Lái xe khách nói về khoảnh khắc tông xe cứu hỏa chạy ngược chiều

(Kiến Thức) - "Thời điểm đó, trên xe khách có 40 khách nên tôi không dám mạo hiểm đánh lái vì sợ lật sẽ gây thương vong nhiều hơn", tài xế xe khách tông xe cứu hỏa ngược chiều phân trần.

Lái xe khách nói về khoảnh khắc tông xe cứu hỏa chạy ngược chiều
Thông tin mới nhất liên quan vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giữa xe khách và xe cứu hỏa ngược chiều khiến một chiến sĩ PCCC tử vong, nhiều người bị thương, lái xe khách Đỗ Mạnh Hùng vừa lên tiếng phân trần về tình huống xảy ra vụ tai nạn.
Theo lời anh Đỗ Mạnh Hùng, hời điểm hiện tại, anh vẫn chưa ổn định được tinh thần. Đồng thời cho biết, vào thời điểm xảy ra tai nạn, trời có mưa nhỏ, đường trơn nên anh chạy xe với vận tốc 85km/h thay vì 100km/h như đoạn đường cho phép.
“Do trời mưa, đường trơn nên tôi đi với vận tốc 85km/h, đến ngã 3 đoạn cầu vượt Thường Tín – Hà Nội thì chiếc xe cứu hỏa không quan sát, đi thẳng từ đường nhánh đi ra ngược đường, lấn làn khiến tôi quá bất ngờ và không xử lý kịp nên đã đâm trực diện vào xe cứu hỏa”, tài xế xe khách thuật lại.
Lai xe khach noi ve khoanh khac tong xe cuu hoa chay nguoc chieu
 Hiện trường xảy ra vụ tai nạn.
Tài xế xe khách tông xe cứu hỏa có 14 năm làm nghề lái xe, trong đó có 8 năm chạy tuyến Thanh Hóa – Hà Nội, mỗi ngày 2 lượt chạy trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết: “Bất kỳ lái xe nào cũng đều biết đường cao tốc các xe thường chạy với tốc độ cao nên việc chạy ngược đường sẽ rất nguy hiểm, chưa kể đến việc xe cứu hỏa lấn làn” - anh Mạnh nói.
“Khi xe lưu thông với tốc độ cao mà gặp chướng ngại vật đằng trước, trong đầu tôi đã tính đến chuyện đánh lái để tránh nhưng do quá bất ngờ, đường trơn sẽ khiến xe bị lật hoặc gây tai nạn cho xe khác đang lưu thông cùng chiều. Do vậy, tôi chỉ kịp nhấn chân phanh hết cỡ và không dám đánh lái vì sợ gây tai nạn thêm cho các phương tiện khác thì sẽ có nhiều thương vong hơn. Tôi chắc chắn rằng, bất cứ tài xế nào ở trong tình huống của tôi cũng khó xử lý, tránh được vụ tai nạn. Hơn nữa, thời điểm đó, trên xe khách có 40 khách nên không dám mạo hiểm đánh lái vì sợ lật sẽ gây thương vong nhiều hơn”, anh Hùng thông tin.
Anh Hùng cũng cho hay, thời điểm trước khi vụ tai nạn xảy ra, anh biết là xe cứu hỏa được ưu tiên, chạy ngược đường và không giới hạn tốc độ. Tuy nhiên, khi tới ngã 3 lại điều khiển xe chạy ngược đường thì trước khi ra cao tốc, lái xe cứu hỏa phải dừng lại quan sát, chạy chậm vào làn khẩn cấp. Lúc này, mới an toàn và đi cứu người được, nếu không chưa cứu người mà còn gây thương vong cho nhiều người khác.
Theo lời lái xe từ khi vụ tai nạn xảy ra, anh Mạnh đã nhận được triệu tập của Công an TP. Hà Nội đến trụ sở lấy lời khai, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của vụ tai nạn với xe cứu hỏa ngược chiều, nhưng do sức khỏe chưa bình phục nên anh Hùng chưa thể chấp hành.
Clip vụ tai nạn xe khách va xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Nguồn FB:
Trước đó, vào khoảng 16h30 ngày 18/3, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội nhận được tin báo từ Trung tâm cứu thương 115 tại khu vực Trạm thu phí Vạn Điểm - Đỗ Xá hướng Hà Nam - Hà Nội trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe khách và xe tải dẫn đến một số người bị thương và mắc kẹt trong xe cần cứu hộ, cứu nạn. Nhận được tin báo, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã điều động Phòng Cảnh sát PCCC số 12 xuất một xe cứu nạn, cứu hộ và 7 chiến sĩ PCCC đến hiện trường thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
Do vị trí xảy ra tai nạn và tình hình ùn tắc giao thông hiện tại trên tuyến đường, để tiếp cận hiện trường nhanh nhất, xe cứu hỏa đã thực hiện quyền ưu tiên, đi vào đường ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Quá trình chạy, các thiết bị đèn, còi,… đều được kích hoạt sử dụng. Tuy nhiên, trên đường tiếp cận hiện trường vụ tai nạn, xe cứu hỏa đã xảy ra va chạm giao thông với xe khách 29B - 078.43 tại địa điểm gần Trạm thu phí Thường Tín (xã Văn Bình, huyện Thường Tín).

BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ nói về nghi vấn dựng cảnh "tắc đường từ xa"

Ông Vũ Ngọc Oánh, Phó TGĐ Công ty BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, cho biết không có việc sắp đặt tắc đường từ xa để tránh mở cửa các trạm thu phí.

BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ nói về nghi vấn dựng cảnh "tắc đường từ xa"
Tối 1/5, nhiều lái xe đã đăng tải lên các diễn đàn giao thông về việc “ùn tắc bất thường” trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Hai xe khách tông nhau kinh hoàng trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ

(Kiến Thức) - Đang di chuyển trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, hai xe khách bất ngờ va chạm với nhau khiến cả hai xe hư hỏng nặng, nhiều người bị thương.

Hai xe khách tông nhau kinh hoàng trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
Thông tin ban đầu về vụ tai nạn xe khách đâm nhau biến dạng trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ xảy ra vào khoảng 6h sáng 29/8, tại Km 208+500 Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Thời điểm trên, hai xe khách mang biển kiểm soát Thanh Hóa và chiếc xe biển kiểm soát Lào Cai đang di chuyển theo hướng Hà Nam đi Hà Nội. Tuy nhiên khi đến Km 208 +500 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ bất ngờ va chạm với nhau.

BOT phải xả trạm nếu ùn tắc từ 700m trở lên: Có ai giám sát?

Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc đều chủ động phương án ứng phó đảm bảo ATGT, có kế hoạch xả trạm nếu xảy ra ùn tắc.

BOT phải xả trạm nếu ùn tắc từ 700m trở lên: Có ai giám sát?
Đó là chỉ đạo và là yêu cầu bắt buộc của Bộ GTVT. Theo đó, để đảm bảo giao thông qua các trạm thu giá được thông suốt và an toàn, Bộ GTVT đã chỉ đạo các nhà đầu tư BOT khi xảy ra ùn tắc từ 700m trở lên do bất cứ vấn đề gì đều phải xả trạm để giải quyết ùn tắc.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.