Làng rèn sắt lâu đời nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Những cứ liệu lịch sử và vật chứng phần nào chứng minh làng Nho Lâm là nơi phát tích nghề rèn sắt đầu tiên của nước ta.

Làng rèn sắt lâu đời nhất Việt Nam
Tổ nghề Cao Lỗ
Làng Nho Lâm thuộc xã Diễn Thọ (Diễn Châu, Nghệ An) nằm sát bên dòng sông Sắt êm đềm chảy qua xã Diễn Thọ - nơi có nghề rèn sắt lâu đời nổi tiếng ở nước ta. Làng có đền thờ tướng Cao Lỗ được công nhận là di tích lịch sử. Vì có rất ít tư liệu ghi chép về ngôi làng này nên cho đến nay, các nhà khoa học không khỏi nghi ngờ sự thật về việc tướng Cao Lỗ là ông tổ của nghề rèn sắt.
Làng Nho Lâm hiện nay số nhiều là người họ Cao, lại có đền thờ của tướng quân Cao Lỗ nên người làng chọn Cao Lỗ là ông tổ nghề rèn sắt. Theo TS Lại Văn Tới thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành, truyền thuyết nói về cuối đời của tướng quân Cao Lỗ khá trùng khớp: Cao Lỗ đã nhìn rõ quỷ kế của Triệu Đà khi cho Trọng Thủy sang kết giao và ở rể. Ông đã dũng cảm can ngăn An Dương Vương nhưng nhà vua không những không nghe mà còn bạc đãi Cao Lỗ. Ông đành phải rời bỏ triều đình. Trước khi đi, Cao Lỗ nói với An Dương Vương: "Giữ được nỏ thần thì giữ được nước, mất nỏ thần thì mất nước". Nhưng sau đó Cao Lỗ đi đâu, làm gì thì lại có nhiều truyền thuyết khác nhau.
Làng Nho Lâm - nơi có nghề rèn sắt lâu đời nhất.
Làng Nho Lâm - nơi có nghề rèn sắt lâu đời nhất. 
Có tích kể Cao Lỗ đi chu du thiên hạ, về đến vùng Diễn Châu, Nghệ An thấy có mỏ sắt nên dừng chân tại đây và dạy dân khai thác quặng sắt, lập lò rèn mở rộng canh tác ở vùng ven biển này. Một truyện khác lại nói, Cao Lỗ hay tin Triệu Đà tấn công Cổ Loa, đã quay về để bảo vệ vua, bảo vệ thành. Sức yếu, thân cô, cố sức xông pha trận mạc để mở đường thoát cho An Dương Vương, Cao Lỗ đã hy sinh ngay trên mảnh đất Cổ Loa. 
Lại có tích khác cho rằng, khi An Dương Vương chạy về phía Nam tới vùng Diễn Châu, Cao Lỗ đi theo để bảo vệ vua. An Dương Vương chém Mỵ Châu rồi nhảy xuống biển ở Mộ Dạ. Cao Lỗ ở lại vùng này, thấy có quặng sắt nên lập lò rèn ở đây. Sau đó vùng này phát triển thành tổng Cao Xá, gồm nhiều làng. Trung tâm vùng là làng Nho Lâm ngày nay. Cao Lỗ được nhân dân lập đền, tôn thờ làm Thành hoàng, với tên hiệu là Lư Cao Sơn. Ông được coi là thánh tổ của nghề rèn. Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, dân làng Nho Lâm lại tổ chức lễ tế Lư Cao Sơn.
TS Lại Văn Tới khẳng định, nghề rèn sắt đã có ở Nho Lâm từ khi Cao Lỗ về lập làng. Và đây cũng là nơi phát tích nghề rèn sắt đầu tiên ở nước ta.
Nghề rèn ở Nho Lâm hiện đã mai một.
Nghề rèn ở Nho Lâm hiện đã mai một. 
Nhiều chứng tích sót lại
Trái ngược với nhận định của TS Lại Văn Tới, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Quang Liễn cho biết: "Tôi không nghĩ Cao Lỗ về Nho Lâm để truyền nghề rèn sắt. Không có tư liệu nào nói đến việc Cao Lỗ thạo về đồ kim khí cả. Tuy nhiên, việc khẳng định Nho Lâm là nơi có nghề rèn sắt lâu đời nhất Việt Nam là có cơ sở".
Theo ông Liễn, những năm về trước ông đã cùng PGS.TS Hoàng Văn Khoán khai quật sơ lược và phát hiện rất nhiều xỉ sắt. Thậm chí, lớp xỉ sắt dưới lòng đất ở làng Nho Lâm dày tới hàng mét. Những năm sau thời kỳ bao cấp, nhiều lúc nông dân làng Nho Lâm phải đào xỉ sắt đổ trộm sang các làng khác.
Quặng sắt tìm thấy trong làng Nho Lâm.
Quặng sắt tìm thấy trong làng Nho Lâm. 
Không chỉ phát hiện khối lượng lớn xỉ sắt, nhóm khảo cổ còn phát hiện ra một số chứng tích về "lò hông" còn sót lại. "Lò hông là lò luyện sắt, đây là phương pháp luyện thép hoàn nguyên. Khi nóng chảy, sắt thép sẽ cô đặc lại, tạp chất sẽ chảy ra ngoài", ông Liễn cho hay.
Ông Liễn cũng tiết lộ: "Lúc thịnh vượng, Nho Lâm có tới trên 400 lò luyện sắt. Năm 1945, khi nạn đói xảy ra thì nghề sắt ở Nho Lâm cũng chấm dứt. Hiện nay, làng Nho Lâm chỉ còn khoảng hơn chục nhà còn giữ được nghề rèn sắt mà thôi".
Ở xã Diễn Thọ, có một chợ nông cụ lâu đời chuyên buôn bán trao đổi sản phẩm dành cho nông nghiệp. Từ lưỡi cày, cuốc, xẻng đến liềm, dao, búa được bày bán la liệt. Tương truyền, chợ nông cụ này cũng được hình thành từ thời tướng Cao Lỗ về truyền nghề rèn sắt cho dân làng. 
Tượng tướng quân Cao Lỗ tại Nho Lâm.
Tượng tướng quân Cao Lỗ tại Nho Lâm. 
Dòng sông sét đánh
Làng Nho Lâm có con sông Sắt nổi tiếng chảy qua, đây cũng là con sông hay bị sét đánh nhất vùng. Nhiều người cho rằng, vì dưới lòng sông chứa rất nhiều quặng sắt nên hút sét. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học cho máy dò thì lại không phát hiện dấu hiệu mỏ quặng dưới đáy sông.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Quang Liễn: "Sông Sắt có tên gốc là Thiết Cảng, là một trong "bát cảnh Đông Thành" nổi tiếng nhất Nghệ An". Tuy nhiên, vì sét hay đánh xuống dòng sông nên người đời sau đổi là sông Sắt hoặc sông Sét".
Ông Cao Văn Sơn, người làng Nho Lâm cho biết: "Gần như trận mưa nào có sấm sét thì dòng sông cũng bị sét đánh trúng. Thế nên từ xưa tới giờ dân làng đều không dám làm nhà cạnh dòng sông".
Hiện nay, ở Nho Lâm, thỉnh thoảng người ta lại phát hiện ra một vài mỏ sắt nhưng số lượng không đáng kể. Muốn có khối lượng lớn sắt để rèn, người làng phải đi bộ gần 20 cây số lên động Ngút và đồng Hồi thuộc dãy Thiết Sơn để khai thác.
"Trong số các di chỉ khảo cổ học thuộc thời đại Đông Sơn, nổi tiếng hơn cả là di chỉ Đồng Mỏm ở làng Nho Lâm. Dấu vết của lò luyện sắt còn hiện rõ ở đây là những nền cát bị nung đỏ, hình tròn, đường kính chừng 30cm, chiều cao 20 - 25cm, tường lò được đắp bằng đất sét trộn với trấu hoặt bã thực vật băm, nghiền nhỏ, đáy lò được kê bằng những viên đá to. Lò có hai cửa, một cửa để đưa gió vào, cửa kia để thải xỉ. Xung quanh lò, phát hiện nhiều cục quặng hoặc giọt xỉ sắt, than. Trong diện tích không lớn, đã phát hiện dấu tích 6 lò luyện sắt".
TS Lại Văn Tới (Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành)

Làng nghề ngói cổ độc nhất Hà Nội

Làng nghề ngói cổ độc nhất Hà Nội
- Làng Mậu Lương, xã Kiến Hưng, huyện Thanh Oai là làng làm ngói cổ duy nhất ở khu vực Hà Nội. Để có được viên ngói tốt nhất, người dân nơi đây đã phải trải qua hàng chục công đoạn chế tác cầu kỳ, trong đó có việc dùng rơm để nung ngói.

Tuy nhiên, hiện ở làng Mậu Lương chỉ còn duy nhất gia đình chị Lưu Thị Mai còn giữ được nghề làm ngói cổ này, nhiều người lo ngại, nếu vài năm nữa gia đình chị Mai bỏ nghề thì việc tôn tạo, khôi phục lại kiểu dáng kiến trúc của các đình, chùa cổ ở khắp miền Bắc sẽ gặp muôn vàn khó khăn và chất lượng ngói công nghiệp thì không đảm bảo chất "cổ".

Sản phẩm ngói vảy của gia đình chị Mai bán cho các đình, chùa khắp miền Bắc.
Sản phẩm ngói vảy của gia đình chị Mai bán cho các đình, chùa khắp miền Bắc.

Ngói chùa nung rơm 1 tháng

Vào một nhà dân ở làng Mậu Lương, chúng tôi bắt gặp bức tranh mộc mạc mô tả khung cảnh thanh bình với nhiều lò nung ngói cổ dọc ngang ven con đường vắt ngang qua cánh đồng. Vị gia chủ này bảo, đó là bức tranh được vẽ cách đây gần bảy năm. Nhìn khung cảnh bức tranh so với hiện tại khiến chúng tôi ngỡ ngàng, điểm giống nhau giữa thời điểm cách đây bảy năm và hiện tại là con đường vắt ngang qua cánh đồng, trước đây hai bên con đường đó là lò nung ngói, còn hiện tại là nhà cao tầng mọc lên san sát, các khu đô thị cao vút trời xanh.

Nói về thời điểm hoàng kim của nghề nung ngói cổ, chị Lưu Thị Mai kể lại: "Cách đây gần chục năm, cứ sau mỗi vụ lúa là cả làng Mậu Lương lại đỏ rực ánh lửa cả đêm lẫn ngày vì người dân dùng rơm nung ngói. Thời đó, cả làng Mậu Lương làm ngói không đủ đáp ứng nhu cầu của cả miền Bắc. Sở dĩ ngói ở đây nổi tiếng và được ưa chuộng là do có chất lượng tốt mà những nơi khác không thể có được".

Để so sánh sự khác biệt giữa ngói cổ ở làng Mậu Lương với ngói nơi khác, chị Mai đưa cho chúng tôi xem hai viên ngói cùng chủng loại rồi tiết lộ: "Ngói ở làng Mậu Lương có mặt nhẵn thín, trơn bóng, không bị giòn, khi dùng dao chặt thì ngói Mậu Lương sẽ có vết đứt gãy rất ngọt theo vết của lưỡi dao, còn ngói ở những nơi khác thì sẽ nứt chân chim, hoặc có thể vỡ toác cả viên ngói".

Sở dĩ ngói Mậu Lương có chất lượng tốt bởi vì nó được chế tác qua hàng chục công đoạn cầu kỳ. Theo lời của các cao niên trong làng thì muốn ngói có chất lượng tốt phải chọn được loại đất thó, đất sét tốt, đào sâu xuống dưới đất khoảng 2m mới lấy được loại đất làm ngói, lấy đất về rồi phải đánh tơi rồi tưới nước vào, sau đó dùng nylon trùm lại để ủ. Ủ đất một ngày đêm rồi lại lôi đất ra tưới nước và ủ lại một lần nữa. Sau lần ủ thứ hai thì lôi đất ra nhào cho đất thật dẻo, mịn rồi dùng kéo cắt thành từng quả đất rồi mới nhồi vào khuôn đúc. Cứ ba ngày làm đất thì được hai ngày đóng ngói.

Để có được ngói tốt, bền, đẹp... một mẻ ngói từ khi vào lò đến khi ra lò phải nung ngói bằng than đá trước vài ngày để lấy độ chín cho ngói, sau đó là đun rơm để ngói có được độ bóng, dẻo cần thiết đến khi sử dụng ngói không bị cong, vênh hay quá giòn...

Làng duy nhất thế giới chuyên sản xuất dũa ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Đây là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam và cả thế giới chuyên sản xuất các con dũa, từ dũa cưa đến dũa móng tay.

Làng duy nhất thế giới chuyên sản xuất dũa ở Việt Nam
Nhiều người phàn nàn về tình trạng nhập siêu các mặt hàng giản đơn như cây kim, sợi chỉ từ Trung Quốc nhưng lại không biết những mặt hàng mà chúng ta xuất khẩu đi khắp thế giới như con dũa do làng Đại Phu thuộc xã An Đổ (Bình Lục, Hà Nam) làm ra.
Làng Đại Phu có truyền thống làm dũa hàng trăm năm.
Làng Đại Phu có truyền thống làm dũa hàng trăm năm. 

Bóc trần luận điệu mới nhất Trung Quốc “nhận vơ” Hoàng Sa của mình

(Kiến Thức) - Trong suốt 2.000 năm qua, toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước này.

Bóc trần luận điệu mới nhất Trung Quốc “nhận vơ” Hoàng Sa của mình
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ngày 26/5 cho rằng: "Quần đảo “Tây Sa” tức Hoàng Sa của Việt Nam, từ lâu là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc ngay từ thời nhà Hán, thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên "là một điều hết sức vô lý và mơ hồ". Các nhà lịch sử và nghiên cứu Việt Nam và thế giới đều khẳng định, trong suốt 2.000 năm qua toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới