Lãi ròng REE trong quý 3 giảm 24% do mảng cơ điện lạnh lao dốc

(Vietnamdaily) - Thị trường tiêu thụ điện máy quý 3 bị ảnh hưởng vì dịch bệnh khiến REE báo lãi ròng giảm 24% về mức 264 tỷ đồng.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, Cơ điện lạnh (REE) ghi nhận doanh thu 1.290 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 349 tỷ, giảm 18%, song biên lãi gộp vẫn được cải thiện lên mức 32%.

Theo thuyết minh, doanh thu mảng cơ điện lạnh giảm 71% xuống 223 tỷ đồng. Doanh thu EPC các dự án năng lượng mặt trời áp mái và mảng phân phối điều hoà (thương hiệu Fujitsu và Reetech) giảm gần 83% về 30 tỷ đồng.

Hoạt động cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản đem lại hơn 192 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ do công ty đã hỗ trợ giảm giá thuê và phí dịch vụ 20% cho cả quý 3.

Ngược lại, nguồn thu từ mảng năng lượng ghi nhận tăng trưởng gần 92% lên 620 tỷ, vượt cơ điện lạnh để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng doanh thu.

Doanh thu tài chính tăng 64% lên mức 66 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng tới 40%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của REE ghi nhận 270 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Lai rong REE trong quy 3 giam 24% do mang co dien lanh lao doc
 

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu Công ty đạt 3.912 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Ngoài ra, hoạt động liên doanh liên kết cũng báo lãi lớn là 462 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Tính đến cuối quý 3, REE đang có 20 công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 18,73% – 49,52% ở các lĩnh vực BĐS, sản xuất điện, ngành nước và cơ điện.

Nhờ các chi phí tài chính và chi phí bán hàng đồng loạt được tiết giảm, lợi nhuận sau thuế đạt 1.212 tỷ đồng, tăng 16% so với 9 tháng đầu năm ngoái, trong đó lãi ròng đạt 1.063 tỷ đồng.

Tính đến 30/9, tổng tài sản tăng 51% lên hơn 30.929 tỷ đồng, trong đó 79% là tài sản dài hạn. Tiền mặt và các khoản tiền gửi ngân hàng gấp hơn 3 lần giá trị đầu năm lên 2.075 tỷ đồng, chủ yếu nhờ gia tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và tiền đi vay.

Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh giảm từ 8.450 tỷ xuống 5.834 tỷ đồng sau khi công ty chuyển toàn bộ vốn tại Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.

Nợ vay tài chính thơn gấp đôi lên mức 11.554 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vay dài hạn tại các ngân hàng như HSBC Việt Nam, Vietcombank, BIDV…

Tăng mạnh dự phòng, BIDV báo lãi quý 3 đi lùi về còn hơn 2.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Quý 3/2021, BIDV trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới 7.502 tỷ đồng, do đó lợi nhuận sau thuế suy giảm 3% về còn 2.048 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần đạt 12.204 tỷ đồng, tăng 33% so cùng kỳ. Đồng thời thu từ dịch vụ cũng tăng 17% lên,594 tỷ đồng.

Ngược lại, một số nguồn thu ngoài lãi sụt giảm so cùng kỳ như lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh 55% về còn 151 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác giảm 21% về 794 tỷ đồng; đặc biệt hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 2.4 tỷ đồng.

Kỳ này, BIDV trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới 7.502 tỷ đồng, tăng cao 30% so cùng kỳ. Do đó, BIDV ghi nhận lợi nhuận sau thuế suy giảm 3% về còn 2.048 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, BIDV tiếp tục tăng tới 44% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 23,195 tỷ đồng.

Dù vậy, ngân hàng vẫn đạt lãi trước thuế 10.733 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ và đạt 83% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ 8.355 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ.

Tang manh du phong, BIDV bao lai quy 3 di lui ve con hon 2.000 ty
 

Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản tính của BIDV tăng 11% so với đầu kỳ, lên gần 1.69 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 30% với 64,251 tỷ đồng; tiền gửi tại TCTD khác tăng 57% khi chiếm 97,934 tỷ đồng; cho vay TCTD khác giảm 24% về còn 17,701 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 9% lên gần 1.33 triệu tỷ đồng.

Tiền gửi khách hàng cũng tăng 7% lên gần 1.31 triệu tỷ đồng.

Tổng nợ xấu của BIDV kỳ này gần như bằng đầu kỳ, chiếm 21,432 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 16% về mức 13.881 tỷ đồng; trong khi đó nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng lần lượt lên 85% và 28% về 4.403 tỷ và 3.148 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm nhẹ từ mức 1.76% đầu năm xuống còn 1.61%. 

Coteccons báo lỗ lần đầu sau 1 năm về tay Kusto

(Vietnamdaily) - Sau một năm về tay Kusto, Coteccons báo lỗ 12 tỷ đồng vì không lý được hợp đồng và bị đóng băng do Covid.

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2021 với doanh thu giảm mạnh 61% xuống còn 1.070 tỷ đồng. Hoạt động xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, chỉ một phần nhỏ đến từ những mảng kinh doanh khác như bán hàng, cho thuê văn phòng, thiết bị xây dựng.

Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp Công ty giảm mạnh chỉ còn vỏn vẹn 1/10 cùng kỳ, xấp xỉ 17 tỷ đồng. Song song, biên lãi gộp cũng thu hẹp mức 6% về còn 1,6%.

Tin mới