn đã được Masan thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hai phương án còn lại là chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết.

Trong quý I/2024, Masan ghi nhận doanh thu đạt 18.854 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 479 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, gánh nặng lãi vay vẫn đè nặng lên kết quả kinh doanh của Masan. Trong quý I, tập đoàn này đã phải chi trả gần 1.622 tỷ đồng tiền lãi, tương đương gần 18 tỷ đồng mỗi ngày.

Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng nợ phải trả của Masan đạt 107.688 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính chiếm gần 48% nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 2,77 lần.

Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất năm 2024 đạt 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng 7-15% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 2.290 - 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.

Động lực chính cho tăng trưởng đến từ các mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi, bao gồm: Techcombank (TCX), WinCommerce (WCM), Masan Consumer Holdings (MCH), Phúc Long Heritage (PLH), Masan MeatLife (MML) và Masan High-Tech Materials (MHT).

WCM dự kiến đạt doanh thu thuần 32.500 - 34.000 tỷ đồng, tăng 8-13% so với 2023. MCH dự kiến đạt doanh thu thuần 32.500 - 36.000 tỷ đồng, tập trung vào Thực phẩm tiện lợi, Đồ uống, Chăm sóc gia đình & cá nhân.

PLH dự kiến đạt doanh thu thuần 1.790 - 2.170 tỷ đồng, tăng 17-41% so với 2023. MML dự kiến đạt doanh thu thuần 7.100 - 7.800 tỷ đồng, tăng 2-12% so với 2023. MHT dự kiến đạt doanh thu thuần 15.000 - 15.800 tỷ đồng, tăng 6-12% so với 2023.

Ngoài ra, Masan tiếp tục tập trung vào chương trình Hội viên WIN, đầu tư vào đổi mới và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tin mới