​Lần đầu tiên đại biểu chất vấn Chủ tịch Quốc hội

Sáng 18/11, lần đầu tiên trong một phiên họp chất vấn của Quốc hội nhiều năm trở lại đây, một đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chủ tịch Quốc hội.

​Lần đầu tiên đại biểu chất vấn Chủ tịch Quốc hội
Lan dau tien dai bieu chat van Chu tich Quoc hoi
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Đại biểu chất vấn Chủ tịch Quốc hội là ông Trần Du Lịch, TP.HCM khi dành cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 3 câu hỏi.
Để tiết kiệm thời gian, ông Trần Du Lịch không nêu câu hỏi tại hội trường mà gửi văn bản đến Chủ tịch Quốc hội, ngay sau khi nhận được văn bản thì Chủ tịch Quốc hội đã đánh giá đây là các câu hỏi chất lượng và lần lượt trả lời từng vấn đề.
Câu hỏi đầu tiên của đại biểu Trần Du Lịch là về phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương, qua chất vấn tại Quốc hội cho thấy nhiều vấn đề thực ra thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, như vậy có cần ban hành một đạo luật riêng về phân cấp không?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không cần ban hành luật riêng, mà cần cố gắng thực hiện tốt Luật tổ chức Chính phủ, Luật chính quyền địa phương, Luật tổ chức Quốc hội, và các văn bản pháp luật liên quan, trong các đạo luật này đã nêu rõ trách nhiệm địa phương đến đâu, trách nhiệm trung ương đến đâu.
“Phân cấp gì đi nữa, trách nhiệm cơ quan hành pháp tối cao là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Không phải địa phương làm sai mà Chính phủ không phải chịu, còn địa phương thì chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Với tinh thần như vậy, Quốc hội không cần làm thêm luật (về phân cấp) này” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Câu hỏi thứ hai của đại biểu Trần Du Lịch là về vấn đề xử lý oan sai có phân biệt lỗi cá nhân hay lỗi công vụ hay không, hay là cứ lấy ngân sách bồi thường? Có cần bổ sung gì về pháp luật không?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói quy định pháp luật hiện hành liên quan đến bồi thường oan sai đã có phân biệt khá rõ, lỗi nào do cá nhân cố ý, lỗi nào do trình độ, do năng lực, lỗi nào do công tác xét xử từ điều tra, truy tố xét xử của các cơ quan tố tụng. Tòa án sẽ phân định.
Một số đạo luật mà Quốc hội sắp thông qua cũng nói rõ trách nhiệm từng chủ thể, là do yếu kém hay do cố ý, nếu mà cố ý thì xử lý hình sự chứ không chỉ bồi thường. Do vậy, chưa cần phải đề xuất với Quốc hội về việc bổ sung luật về vấn đề này. “Trong quá trình làm có vấn đề gì xuất hiện thì cùng nhau suy nghĩ thêm”.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng nêu câu hỏi về quy trình ban hành Luật, hiện nay hầu hết do Chính phủ đề xuất, có những việc nói mãi mà Chính phủ chưa đề xuất, ví dụ Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy có cần bổ sung gì không?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong quy trình làm luật hiện nay, có nhiều chủ thể có thẩm quyền đề xuất dự án luật, từ đại biểu Quốc hội cho đến các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các tổ chức chính trị xã hội khác…
Trong đó Chính phủ là chủ thể quan trọng, là chủ thể chính. Các chủ thể khác cũng có đề xuất, nhưng cho đến nay chưa có đại biểu nào có sáng kiến đề xuất, bản thân đại biểu Trần Du Lịch cũng có thể tự đề xuất. Như vậy, về luật pháp không cần bổ sung, vấn đề là tổ chức thực hiện cho tốt. Quy trình hiện nay rất rộng, rất dân chủ, đặt trách nhiệm cao vào các cơ quan, tổ chức.
“Bộ Kế hoạch và đầu tư thấy rất rõ cần thúc đẩy hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ cuối năm 2014 đã đề nghị về Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã trình Quốc hội và được Quốc hội đưa vào chương trình làm luật. Tuy nhiên vì nhiệm kỳ này nhiều luật rồi nên chuyển qua năm 2016”.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh

Khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13

(Kiến Thức) - Sáng nay (20/5) kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13 chính thức được khai mạc. Nhiều dự thảo luật quan trọng dự kiến được thông qua.

Khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13
Khai mac ky hop thu 9 Quoc hoi khoa 13
 Ảnh minh họa.
Sáng nay, 20/5 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII chính thức được khai mạc. Trọng tâm kỳ họp này là công tác lập pháp với việc thông qua 11 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến đối với 15 dự án luật, liên quan đến kinh tế đất nước và dân sinh.

Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp gần cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, với nội dung đẩy mạnh việc triển khai thi hành Hiến pháp, đồng thời hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ.

Khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII

(Kiến Thức) - Sáng nay, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII  đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến phiên họp sẽ diễn ra trong 31 ngày từ nay đến 28/11.

Khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII
Sau khi đoàn lãnh đạo cấp cao viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào 7h15 sáng nay, lúc 9h, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã chính thức khai mạc.
Khai mac ky hop thu 10 Quoc hoi khoa XIII
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Sau đêm gặp bạn gái, nam thanh niên chết bí ẩn dưới giếng

Sau khi Đồng đi gặp bạn gái ở vườn thanh long về thì mất tích và được phát hiện chết dưới giếng. Giám định thi thể nam thanh niên không có vết thương.

Sau đêm gặp bạn gái, nam thanh niên chết bí ẩn dưới giếng
Vào khoảng 14h ngày 16/11, người dân phát hiện một tử thi đã bốc mùi hôi thối nổi trên mặt nước của giếng trong vườn thanh long tại thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.