Lãi tiền gửi hàng trăm tỷ nhưng lợi nhuận 6 tháng DCM vẫn lao dốc 80%

(Vietnamdaily) - Mặc dù ghi nhận lãi tiền gửi tới 264 tỷ đồng nhờ 8.300 tỷ gửi ngân hàng, song lãi ròng 6 tháng của DCM vẫn lao dốc gần 80% do nguồn thu chính sụt giảm.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt 3.291 tỷ đồng, giảm 19% so cùng kỳ.

Trong khi đó giá vốn còn tăng mạnh hơn lên tới 2.920 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp vỏn vẹn 370 tỷ đồng, lao dốc 72% so cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên chỉ còn 11,2% so mức 32,8% của cùng kỳ.

Doanh thu tài chính kỳ này tăng vọt gấp 2,1 lần lên 145 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi. Còn chi phí quản lý lại giảm 74% về còn 47 tỷ đồng.

Tuy nhiên sau cùng DCM cũng chỉ lãi ròng vỏn vẹn 288 tỷ đồng, lao dốc 72% so cùng kỳ 2022.

Lai tien gui hang tram ty nhung loi nhuan 6 thang DCM van lao doc 80%
 

Tính chung 6 tháng, doanh thu thuần của DCM giảm 26% về mức 6.025 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tiếp tục đạt mức cao tới 264 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng giảm mạnh gần 80% về vỏn vẹn 517 tỷ đồng.

Cho năm 2023, DCM đặt kế hoạch tổng doanh thu 13.458 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.383 tỷ đồng, giảm 15% về doanh thu và tới 68% về lợi nhuận so năm 2022. Như vậy, sau 6 tháng, DCM thực hiện được 45% kế hoạch doanh thu và  37% về lợi nhuận. 

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023. tổng tài sản của DCM tăng 10% lên 15.599 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt chiếm 2.140 tỷ đồng và tiền gửi ngân hàng tăng mạnh lên tới 8.372 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm nhẹ xuống 2.300 tỷ đồng.

Hiện DCM đang phải trích tới 1.293 tỷ đồng dự phòng phải trả ngắn hạn, gấp đôi đầu kỳ.

Đạm Cà Mau báo lãi quý 1 lao dốc 85%, đối diện nhiều thách thức

(Vietnamdaily) - Theo giải trình của DCM, nguyên nhân chủ yếu do giá bán phân bón giảm mạnh hơn 32% so cùng kỳ khiến doanh thu sụt giảm.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 kém tích cực với doanh thu đạt 2.735 tỷ đồng, giảm 33% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng lao dốc 85% về còn 229 tỷ đồng.

Theo giải trình của DCM, nguyên nhân chủ yếu do giá bán phân bón giảm mạnh hơn 32% so cùng kỳ khiến doanh thu sụt giảm. Thêm vào đó, chi phí giá vốn và chi phí bán hàng cũng tăng cũng là một phần nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm trong kỳ.

Được biết, giá urê Trung Đông trung bình là 372 USD/tấn trong quý 1/2023, giảm mạnh 55% so cùng kỳ và giảm 36% so kỳ trước. VCSC kỳ vọng giá urê toàn cầu sẽ chạm đáy vào nửa đầu năm 2023 trước khi phục hồi vào nửa cuối năm 2023, điều này sẽ hỗ trợ lợi nhuận cao hơn trong nửa cuối năm 2023.

Dam Ca Mau bao lai quy 1 lao doc 85%, doi dien nhieu thach thuc
Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của DCM 

Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của DCM đạt 14.571 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ so đầu kỳ. Trong đó, tiền mặt và gửi ngân hàng ở mức rất cao với hơn 9.211 tỷ đồng; hàng tồn kho gần như đi ngang, đạt 2.319 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản phải thu ngắn hạn tăng vọt gấp 4,3 lần khi chiếm 814 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, vay nợ tài chính của DCM không đáng kể chỉ khoảng 3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 3.154 tỷ đồng. 

Dam Ca Mau bao lai quy 1 lao doc 85%, doi dien nhieu thach thuc-Hinh-2
 

Vừa qua, Chứng khoán SBS cũng vừa có báo cáo phân tích DCM và cho rằng kết quả kinh doanh năm 2022 của doanh nghiệp này có thể sẽ là đỉnh khi giá bán ure thế giới liên tục giảm mạnh xuống 335 USD/tấn, giảm gần 70% so với đỉnh hồi giữa tháng 4 năm ngoái và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguyên do từ các nhà sản xuất ở châu Âu mở rộng sản xuất nhờ giá nguyên, nhiên liệu đầu vào giảm khi nguồn khí đốt tự nhiên và nhập khẩu LNG dồi dào và nguồn cung từ Nga và Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian qua.

Ban lãnh đạo DCM nhận thấy rõ những khó khăn trong năm 2023 nên đã đặt chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 2023 đạt gần 13.459 tỷ đồng, giảm 15%. Lãi sau thuế dự kiến hơn 1.383 tỷ đồng, giảm gần 68% so với thực hiện năm 2022. 

Nhìn chung, với việc giá phân ure giảm mạnh những tháng gần đây chắc chắn sẽ là thách thức vô cùng lớn với DCM. Ngoài ra việc đưa mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang đối tượng không chịu thuế đã khiến giá phân bón tăng lên 5-8% điều này khiến DCM bị giảm sức cạnh tranh với phân bón ngoại. Đồng nghĩa, DCM sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức trong thời gian tới.

DCM bị đánh giá tiêu cực và khuyến nghị bán

(Vietnamdaily) - DCM đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Do đó Chứng khoán SBS đánh giá DCM ở mức độ tiêu cực và khuyến nghị bán cổ phiếu này.

Ngày 12/6, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HoSE: DCM) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên tại Cà Mau.

Kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 giảm mạnh

Tin mới