Làm sao để dân tin những giải thích về “cầu bê tông cốt xốp”?

(Kiến Thức) - Trước tình trạng rút ruột công trình diễn ra nhan nhản, người dân có quyền hoài nghi với những giải thích quen thuộc về nghi vấn “cầu bê tông cốt xốp”.

Làm sao để dân tin những giải thích về “cầu bê tông cốt xốp”?

Dư luận cả nước chưa hết "sốt" vì cầu vượt đường sắt Hà Nội thuộc dự án Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) bị nghi ngờ thi công kiểu "bê tông cốt xốp" thì nay lại càng "nóng" hơn khi cầu Zét qua sông Bùi, thuộc địa bàn xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, cũng bị nghi ngờ là cầu bê tông cốt xốp.

Kết quả khảo sát của phóng viên tại hiện trường thi công cầu Zét cho thấy: "Hai bên thành cầu thực tế có nhiều lỗ thủng, vết vỡ to. PV đã dùng tay cạy sâu vào bên trong thì phát hiện nhiều miếng xốp được xếp chồng lên nhau, trong khi lớp bê tông phủ xốp ở bên ngoài chỉ dày khoảng 1 - 2 cm. Chưa hết, một số chỗ, xốp được bao bọc bởi một lớp nilon mỏng trước khi được phủ bê tông"; "bên trong tường của hai bên thành cầu có hàng chục miếng xốp dày khoảng 2-3cm, xếp thành hàng trước khi được phủ bê tông bên ngoài".

Cầu Zét ở Hà Nội bị nghi là cầu bê tông cốt xốp. Ảnh: Hưng Bùi.
 Cầu Zét ở Hà Nội bị nghi là cầu bê tông cốt xốp. Ảnh: Hưng Bùi.

Người dân phản ánh trong quá trình thi công cây cầu, đơn vị thi công chủ yếu làm việc ban đêm nên rất khó quan sát được họ đang xây dựng thế nào. Hỏi đến ông Chủ tịch UBND xã Tốt Động thì được ông cho hay “không biết chuyện này” (!?)

Còn ông Đoàn Văn Nam – Đại diện đơn vị thi công lí giải: “Trên thành lan can cầu có hộp kỹ thuật với kích thước 20x30cm để phục vụ công tác đấu nối điện sau này. Trong quá trình thi công, nhà thầu có giải pháp thi công là để xốp trong đó đúng kích thước hộp kỹ thuật, sau này chỉ cần moi xốp ra đấu nối hộp kỹ thuật tránh tình trạng phải đục bê tông ảnh hưởng đến công trình”.

Ông Nam cho rằng điều này đã "gây ra sự hiểu lầm cho quần chúng nhân dân”.

Tương tự như thế, chuyện “bê tông làm bằng cát và xốp” tại cầu vượt đường sắt thuộc dự án Đường trục phía Nam, cũng được Sở GTVT Hà Nội giải thích rằng: "Trong quá trình thi công điện chiếu sáng, đơn vị thi công đã đục tấm đan bê tông kích thước 1mx1,175m để luồn dây cáp đấu vào cột đèn chiếu sáng nhưng chưa thực hiện đấu dây ngay và cũng chưa thực hiện lấp hố. Sau đó đơn vị thi công lát hè (không phải đơn vị thi công chiếu sáng) đã cho đặt 1 tấm xốp khoảng 40cm x 40cm và rải vữa xi măng lát tạm hè để đảm bảo an toàn (mục đích đặt tấm xốp là để khi đấu dây chính thức sẽ tiện cho việc dỡ lên và lát hè lại). Đầu năm 2015, đơn vị thi công chiếu sáng lại đào các vị trí này để đấu dây và lại để nguyên hố đào cho đến thời điểm các cơ quan báo chí phản ánh".

Sở GTVT Hà Nội còn khẳng định: "Một số hình ảnh báo chí đã đăng tải có lớp xốp dưới lớp gạch lát hè là tại các vị trí cạnh cột đèn chiếu sáng trên cầu (24 vị trí). Việc này không ảnh hưởng đến kết cấu mặt cầu và thực tế không có việc đổ bê tông bằng xốp".

Những lớp xốp dày, xếp thành hàng bên trong lớp tường bê tông thành cầu Zét (xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Hưng Bùi.
 Những lớp xốp dày, xếp thành hàng bên trong lớp tường bê tông thành cầu Zét (xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Hưng Bùi.

Trước những thông tin trái chiều như thế, niềm tin của người dân đang bị "thử thách". Tin ai bây giờ giữa một bên là truyền thông và một bên là cơ quan chủ quản và đơn vị thi công?

Đọc các bình luận của độc giả trên các trang mạng về vấn đề này, tôi thấy có hai luồng ý kiến trái chiều.

Luồng ý kiến thứ nhất, cho rằng việc thi công có vấn đề, và lo ngại chất lượng công trình không đảm bảo.

Luồng ý kiến thứ hai, cho rằng việc dùng xốp để đánh dấu theo như giải thích của đơn vị thi công là điều bình thường trong kĩ thuật xây dựng cầu đường hiện nay. Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia và những người đang công tác trong ngành xây dựng.

Câu chuyện "cầu bê tông cốt xốp" xem ra đang đẩy dư luận thành hai phía đối lập nhau.

Phải chăng nhiều người không am hiểu về kỹ thuật nên la lên gây hoang mang?

Hay trong chuyện này có biểu hiện của cái gọi là "rút ruột công trình"?

Để trả lời hai câu hỏi này, tôi tán thành ý kiến sau đây của một chuyên gia, ông Nguyễn Ngọc Long, phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam: Cần thanh tra, kiểm định toàn bộ dự án mới có thể đánh giá đúng đắn, xác thực nhất. Chủ đầu tư, tư vấn giám sát không được bao che cho nhà thầu. Làm sai thì phải làm lại.

Về phía cơ quan chủ quản là Sở GTVT cần giao cho các kỹ sư cầu đường có uy tín trình bày trên các phương tiện truyền thông chính thống, đại chúng để mọi người hiểu hơn về kỹ thuật xây dựng đang áp dụng hiện nay.

Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng làm những việc cần thiết, người dân có quyền và vẫn đang hoài nghi trước những giải thích quen thuộc về nghi vấn “cầu bê tông cốt xốp”, nhất là khi tình trạng rút ruột công trình đang diễn ra nhan nhản như hiện nay.

Cận cảnh đập hộp Blackberry Classic phiên bản trắng

(Kiến Thức) - Cùng chiêm ngưỡng cận cảnh đập hộp chiếc điện thoại Blackberry Classic phiên bản màu trắng chính hãng cũng đã có mặt tại Việt Nam.

Cận cảnh đập hộp Blackberry Classic phiên bản trắng
Can canh dap hop Blackberry Classic phien ban trang
 Về thiết kế, Blackberry Classic màu trắng không có sự thay đổi lớn trong hình dáng, vẫn là theo lối truyền thống với một màn hình cỡ vừa đi cùng cụm bàn phím Qwerty.
Can canh dap hop Blackberry Classic phien ban trang-Hinh-2
 Toàn bộ hộp đựng và phụ kiện đi kèm tương tự như phiên bản màu đen trước đó, gồm: sạc, cáp, tai nghe, sách hướng dẫn và cây chọc SIM

Những điện thoại BlackBerry bàn phím Qwerty nổi bật nhất thế giới

(Kiến Thức) - Giữa hàng loạt điện thoại có màn hình cảm ứng thì vẫn còn những chiếc BlackBerry bàn phím Qwerty được nhiều khách hành yêu thích.

Những điện thoại BlackBerry bàn phím Qwerty nổi bật nhất thế giới
Nhung dien thoai BlackBerry ban phim Qwerty noi bat nhat the gioi
 Bàn phím Qwerty xuất phát từ sáu ký tự đầu tiên nhìn thấy trên hàng phím chữ đầu tiên của bàn phím. Chiếc BlackBerry bàn phím Qwerty mới nhất của hãng - BlackBerry Mercury vừa lộ ảnh thực tế, thu hút sự chú ý của khiến nhiều tín đồ công nghệ. Ảnh: Phonearean. 
Nhung dien thoai BlackBerry ban phim Qwerty noi bat nhat the gioi-Hinh-2
 Mercury sử dụng bàn phím 4 hàng, và chạy hệ điều hành Android. Màn hình cảm ứng, rộng khoảng 4.2 - 4.5 inch. Sản phẩm có thể ra mắt vào tháng 2 năm sau. Ảnh: SlashGear.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.