Làm mới các động lực: Từ lý luận và thực tiễn của PVN

Quản trị biến động; bổ sung động lực mới; làm mới động lực cũ là phương châm để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) “tạo nguồn năng lượng mới”, tiếp tục “vươn tới những đỉnh cao” trong mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2024.

Xét về các khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn, phương châm này chính là sự bổ sung những nội dung mới và phát triển chất lượng các yếu tố trong phương thức sản xuất cả về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn hiện nay.
Trên quan điểm này, lãnh đạo PVN đã cụ thể hóa bằng các mục tiêu và chương trình hành động cụ thể, trong đó có thể kể đến như:
Về bổ sung và làm mới các động lực liên quan đến công cụ lao động
Trên phạm vi thế giới, lực lượng sản xuất nói chung và tư liệu sản xuất nói riêng đang có những thay đổi rất nhanh với các công nghệ mới. Tại Việt Nam cũng đang thay đổi theo xu thế nói trên. PVN được đánh giá là tiên phong trong triển khai và áp dụng các công nghệ mới, thông minh theo hướng hiện đại dựa trên nền tảng số theo chiến lược và lộ trình chuyển đổi số đã được phê duyệt bao trùm hoạt động SXKD của PVN nhằm “hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dịch chuyển mô hình kinh doanh, tối ưu phương thức hoạt động và nâng cao năng lực quản trị vận hành trên toàn PVN”.
Lam moi cac dong luc: Tu ly luan va thuc tien cua PVN
 Ký kết liên kết chuỗi giữa các đơn vị là động lực phát triển của PVN
Ví dụ trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác, áp dụng các công cụ, công nghệ mới để phân tích trạng thái mỏ, xây dựng các kịch bản, tăng cường hiệu quả quản lý mỏ, nâng cao chất lượng giếng khoan, gia tăng hệ số thu hồi. Đặc biệt là trên cơ sở các thành tựu vừa qua, tiếp tục rút kinh nghiệm, quy trình hóa để rút ngắn thời gian đưa các phát hiện, các giếng thăm dò vào khai thác, biến những vấn đề chưa khả thi thành khả thi, tiềm năng thành hiện thực; cũng như áp dụng các giải pháp can thiệp giếng theo công nghệ mới dựa trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhận tạo AI…
Bổ sung và làm mới các động lực liên quan đến đối tượng lao động
Đẩy nhanh việc triển khai các dự án trên các lĩnh vực chính, các dự án có sự lan tỏa, tác động lớn trong chuỗi giá trị và đóng góp lớn cho nền KTXH, đảm bảo nền tảng cho mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và phát triển xanh; góp phần cân đối cấu trúc giá trị trong các phân khúc và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của PVN như chuỗi dự án Lô B – Ô Môn. Bên cạnh đó là các bổ sung mới đáp ứng yêu cầu chuyển dịch năng lượng như các nghiên cứu và phát triển các dự án thu giữ, chôn lấp CO2 (ước tính 700 tỷ USD doanh thu), về điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo khác…
Trong chiến lược của mình, PVN luôn nhấn mạnh đến vai trò của thị trường, coi thị trường vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để bổ sung động lực trong việc bù đắp và gia tăng giá trị các lĩnh vực hoạt động của PVN; đặc biệt trong bối cảnh thị trường toàn cầu phân mảnh, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy tạo nên dư thừa hoặc khan hiếm phi truyền thống. Cùng với các chuyển đổi đến từ cách mạng công nghệ và ảnh hưởng của địa chính trị - kinh tế, việc tìm kiếm và thiết lập các không gia phát triển mới, bền vững, thân thiện và xanh bao gồm mở rộng thị trường, các địa bàn hoạt động trong nước, quốc tế, và không gian số là nhu cầu khách quan trong nhận thức và vận dụng về vai trò và mối quan hệ của đối tượng lao động, nhằm nhất quán trong quan điểm bổ sung và làm mới các động lực phát triển.
Bổ sung và làm mới các động lực liên quan đến nguồn lực lao động
Văn kiện Đại hội XIII cũng khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao… Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học- công nghệ”. Lý luận chỉ ra rằng “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”. Việc PVN đang nỗ lực xây dựng và phát triển hệ sinh thái theo hướng mở, một mặt vừa tạo thuận tiện tối đa cho các đơn vị và các giải pháp áp dụng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí dựa trên chia sẻ tài nguyên chung; mặt khác các giải pháp thông minh và hệ thống công cụ, công nghệ mới theo xu thế hiện đại đã thúc đẩy và “buộc” người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng, để “làm mới” bản thân. Từ đó, năng suất lao động được cải thiện. Kiến tạo môi trường thông minh sẽ tạo nên người lao động thông minh.
Về bổ sung và làm mới các động lực liên quan đến quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
Sở hữu tư liệu sản xuất là một khía cạnh của xã hội giữa con người và con người trong việc thống nhất tài nguyên và cải cách xã hội thông qua việc sở hữu và kiểm soát các tư liệu sản xuất trong xã hội. Hiện nay, PVN đang nỗ lực triển khai Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025 đã được phê duyệt.
Mặt khác, như đã đề cập, việc hình thành và phát triển hệ sinh thái sản xuất kinh doanh của PVN cùng với chiến lược chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện để gia tăng hiệu quả khai thác tư liệu sản xuất sở hữu cho các đơn vị và cả tập đoàn, tiết giảm nguồn vốn, thời gian; làm tăng mức lợi nhuận và doanh thu trên từng đơn vị vốn và tài sản cũng như năng suất lao động. Đồng thời sẽ thúc đẩy sự hợp tác mới để giải quyết các thách thức đang gia tăng, khai thác sức sáng tạo và đổi mới, các ứng dụng trong nghiên cứu triển khai, cũng như các mô hình, giao thức trong quản lý, điều hành.
Về bổ sung và làm mới các động lực liên quan đến quan hệ quản lý, điều hành
Đây là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định đối với thành công của một doanh nghiệp. Quan hệ quản lý sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đối với PVN là các lĩnh vực trọng yếu, cũng là các khối SXKD như tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (E&P), công nghiệp khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp lọc hóa dầu và lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao. Trong thời gian qua, những vấn đề về thể chế đã được PVN đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ ưu tiên và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như hệ thống quy phạm pháp luật đối với hoạt động dầu khi, như Luật Dầu khí mới đã được Quốc hội ban hành. Tuy vậy, với đặc điểm và quy mô của một tập đoàn như PVN, Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo rà soát, chủ động kiến nghị để bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan đến từng lĩnh vực nhằm bổ sung, tạo động lực mới cho mục tiêu phát triển bao trùm, bền vững, vì lợi ích quốc gia và dân tộc. Mặt nữa là quyết tâm biến văn hóa vừa là nền tảng vừa trở thành động lực quan trọng, nâng tầm văn hóa và giá trị đóng góp của văn hóa trong hệ giá trị PetroVietnam.
Về bổ sung và làm mới các động lực liên quan đến quan hệ phân phối kết quả
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là các động lực liên quan đến mối quan hệ phân phối. Mối quan hệ này tác động với các mối quan hệ đã nêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quá trình tái sản xuất, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Thông điệp của lãnh đạo PVN là tiếp tục rà soát quy định, đảm bảo thu nhập song hành với tăng trưởng; phúc lợi chính đáng, công bằng của người lao động là một trong những mục tiêu quan trọng của PVN.
Với cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai cho thấy PVN đang chủ động triển khai làm mới, bổ sung các động lực, sản phẩm mới; đánh giá kết quả cụ thể, lượng hóa giá trị từng động lực, sản phẩm, dịch vụ. Người lao động dầu khí tin tưởng với cách tiếp cận khoa học, phương châm phù hợp với bối cảnh hoạt động để quản trị biến động, tiếp tục vượt qua các thách thức, cùng cả nước "tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh. 

PVS, PVD, GAS và PVB kỳ vọng lãi sao khi dự án Lô B tiến triển đáng kể?

Diễn biến này kỳ vọng dự án Lô B sẽ nhận được quyết định đầu tư cuối cùng vào cuối năm 2023 hoặc nửa đầu 2024 và sẽ hỗ trợ việc khai thác dòng khí đầu tiên từ trong 2027.

PVS, PVD, GAS và PVB kỳ vọng lãi sao khi dự án Lô B tiến triển đáng kể?
Vào ngày 30/10, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đối tác nước ngoài đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận khung (HOA) để khai thác dòng khí đầu tiên từ dự án Lô B vào năm 2027.
Diễn biến này khẳng định kỳ vọng của Chứng khoán Vietcap (VCSC) rằng dự án Lô B sẽ nhận được quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối năm 2023 hoặc nửa đầu năm 2024.

EVN, PVN, TKV vi phạm trong thực hiện quy hoạch điện VII điều chỉnh?

TTCP kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với EVN, PVN, TKV và các ban tham mưu, các đơn vị thành viên có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm.

EVN, PVN, TKV vi phạm trong thực hiện quy hoạch điện VII điều chỉnh?
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu PVN kiểm điểm, xử lý trách nhiệm về xăng dầu

Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm về xăng dầu.

Tại Kết luận thanh tra số 1061/KL-TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu vừa công bố, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Theo kết luận thanh tra, nguồn xăng dầu trong nước chủ yếu do 2 Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn cung cấp, với sản lượng năm 2021 là 14,31 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng 63,3% thị trường tiêu thụ trong nước (năm 2021).

Thanh tra Chinh phu yeu cau PVN kiem diem, xu ly trach nhiem ve xang dau
 Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn nhận Ủy quyền từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bao tiêu sản phẩm) hiện tại bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (KDXD) theo phương thức đàm phán và phân loại khách hàng chưa theo phương thức đấu giá cạnh tranh. 

"Việc mua bán xăng dầu như trên là chưa khách quan, chưa đảm bảo cạnh tranh công khai, minh bạch.", kết luận nêu rõ.

Vì thế, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn nhận ủy quyền từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, triển khai thực hiện việc đấu giá bán sản phẩm xăng dầu, bảo đảm việc mua bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch.

Kết luận cũng nhấn mạnh, Bộ Công Thương là cơ quan điều phối khối lượng xăng dầu nhập khẩu và tổng nguồn xăng dầu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, nhưng Bộ Công Thương không hướng dẫn, quản lý các thương nhân đầu mối KDXD nhập khẩu xăng dầu theo Quý, dẫn đến không có kế hoạch, tiến độ chung để quản lý; các thương nhân đầu mối KDXD nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch kinh doanh riêng của từng đơn vị nên khi nhập khẩu xăng dầu về bán bị lỗ hoặc khó khăn, nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã dừng không nhập khẩu xăng dầu.

Đến cuối năm, các đơn vị chưa nhập khẩu xăng dầu đủ hạn mức tối thiểu báo cáo Bộ Công Thương xin điều chỉnh. Mặc dù, các văn bản của thương nhân đầu mối KDXD không nêu rõ lý do hoặc lý do không phù hợp, thời gian gửi báo cáo chậm hơn theo quy định, nhưng đều được Bộ Công Thương chấp thuận.

Các thương nhân đầu mối KDXD có vai trò như nhau nhưng do cách quản lý, điều hành thiếu khách quan, công bằng của Bộ Công Thương, dẫn đến một số thương nhân đầu mối KDXD phải thực hiện nhiệm vụ của một số thương nhân đầu mối KDXD còn lại, do đó nhiều thương nhân không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ khi cần thiết.

"Qua đó cho thấy, trong trường hợp nguồn cung xăng dầu đòi hỏi cấp thiết, việc điều hành xuất, nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công Thương không hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến gián đoạn nguồn cung xăng dầu.", Thanh tra Chính phủ kết luận.

Trong một diễn biến khác, Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Quyết định về việc xác minh tài sản, thu nhập 56 người có chức vụ, quyền hạn tại một số cơ quan quản lý nhà nước và các tập đoàn lớn, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nội dung xác minh là tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các bản kê khai tài sản, thu nhập tính đến ngày 31/12/2022; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với bản kê khai tài sản, thu nhập.

Thời hạn xác minh là 45 ngày kể từ ngày ban hành quyết định này. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.
BSR và hành trình khẳng định giá trị

BSR và hành trình khẳng định giá trị

Ngày 12/12/2024, HOSE đã chính thức chấp thuận cho đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu BSR, tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của Công ty.
BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

Tuần qua, tuyến xe hành chính tuyến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và ngược lại, được đưa vào vận hành phục vụ người lao động Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.