Lần đầu nghe thấy âm thanh lốc cát trên Sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu đã lần đầu thu được âm thanh về cơn lốc cát trên Sao Hỏa. Điều này giúp mở ra thêm những hiểu biết về thời tiết và khí hậu trên hành tinh này.

Lần đầu nghe thấy âm thanh lốc cát trên Sao Hỏa

Lan dau nghe thay am thanh loc cat tren Sao Hoa

NASA vào năm 2012 đã ghi lại được hình ảnh cơn lốc cát đã tạo ra cái bóng ngoằn ngoèo trên bề mặt sao Hỏa (vệt trắng). Ảnh: NASA.

"Chúng tôi trúng số độc đắc rồi", nhà nghiên cứu chính Naomi Murdoch nói với AFP sau khi xe thám hiểm thu được âm thanh từ lốc cát.

Theo báo cáo ngày 13/12, giới nghiên cứu kỳ vọng đoạn ghi âm sẽ giúp hiểu rõ hơn về thời tiết và khí hậu trên Sao Hỏa, bao gồm việc bề mặt khô cằn và bầu khí quyển mỏng có thể từng hỗ trợ sự sống.

Lốc cát là hiện tượng phổ biến trên Sao Hỏa, gồm những cơn lốc ngắn chứa bụi, hình thành khi có sự chênh lệch lớn nhiệt độ giữa mặt đất và không khí, theo AFP.

Những cơn lốc cát phổ biến tại miệng hố Jezero, khu vực mà xe thám hiểm tự hành Perseverance hoạt động từ tháng 2/2021. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó ghi lại âm thanh từ cơn lốc cát. Cơn lốc có độ cao khoảng 118 m, rộng 25 m, và di chuyển với vận tốc 5 m/s.

Lan dau nghe thay am thanh loc cat tren Sao Hoa-Hinh-2

Xe tự hành Perseverance trong chuyến thám hiểm Sao Hỏa đầu tiên vào đầu năm 2021. Ảnh: NASA.

"Chúng tôi nghe thấy tiếng gió liên quan đến lốc cát, thời điểm nó xuất hiện, sau đó không còn nghe thấy gì vì đang ở tâm cơn lốc", nhà nghiên cứu hành tinh Murdoch nói.

Bà Murdoch cho biết micro trên xe tự hành đã thu được 308 tiếng bụi khi cơn lốc cát đi qua. Bà ước tính chỉ có 1/200 cơ hội có thể thu được âm thanh của lốc cát, theo ABC News.

Theo bà Murdoch, những bản ghi âm này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu gió trên Sao Hỏa, nhiễu loạn khí quyển và hiện tại là chuyển động của bụi. Kết quả này "chứng minh dữ liệu âm thanh có giá trị như thế nào trong việc khám phá không gian", bà nói.

“Hỏa Diệm Sơn” ngoài hành tinh tiết lộ khả năng Trái Đất hóa địa ngục

Một nghiên cứu mới đây của NASA đã cho thấy Trái Đất của chúng ta đã thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc như thế nào để có thể giữ được trạng thái một hành tinh sống được.

“Hỏa Diệm Sơn” ngoài hành tinh tiết lộ khả năng Trái Đất hóa địa ngục
“Hoa Diem Son” ngoai hanh tinh tiet lo kha nang Trai Dat hoa dia nguc
Công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Way từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA nhắm vào Sao Kim, dựa trên bộ dữ liệu hàng thập kỷ mà NASA đã thu thập về hành tinh này kể từ cuộc "khai phá" của tàu vũ trụ Magellan vào năm 1990. Ngay từ cuộc thám hiểm đầu tiên đó, tàu Magellan đã phát hiện phần lớn bề mặt hành tinh được bao phủ bởi đá bazan núi lửa. 

Kinh ngạc sao Hỏa hóa “quái vật”, xé nát Mặt trăng lớn nhất

Nghiên cứu mới chỉ ra các rãnh song song kỳ lạ trên bề mặt của Phobos – Mặt trăng lớn nhất của Sao Hỏa - có thể là dấu hiệu cho Hành tinh Đỏ đang "xé toạc" vệ tinh này.

Kinh ngạc sao Hỏa hóa “quái vật”, xé nát Mặt trăng lớn nhất
Kinh ngac sao Hoa hoa “quai vat”, xe nat Mat trang lon nhat
 Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa - Phobos - đang có dấu hiệu bị xé toạc bởi lực hấp dẫn cực lớn do Hành tinh Đỏ tác động lên nó. Các rãnh bất thường bao phủ bề mặt của Phobos, trước đây được cho là vết sẹo do tác động của một tiểu hành tinh cổ đại, thực ra là những hẻm núi đầy bụi đang ngày càng rộng ra do mặt trăng này bị lực hấp dẫn kéo dài của sao Hỏa kéo dài.

NASA bắt trọn hình ảnh "nhật thực méo" trên sao Hỏa, chuyên gia kinh ngạc

Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance của NASA đã ghi lại khoảnh khắc Mặt trăng Phobos bay qua phía trước Mặt trời tạo thành "nhật thực méo". Hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa hoàn toàn khác so với trên Trái đất.

NASA bắt trọn hình ảnh "nhật thực méo" trên sao Hỏa, chuyên gia kinh ngạc
NASA bat tron hinh anh
 Khi quan sát hiện tượng nhật thực trên Trái đất, mọi người sẽ thấy Mặt trời và Mặt trăng đều tròn. Thế nhưng, hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa hoàn toàn khác. Mới đây, tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance của NASA đã ghi lại khoảnh khắc nhật thực trên sao Hỏa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới