Lẳng lơ, táo bạo Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính có đáng trách?
Trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính, Thị Mầu là nhân vật đặc biệt. Thị Mầu được miêu tả là lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo, đáng giận, đáng trách, “oan thị Mầu”. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người nhìn Thị Mầu ở một khía cạnh khác.
Thu Hà (TH)
Tác phẩm Quan Âm Thị Kính còn có tên là Quan Âm tân truyện, là một truyện thơ Nôm Việt Nam. Từ lâu, truyện thơ Quan Âm Thị Kính được xem là của tác giả “khuyết danh”, nội dung chính của truyện là tả đức tính nhẫn nhịn và lòng từ bi của bà Thị Kính (nhân vật chính), sau này bà trở thành Phật Quan Âm.
Trong Quan Âm Thị Kính, ngoài nhân vật chính là Thị Kính, một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, còn có nhân vật Thị Mầu, đối lập hoàn toàn với Thị Kính. Thị Mầu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo.
Thị Mầu trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính là con gái của phú ông, đi lễ chùa, gặp sư Kính Tâm thì đem lòng yêu. Tình yêu không được đền đáp càng làm Thị Mầu say mê. Vốn thói trăng hoa, Thị Mầu có thai với đầy tớ trong nhà. Bị phạt vạ, Thị Mầu liền vu cho Kính Tâm. Sinh con, Thị Mầu đem con bỏ ở cổng chùa.
Dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để nói với những nỗi oan khuất cùng cực khó giãi bày của Thị Kính. Từ đây hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Mầu” để nói việc rõ ràng do mình gây ra nhưng vẫn kêu oan, như Thị Mầu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa nhưng vẫn cho rằng mình… oan!
Ngày nay, trong cái nhìn cởi mở, Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận. Thị Mầu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, bị mang tiếng “không chồng mà chửa”, một tội trạng có thể gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông thời bấy giờ…
Sau này, Quan Âm Thị Kính được đưa vào nhiều loại nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo. Trên chiếu chèo, Thị Mầu được thể hiện ở khía cạnh dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức.
Cảm về Thị Mầu, nhà thơ Anh Ngọc trong bài thơ Thị Mầu bày tỏ: Những khát vọng nằm sâu trong mỗi trái tim người/ Được sống đúng với lòng mình thực chất/ Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức/ Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu.
Mời độc giả xem video:Tái diễn nhà siêu mỏng, siêu méo dọc vành đai 2. Nguồn: VTV TSTC.
Hoạn Thư trong truyện Kiều đánh ghen tình địch như thế nào?
Trong thế giới Truyện Kiều, nhân vật Hoạn Thư là một biểu tượng đặc biệt. Từ trang thơ Hoạn Thư đi thẳng vào đời sống với câu nói “ghen như Hoạn Thư”. Hoạn Thư đã đánh ghen như thế nào?.
Những phong tục tập quán độc, lạ trong Vợ chồng A phủ
Ngoài bức tranh hiện thực về đời sống xã hội của người dân tộc miền núi, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn thu hút bởi những phong tục tập quán độc, lạ như tục bắt vợ, tục cho vay nặng lãi, tục xử kiện, bắt vạ, cúng trình ma...
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về đề tài miền núi.
Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội được Phùng Quán khởi thảo bên Hồ Tây năm 1968 và hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Ngay sau khi tác phẩm được xuất bản đã gây tiếng vang lớn và được dựng thành phim.
Phùng Quán là nhà văn/nhà thơ nổi tiếng Việt Nam. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, dưới vai trò của một chiến sĩ trinh sát thuộc Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Chính những năm tháng thiếu thời sớm tham gia kháng chiến đã giúp Phùng Quán những tư liệu đắt giá giúp ông viết nên tác phẩm Tuổi thơ dữ dội vừa hư vừa thực.
Tuổi thơ dữ dội gồm tám phần ghi lại những năm tháng chiến đấu gian khổ của những đứa trẻ tên Mừng, Quỳnh sơn ca, Lượm, Lép sẹo, Tư dát, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Vệ to đầu… trong Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân ở Huế trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
“Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay/Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm" là những vần thơ nổi tiếng trong bài Hương thầm được nhà thơ sáng tác tặng em trai lên đường ra trận. Nhưng người em đã hi sinh mà chưa kịp biết đến bài thơ.
Với hơn 1.100 trang tư liệu và hàng trăm hình ảnh quý giá, bộ sách "Nam Kỳ và cư dân" của bác sĩ Pháp J.C. Baurac cho chúng ta cái nhìn bao quát về miền Nam xưa.
Thị Nở là nhân vật đặc biệt trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Ai cũng biết nhân vật Thị Nở xấu xí, nhưng qua ngòi bút của nhà văn, Thị Nở xấu đến mức nào?
Chí Phèo là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm, nhiều câu nói, đoạn văn của ông đã trở thành những câu nói, triết lý cho đến ngày nay vẫn đáng suy ngẫm và gây ám ảnh.
Cây táo nở hoa là tên bộ phim đang rất hot hiện nay. Ít người biết rằng tựa đề bộ phim được lấy cảm hứng từ câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Lưu Quang Vũ: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/Tại sao cây táo lại nở hoa.
(Kiến Thức) - Dù là một người mưu lược hơn người nhưng sinh thời Gia Cát Lượng vẫn sợ 3 người. Nhiều người không khỏi tò mò họ là những ai và có điều gì khiến Gia Cát Lượng phải sợ họ.
Số đỏ là tiểu thuyết lừng danh của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Theo lời tác giả: “Số đỏ tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong một xã hội đang tư sản hóa cuối mùa”.
Chùa Báo Ân ở Hà Nội, bến Bính Hải Phòng, trường thi Nam Định trong kỳ thi Hương... là loạt ảnh đặc sắc được in trong ấn phẩm "Xứ Bắc Kỳ xưa - 1890-1894".
Ngoài bức tranh hiện thực về đời sống xã hội của người dân tộc miền núi, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn thu hút bởi những phong tục tập quán độc, lạ như tục bắt vợ, tục cho vay nặng lãi, tục xử kiện, bắt vạ, cúng trình ma...
(Kiến Thức) - Dù có mặt tiền hướng Tây nhưng với việc tạo lớp che chắn ở mặt tiền với nhiều ô cửa sổ kết hợp không gian bên trong bố trí so le, ngôi nhà luôn mát mẻ và giảm chi phí điện năng tối đa.
"Bàn về văn minh" (An Outline of a Theory of Civilization) là tác phẩm kinh điển của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng và giáo dục lỗi lạc của Nhật Bản đã cho thấy hành trình khai sáng và hiện đại hóa Nhật Bản.
"Nguồn gốc cảm xúc – Bí ẩn sống động của bộ não" là một tác phẩm đột phá của giáo sư tâm lý học Lisa Feldman Barrett, thách thức những quan niệm truyền thống về cảm xúc.
“Thương nhớ mười hai” là áng văn được cất nên bởi hoài niệm đã khắc họa nên những đặc sắc nhất của thiên nhiên, con người, phong tục, đời sống, ẩm thực… của Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung.
"Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer", tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ của nhà văn nổi tiếng Mark Twain đã trở thành cuốn sách “gối đầu giường” của bao thế hệ bởi sự hài hước, phiêu lưu và ý nghĩa sâu sắc.
Xuất bản sách khoa học là một trong những lĩnh vực mà Liên hiệp Hội Việt Nam có thể phát huy tối đa thế mạnh, qua đó thực hiện vai trò quan trọng nhất là phổ biến kiến thức.
Cuốn sách “Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống” mang đến những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, về sự kiên cường, mạnh mẽ và cách sống đúng với bản chất của mỗi người.
Với mong muốn giúp cho việc dịch thuật tâm lí học được tốt hơn, Tủ sách Tâm lí học giáo dục Cánh Buồm xuất bản cuốn sách mới “Thuật ngữ Tâm lí học (Anh-Việt-Đức-Pháp)” của dịch giả Hoàng Hưng và dịch giả Nguyễn Viết Dũng.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Đặng Đình Hưng (1924-2024), nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp ra mắt cuốn sách "Di cảo Đặng Đình Hưng"
Cuốn sách “Thành phố phép màu” của tác giả người Anh Edith Nesbit, sẽ đưa các bạn nhỏ đồng hành từng bước dấn thân vào xứ sở kỳ diệu, nơi vạn vật đều có linh hồn, đều có thể cất tiếng nói, có thể lắng nghe nhau…
"Giáng sinh yêu thương" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào người Anh Charles Dickens, gửi tới thông điệp để sống đẹp không bao giờ là quá muộn.
“Mạnh hơn cả cái chết” là tiểu thuyết của nữ nhà văn Colleen Oakley là câu chuyện cảm động về tình yêu, nỗi cô đơn và lòng can đảm của người phụ nữ mắc bệnh “không thể chạm vào ai”.
“Hồi ký “Quỳnh Dao – Chuyện đời tôi” là tác phẩm tự truyện đầy cảm xúc của nữ nhà văn nổi tiếng, cho thấy, đằng sau ánh hào quang là một cuộc đời đầy sóng gió.
“Hội hè lễ tết của người Việt” tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt, giúp người đọc hiểu và yêu hơn văn hóa đất nước, dân tộc.
Cuốn sách “Alexander von Humboldt - Khao khát khám phá những vùng đất lạ” của tác giả Volker Mehnert sẽ khiến người đọc trầm trồ, kinh ngạc với những trải nghiệm trong hành trình khám phá của nhà khoa học lừng danh.
"Văn hóa Gia đình Việt Nam" của tác giả Vũ Ngọc Khánh như một lời nhắc nhở rằng, dù xã hội có thay đổi đến đâu, gia đình vẫn là nơi khởi nguồn của mọi giá trị tốt đẹp, là tế bào quan trọng của xã hội.
Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (VUSTA) tổ chức buổi gặp mặt tri ân các tác giả có tác phẩm được lựa chọn đưa vào bộ sách “Dạy và học Ngữ văn theo phương pháp mới” nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.