Lâm Đồng: Xuất hiện thú lạ, sát hại vật nuôi

Theo mô tả của một người dân, con thú "mẹ" to cao bằng nửa chiếc xe máy, dài khoảng hơn 1 mét, có lông màu trắng xám pha đen, chạy rất nhanh.

Lâm Đồng: Xuất hiện thú lạ, sát hại vật nuôi

Theo phản ánh của người dân, liên tiếp trong những ngày qua tại thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng) xuất hiện hai con thú lạ tấn công vật nuôi của người dân trong thôn, khiến bà con nơi đây hoang mang, lo lắng. Điều đáng e ngại là khu vực thú lạ xuất hiện nằm sát sân bay Liên Khương.

Ngày 17/9, phóng viên đã đến thôn Nghĩa Hiệp để tìm hiểu sự việc. Theo người dân trong thôn, vào những tối trước đó, nhiều người nghe thấy tiếng kêu của gia cầm (chủ yếu là ngan, ngỗng) nuôi trong sân nhà, khi kiểm tra nhanh đã phát hiện tất cả những vật nuôi này bị sát hại.

Sự việc lặp lại nhiều lần và ở nhiều gia đình đã khiến cả trăm hộ dân trong khu vực lo lắng. Một số gia đình đã phải gửi con nhỏ ở nơi khác để đề phòng bất trắc.

Dấu chân do thú lạ để lại.
Dấu chân do thú lạ để lại.  

Do nghi ngờ thú lạ là báo, cọp, nên hầu hết người dân trong thôn đi làm rẫy phải về sớm hơn bình thường và không dám ra ngoài vào buổi tối.

Theo mô tả của ông Mông Ngọc Bích - một người dân trong thôn có gia cầm bị thú bắt ăn thịt, con thú "mẹ" to cao bằng nửa chiếc xe máy, dài khoảng hơn 1 mét, có lông màu trắng xám pha đen, chạy với tốc độ rất nhanh. Ông Bích cho biết thêm, vào đêm 16/9 thì xuất hiện thêm một con thú "con."

Anh Lê Xuân Tình, trú cùng xóm với ông Bích khi đi chơi về lúc 21 giờ ngày 16./9 cũng nhìn thấy con thú ngồi phía cuối vườn, đang ăn một con ngỗng, dáng to cao, khi hô hoán thì nó vụt chạy vào vườn càphê.

Nhiều người khác cho biết, buổi tối hai con thú lạ thường di chuyển từ khu vực dưới suối đi lòng vòng trong xóm để săn tìm mồi, chúng phát ra tiếng gầm ghê sợ.

Khảo sát khu vực có thú lạ xuất hiện, chúng tôi thấy có rất nhiều dấu chân với đường kính lớn nhất là 13cm, có cả dấu móng vuốt để lại trên mặt đất.

Chị Nguyễn Thị Hoa, một người dân trong thôn dẫn chúng tôi đi xem những dấu chân thú và kể: "Lúc 1 giờ sáng tôi cùng chồng nghe thấy tiếng động lạ phía sau khu vực chăn nuôi, nghe tiếng kêu của con gà trống, hai vợ chồng ra đến nơi thì con gà đã biến mất, hiện trường để lại rất nhiều dấu chân thú lạ và vết máu."

Gia đình ông Mông Ngọc Minh, ông Lý Cỏng Gìn cũng có ngan, ngỗng, gà bị thú ăn thịt mất. Vợ chồng ông Gìn còn phát hiện trên mặt sân bằng đất ngay trước phòng vợ chồng ông nằm dày đặc vết chân thú có vuốt với một dấu tròn ở giữa.

Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đã xác nhận có hai con thú nghi là cọp hoặc báo xuất hiện tại khu vực sát sân bay Liên Khương; đồng thời cảnh báo người dân đề phòng cảnh giác.

Ngày 17/8, trao đổi qua điện thoại, ông Võ Danh Tuyên, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết Chi cục sẽ cử cán bộ đi kiểm tra, xác minh sự việc thú lạ xuất hiện trong khu dân cư sát sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) theo phản ánh của người dân thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Cũng trong ngày 17/9, công tác xác minh thú lạ mới được Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng tiến hành bước đầu. Lực lượng kiểm lâm đã đến hiện trường lấy dấu chân thú bằng thạch cao để đưa đi giám định.

Trong khi đó, lãnh đạo sân bay Liên Khương cho biết sẽ phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng và Hạt Kiểm lâm Đức Trọng để tăng cường kiểm tra an ninh khu vực xung quanh sân bay.

Độc nhất vô nhị loài “chuột túi biết bay” của Việt Nam

(Kiến Thức)  - Thật bất ngờ khi biết VN cũng có một loài thú có túi, giống như các loài chuột túi nổi tiếng Kangaroo của Australia. Hơn thế, chúng còn biết bay…

Độc nhất vô nhị loài “chuột túi biết bay” của Việt Nam
Chồn bay (Cynocephalus variegatus) rất xứng đáng để đứng đầu bảng trong danh sách các loài thú lạ lùng ở Việt Nam.
 Chồn bay (Cynocephalus variegatus) rất xứng đáng để đứng đầu bảng trong danh sách các loài thú lạ lùng ở Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của chúng là có “cánh”, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.
 Đặc điểm nổi bật của chúng là có “cánh”, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.

Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa với “cánh” của mình.
 Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa với “cánh” của mình.

Chúng chủ yêu lượn từ trên cao xuống thấp nên vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”.
 Chúng chủ yêu lượn từ trên cao xuống thấp nên vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”.

Trong bóng đêm, chồn bay nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng rất chính xác. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.
 Trong bóng đêm, chồn bay nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng rất chính xác. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.

Ngoài khả năng bay, điểm độc đáo thứ hai của chồn bay là con sơ sinh rất yếu và được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.
 Ngoài khả năng bay, điểm độc đáo thứ hai của chồn bay là con sơ sinh rất yếu và được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.

Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, mặc dù chồn bay được coi là một loài thú có vú hoàn chỉnh.
 Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, mặc dù chồn bay được coi là một loài thú có vú hoàn chỉnh.

Được gọi là “chồn” nhưng chúng không có liên hệ gì với các loài chồn thông thường. Chúng thuộc một họ động vật duy nhất và cũng gồm một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam.
 Được gọi là “chồn” nhưng chúng không có liên hệ gì với các loài chồn thông thường. Chúng thuộc một họ động vật duy nhất và cũng gồm một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam.

Các nghiên cứu cho thấy chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.
 Các nghiên cứu cho thấy chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.

Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34–38 cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.
 Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34–38 cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.

Chúng là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.
 Chúng là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.

Làm tổ trong các bọng cây cao 20 - 50m, chồn bay hầu như không bao giờ xuống mặt đất.
 Làm tổ trong các bọng cây cao 20 - 50m, chồn bay hầu như không bao giờ xuống mặt đất.

Chúng luôn bám vào thân cây với bộ móng sắc nhọn. Khi không bay, loài thú này di chuyển khá chậm chạp bằng các chi.
 Chúng luôn bám vào thân cây với bộ móng sắc nhọn. Khi không bay, loài thú này di chuyển khá chậm chạp bằng các chi.

Ở Việt Nam, chồn bay phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh.
 Ở Việt Nam, chồn bay phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh.

Đây là một loài thú rất quý hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng là một loài động vật đang nằm trong tình trạng nguy cấp.
 Đây là một loài thú rất quý hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng là một loài động vật đang nằm trong tình trạng nguy cấp.

Trong 10 năm gần đây, ít nhất 50% quần thể chồn bay đã biến mất do chặt phá rừng làm mất nơi cư trú của chúng. Việc săn bắn để lấy thịt cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài động vật này. Ảnh: Internet.
 Trong 10 năm gần đây, ít nhất 50% quần thể chồn bay đã biến mất do chặt phá rừng làm mất nơi cư trú của chúng. Việc săn bắn để lấy thịt cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài động vật này. Ảnh: Internet.

Ảnh độc về động vật quý hiếm Việt Nam

(Kiến Thức) - Để nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã, họa sĩ Mỹ Brendan Wenzel đã thực hiện một loạt tranh độc đáo về các loài vật quý hiếm ở VN.

Ảnh độc về động vật quý hiếm Việt Nam
Voi (Elephas maximus) là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, hiện tại, voi hoang dã ở Việt Nam đang trong tình trạng nguy ngập. Hình ảnh được họa sĩ Brendan Wenzel đăng tải trên website cá nhân Brendanwenzel.info.
 Voi (Elephas maximus) là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, hiện tại, voi hoang dã ở Việt Nam đang trong tình trạng nguy ngập. Hình ảnh được họa sĩ Brendan Wenzel đăng tải trên website cá nhân Brendanwenzel.info.
Dù đã được nhân nuôi sinh sản, cầy mực (Arctictis binturong) còn rất ít trong tự nhiên ở Việt Nam.
 Dù đã được nhân nuôi sinh sản, cầy mực (Arctictis binturong) còn rất ít trong tự nhiên ở Việt Nam. 

Mưa kim cương và sự thật “điên khùng” trong hệ Mặt trời

(Kiến Thức) - Hệ Mặt trời còn ẩn chứa trong mình rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết được.

Mưa kim cương và sự thật “điên khùng” trong hệ Mặt trời
Bề mặt của sao Hỏa. Sao Hỏa là vương quốc của những trận bão và lốc xoáy. Chúng thổi bay lớp oxit sắt (nguyên nhân khiến đất trên sao Hỏa có màu đỏ), làm lộ ra màu xám của lớp đất bazan nằm phía dưới.
 Bề mặt của sao Hỏa. Sao Hỏa là vương quốc của những trận bão và lốc xoáy. Chúng thổi bay lớp oxit sắt (nguyên nhân khiến đất trên sao Hỏa có màu đỏ), làm lộ ra màu xám của lớp đất bazan nằm phía dưới.
Hành tinh biến mất. Các nhà thiên văn từ lâu đã phát hiện ra sự khác biệt trong quỹ đạo của những đám khí khổng lồ, đặc biệt là chúng có vẻ như không giống với bất kỳ một mẫu hành tinh nào hình thành sau khi hệ Mặt trời được thành lập. Nhiều giả thuyết cho rằng hệ Mặt trời của chúng ta từng có cả một hành tinh lớn gấp 10 lần Trái đất, có tên gọi Tycho. Hành tinh này dường như đã văng ra khỏi hệ Mặt trời và đi vào không gian từ hàng nhiều tỉ năm trước.
 Hành tinh biến mất. Các nhà thiên văn từ lâu đã phát hiện ra sự khác biệt trong quỹ đạo của những đám khí khổng lồ, đặc biệt là chúng có vẻ như không giống với bất kỳ một mẫu hành tinh nào hình thành sau khi hệ Mặt trời được thành lập. Nhiều giả thuyết cho rằng hệ Mặt trời của chúng ta từng có cả một hành tinh lớn gấp 10 lần Trái đất, có tên gọi Tycho. Hành tinh này dường như đã văng ra khỏi hệ Mặt trời và đi vào không gian từ hàng nhiều tỉ năm trước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới