Lần đầu tiên phát hiện dấu chân khủng long tại Lạc Sơn, Trung Quốc

Các nhà cổ sinh vật học xác nhận rằng những dấu vết mà một thực khách phát hiện trong sân nhà hàng ở tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc) là dấu chân khủng long có niên đại đầu kỷ Phấn trắng.

Lần đầu tiên phát hiện dấu chân khủng long tại Lạc Sơn, Trung Quốc

Lan dau tien phat hien dau chan khung long tai Lac Son, Trung Quoc

Ảnh minh họa.

Trước đó, ngày 10/7, trong khi dùng bữa tại một nhà hàng ở thành phố Lạc Sơn, ông Âu Hồng Đào đã phát hiện một số vết lõm đặc biệt trên mặt sân tại đây. 
Vốn là một người rất quan tâm đến cổ sinh vật học, ông Âu Hồng Đào đã suy đoán rằng những dấu vết này có thể là dấu chân khủng long và ngay lập tức chia sẻ thông tin này với Phó Giáo sư Hình Lập Đạt làm việc tại Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc.
Ngày 16/7, Phó Giáo sư Hình Lập Đạt đã dẫn đầu một nhóm nhà cổ sinh vật học và tiến hành một cuộc điều tra tại địa điểm nói trên. Các dấu vết sau đó được xác định là dấu tích của hai khủng long ăn cỏ Brontosauruses (còn được gọi là "thằn lằn sấm" - một chi khủng long chân thằn lằn) có niên đại từ đầu kỷ Phấn trắng.
Theo ông Hình Lập Đạt, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng do đây là lần đầu tiên dấu chân khủng long được tìm thấy ở thành phố Lạc Sơn.
Các nhà khoa học cho biết hai con khủng long Brontosauruses, với chiều dài cơ thể khoảng 8 mét, đã để lại dấu chân khi chúng di chuyển dọc theo sông trong điều kiện thời tiết khô cằn của Lạc Sơn cổ đại khoảng 100 triệu năm trước. Phó Giáo sư Hình Lập Phát cho biết khu vực trầm tích này cũng là cơ sở đã tạo nên Lạc Sơn Đại Phật - bức tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới - tọa lạc cách đó chỉ 5km.

Kinh ngạc vũ khí phòng thủ đáng gờm của khủng long mặt sừng

Trong thế giới khủng long, họ Ceratopsiade gồm những loài sở hữu sừng nhọn cùng bộ diềm cứng cáp bao quanh đầu như khiên chắn, đa số sống vào kỷ Phấn Trắng muộn ở Bắc Mỹ. Cũng điểm qua những đại diện nổi bật của khủng long mặt sừng.

Kinh ngạc vũ khí phòng thủ đáng gờm của khủng long mặt sừng
Kinh ngac vu khi phong thu dang gom cua khung long mat sung
Albertaceratops là chi khủng long sống vào khoảng 80-75 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng dài 5 mét, nặng khoảng 3,5 tấn. Phía trên diềm đầu của những con khủng long mặt sừng này có hai chiếc "móc" đặc trưng quay về hai bên. Ảnh: Dinodata.de.
Kinh ngac vu khi phong thu dang gom cua khung long mat sung-Hinh-2
Centrosaurus là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, được tìm thấy tại Canada. Chúng dài 5-6 mét, nặng, 3-4 tấn, có sừng dài ở đầu mõm tương phản với những sừng nhỏ trên diềm. Các hóa thạch cho thấy Centrosaurus quần tụ thành đàn lớn hàng trăm cá thể.

Phát hiện loài khủng long lạ, ăn thịt nhưng không có răng

Các nhà khoa học Brazil đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới. Đáng chú ý tuy được xác định là khủng long ăn thịt nhưng loài này lại không có răng.

Phát hiện loài khủng long lạ, ăn thịt nhưng không có răng
Theo Science Alert, hôm 18/11, các nhà cổ sinh vật học cho biết dấu tích của một loài khủng long chưa từng được biết đến sống cách đây khoảng 70 - 80 triệu năm đã được phát hiện ở Brazil.

Kinh ngạc xương khủng long hóa thành ngọc mắt mèo siêu quý hiếm

Các chuyên gia tìm thấy xương của một loài khủng long cổ đại ở Australia. Do bị opal hóa suốt nhiều thế kỷ nên xương khủng long trở thành ngọc mắt mèo quý giá.

Kinh ngạc xương khủng long hóa thành ngọc mắt mèo siêu quý hiếm
Kinh ngac xuong khung long hoa thanh ngoc mat meo sieu quy hiem
Vào năm 2019, các chuyên gia thông báo tìm được các bộ xương khủng long quý hiếm ở Australia. Điều khiến các chuyên gia bất ngờ hơn là việc bộ xương khủng long bị opal hóa suốt thời gian dài và trở thành ngọc mắt mèo. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới