Lãnh đạo sẽ bị cấm gửi tiền ở nước ngoài

Đề tài “thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” là của nhóm nghiên cứu thuộc Ban Nội chính TW.  

Lãnh đạo sẽ bị cấm gửi tiền ở nước ngoài
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu tại Hội thảo về đề tài nêu trên diễn ra sáng 13-3, bà  Vũ Thu Hạnh (Phó Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương) cho biết trong các nhóm giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra, có đề xuất quy định cấm cán bộ, đảng viên có chức vụ từ cấp vụ, cục trở lên gửi tiền, tài sản hoặc sở hữu tài sản ở nước ngoài.
Đây là quy định giúp phòng ngừa, phát hiện tội phạm về tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phòng ngừa khả năng đối tượng tham nhũng tạo dựng cơ sở kinh tế để trốn ra nước ngoài sau khi đã thực hiện hành vi tham nhũng ở trong nước.
Lanh dao se bi cam gui tien o nuoc ngoai
 Hội thảo “thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” diễn ra tại Ban Nội chính Trung ương sáng 13-3 - Ảnh: V.V.Thành
Thiệt hại về tài sản do tham nhũng gây ra ngày càng lớn. Tình trạng vòi vĩnh, sách nhiễu trong khu vực công vẫn diễn ra phổ biến.
Theo nhóm nghiên cứu của Ban Nội chính Trung ương, mặc dù chưa có thống kê đầy đủ giá trị tài sản tham nhũng được thu hồi qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trên phạm vi cả nước. Song, theo báo cáo của cơ quan chức năng, năm 2013 tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng được thu hồi chỉ đạt chưa đến 10%.
Năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22%. Nếu so sánh con số trên với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trên thực tế thì tỷ lệ còn thấp hơn nhiều.
Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận đều thống nhất cho rằng thu hồi tài sản có nguồn gốc tham nhũng và tịch thu tài sản do tham nhũng mà có là hoạt động quan trọng và là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Thu hồi tài sản tham nhũng giúp khắc phục hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng, đồng thời trả lại nguồn lực cho đất nước, hạn chế, triệt tiêu mục đích kinh tế của hành vi tham nhũng.
Ông Phạm Anh Tuấn (Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương) nhấn mạnh bên cạnh việc quan tâm đến mức độ nghiêm minh của hình phạt đối với các bị can, bị cáo và các biện pháp xử lý khác đối với người có hành vi tham nhũng, xã hội cũng đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng để trả về cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc sung công quỹ Nhà nước.
“Kết quả nghiên cứu sẽ được lãnh đạo Ban Nội chính nghiệm thu và trở thành ý kiến chính thức của Ban Nội chính Trung ương gửi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền”, Ông Tuấn nói.

Nước nào tham nhũng nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) mới công bố bảng xếp hạng thường niên về tham nhũng trên thế giới dựa trên Chỉ số nhận thức tham nhũng.

Nước nào tham nhũng nhất thế giới?
TI xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100 điểm. Điểm 0 chứng tỏ mức tham nhũng cao nhất. Năm nay, 3 quốc gia là Afghanistan, Triều Tiên và Somalia cùng được 8 điểm. Trong ảnh, bé trai người Afghanistan đang đứng ngơ ngác ở giữa một bãi rác.

TI xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100 điểm. Điểm 0 chứng tỏ mức tham nhũng cao nhất. Năm nay, 3 quốc gia là  Afghanistan, Triều Tiên và Somalia cùng được 8 điểm. Trong ảnh, bé trai người Afghanistan đang đứng ngơ ngác ở giữa một bãi rác. 

Đất nước Triều Tiên ghi nhận nạn tham nhũng cao ở đội ngũ công quyền.
Đất nước Triều Tiên ghi nhận nạn tham nhũng cao ở đội ngũ công quyền. 

Lệnh kiểm duyệt in tiền polymer: Ảnh hưởng tiêu cực đến lãnh đạo VN

Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất nước VN cũng như quan hệ giữa VN và Australia.

Lệnh kiểm duyệt in tiền polymer: Ảnh hưởng tiêu cực đến lãnh đạo VN
Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất nước Việt Nam cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Australia.
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Nữ CSGT hầu tòa, triệu tập gần 770 người làm chứng

Tòa triệu tập 197 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cùng 767 người làm chứng cho phiên tòa xét xử nữ CSGT. Một con số kỷ lục.

Nữ CSGT hầu tòa, triệu tập gần 770 người làm chứng
Ngày 12/8, TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã mở phiên tòa đưa bị cáo Lê Thị Minh Trang (SN 1984, trú 120/39 Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang, nguyên cán bộ phòng PC67 Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Khánh Hòa) ra xét xử về tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Lê Thị Minh Trang trước vành móng ngựa.
 Bị cáo Lê Thị Minh Trang trước vành móng ngựa.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới