Lãi suất giảm tiền vẫn chạy mạnh vào ngân hàng

Trước bối cảnh dịch Covid-19, hoạt động tín dụng tăng chậm buộc ngân hàng giảm chi phí huy động để giảm lãi suất đầu ra. Thế nhưng, tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng. 
 

Theo báo cáo tháng 7/2020 của NHNN chi nhánh TP.HCM, đối với lãi suất huy động bằng VNĐ, các tổ chức tín dụng đã thực hiện giảm lãi suất theo định hướng và các mức lãi suất điều hành của NHNN.

Khối ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm các kỳ hạn, phổ biến khoảng 0,08-0,58%/năm. Khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài giảm phổ biến khoảng 0,7-2%/năm tùy kỳ hạn.

Lãi suất huy động bằng VNĐ được ngân hàng áp dụng phổ biến ở mức 4,2-4,25%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; mức 4,9%-7,29%/năm đối với kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng; mức 6,04%-7,55%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng.
Lai suat giam tien van chay manh vao ngan hang
 

Mặc dù lãi suất huy động giảm, đồng thời trước áp lực giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến nhiều người liên tưởng đến việc một số khách hàng sẽ rút tiết kiệm chuyển sang vàng.

Thế nhưng, theo báo cáo tháng 7/2020 của NHNN chi nhánh TP.HCM, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 31/7/2020 (số liệu dự ước) đạt 2.648.000 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cuối tháng trước, tăng 3,96% so với cuối năm 2019 và tăng 11,06% so với cùng kỳ.

Cụ thể, vốn huy động bằng VNĐ ước đạt 2.315.000 tỷ đồng, chiếm 87% trong nguồn vốn huy động, tăng 0,58% so với tháng trước và tăng 4,51% so với cuối năm 2019.

Vốn huy động bằng ngoại tệ ước đạt 333.000 tỷ đồng, chiếm 13% trong nguồn vốn huy động, tăng 0,74% so với tháng trước và tăng 0,33% so với cuối năm 2019.

Phân theo hình thức tiền gửi: tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân ước đạt 1.351.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51% trong nguồn vốn huy động, tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 5,02% so với cuối năm 2019.

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư ước đạt 1.109.000 tỷ đồng, chiếm 42% trong nguồn vốn huy động, tăng 0,47% so với tháng trước và tăng 0,98% so với cuối năm 2019.

Phát hành giấy tờ có giá ước đạt 188.000 tỷ đồng, chiếm 7% trong nguồn vốn huy động, tăng 1,57% so với tháng trước và tăng 15,74% so với cuối năm 2019.

Đánh giá về tình hình huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn, lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM cho hay, huy động vốn trên địa bàn đến cuối tháng 6/2020 nhìn chung đã có tốc độ tăng trưởng tích cực hơn so với những tháng đầu năm (tăng 3,35% so với cuối năm trước).

Dự ước 7 tháng đầu năm 2020, huy động vốn tiếp tục tăng 3,96%, tuy nhiên thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Đây là ảnh hưởng do dịch Covid-19 đến các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Trong đó, khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 1,56%, khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 4,85%.

Vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng huy động vốn, chiếm 87%; vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm 13%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, huy động vốn bằng VNĐ tăng 3,91%, trong đó, tiền gửi thanh toán VNĐ tăng trưởng mạnh (tăng 5,75%).

Huy động vốn ngoại tệ tháng 6/2020 giảm 2,65% so với tháng trước. Trong đó, huy động vốn ngoại tệ giảm chủ yếu ở bộ phận tiền gửi thanh toán, giảm 3,27% so với cuối tháng trước.

Bộ phận tiền gửi thanh toán tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm 51%. Bộ phận tiền gửi tiết kiệm chiếm 42%. Bộ phận phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm gần 7%. Phát hành giấy tờ có giá duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm, tăng 13,96%.

Ngân hàng Bản Việt: Cho vay tăng nhưng nợ xấu 2019 vẫn là ẩn số

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Bản Việt tiếp tục không công bố đầy đủ báo cáo tài chính gồm cả phần thuyết minh như các năm trước nên chỉ tiêu nợ xấu vẫn là ẩn số của nhà băng này.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank, BVB), trong năm 2019, Ngân hàng Bản Việt thực hiện được 932 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng gần 17% so với năm 2018.

Các chỉ tiêu khác cũng tăng khá chỉ riêng hoạt động  kinh doanh ngoại hối suy giảm 14% xuống gần 27 tỷ đồng.

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2019: Đổi ngôi ở nhóm đầu, KienLongBank rớt thảm

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận ngân hàng năm 2019 đã có sự đổi ngôi ở nhóm Vietinbank, BIDV và VPBank so với năm 2018. Bên cạnh đó là sự đi xuống đáng ngại của của KienLongBank.

Vẫn còn 5 nhà băng chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019, song đối với 19 ngân hàng đã công bố đều cho thấy bức tranh rất quan ngại từ Eximbank và KienLongBank. Tất nhiên, đó chỉ là những vệt sóng nhỏ trong bức tranh toàn cảnh của ngành ngân hàng năm 2019 đều hồ hởi báo lãi lớn với tốc độ tăng trưởng rất cao.

Vietcombank vẫn là nhà băng dẫn đầu về lợi nhuận ròng trong năm 2019 khi đạt tới mức đỉnh 18.514 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2018. Đóng góp vào sự tăng trưởng này của Vietcombank là nhờ hầu hết mảng kinh doanh tăng trưởng tích cực, trong đó đáng kể nhất là lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 49% khi đạt 3.378 tỷ đồng. Đồng thời trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm 8% còn 6.790 tỷ đồng.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.