Lãi ròng quý 2 suy giảm, lợi nhuận Nhựa Bình Minh đã qua vùng đỉnh?

(Vietnamdaily) - Mặc dù BMP cắt giảm 32% chi phí bán hàng về còn 117 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế cuối cùng vẫn giảm gần 5% so cùng kỳ, về mức 280 tỷ đồng.

CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 với doanh thu thuần 1.153 tỷ đồng, suy giảm 13,6% so cùng kỳ 2023. Giá vốn chiếm 647 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp lùi về 505,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên chiếm 43,8%.

Kỳ này, doanh thu tài chính sụt giảm phân nửa về còn 17 tỷ đồng do giảm lãi tiền gửi và tiền cho vay, trong khi chi phí tài chính vẫn chiếm 32,6 tỷ đồng.

Mặc dù BMP cắt giảm 32% chi phí bán hàng về còn 117 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế cuối cùng vẫn giảm gần 5% so cùng kỳ, về mức 280 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của BMP tiếp tục đi lùi 22% so cùng kỳ, về mức 2.156 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng giảm 18% về còn 470 tỷ đồng.  

Năm 2024, BMP đặt mục tiêu doanh thu 5.500 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 6% so với thực hiện năm 2023. Lãi sau thuế đi ngang ở mức 1.000 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm, BMP mới thực hiện được 39% kế hoạch doanh thu và 47% về lợi nhuận.

Lai rong quy 2 suy giam, loi nhuan Nhua Binh Minh da qua vung dinh?
 

Tại thời điểm cuối quý 2/2024, tổng tài sản của BMP giảm 5,2% so đầu năm, xuống còn 3.085 tỷ đồng. Trong đó lượng tiền mặt giảm gần phân nửa xuống còn 452 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng tăng nhẹ lên 1.300 tỷ đồng. Thêm vào đó, hàng tồn kho của BMP cũng tăng 21% lên 442 tỷ đồng.

Trong hơn 434 tỷ đồng nợ phải trả, BMP không phát sinh vay nợ tài chính dài hạn, mà chỉ vay ngắn hạn 55 tỷ đồng. 

Chứng khoán Mirae Asset vừa có báo cáo phân tích cho rằng lợi nhuận sau thuế của BMP đã qua vùng đỉnh nhưng lợi suất cổ tức vẫn hấp dẫn. Giai đoạn từ cuối 2022 đến nay, BMP được hưởng lợi lớn từ việc giá nguyên liệu đầu vào là PVC giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc suy giảm. Sự kiện này đã giúp lợi nhuận sau thuế của BMP tăng tốc trong Q4/2022 và đã tạo đỉnh Q2/2023 khi diễn biến chậm lại của nền kinh tế đã tác động làm giảm đáng kể sản lượng tiêu thụ của công ty.

Trên thị trường, BMP là một trong những cổ phiếu đang tiến sát về mốc 100.000 đồng/cp (hiện đang ở mức 96.400 đồng/cp chốt phiên 16/7), ghi nhận mức tăng gần 15% trong vòng 1 năm qua. Tuy nhiên thanh khoản của BMP khá yếu khi bình quân chỉ vài trăm ngàn cổ phiếu được sang tay mỗi phiên.

Mirae Asset cho rằng, BMP phù hợp cho nhà đầu tư quan tâm đến lợi suất cổ tức cao (8 – 10%/năm), thêm vào đó nếu lợi nhuận các quý sau cải thiện, giá BMP được dự báo có thể tăng trưởng.

Cổ phiếu có giá trên 100.000 đồng biến động thế nào trong năm 2023?

(Vietnamdaily) - Kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2023, toàn thị trường ghi nhận 18 mã cổ phiếu có giá trên 100.000 đồng/cp, ghi nhận tổng vốn hóa hơn 167.000 tỷ đồng.

Trong đó chỉ 2 cổ phiếu giảm giá là VCF và VJC, còn lại đều tăng trưởng so với đầu năm. Đáng chú ý, có những cái tên vừa lọt vào top cổ phiếu tiền trăm như BMP, FRT, VEF, RAL, DHG.

Khả quan nhất trong nhóm này chính là cổ phiếu VNZ của CTCP VNG khi vọt 170% so giá tham chiếu phiên chào sàn đầu năm 2023. Sau đó là chuỗi ngày làm mưa làm gió của cổ phiếu này trên sàn chứng khoán khi lập kỷ lục nhất từ trước tới nay với mức giá không tưởng gần 1,3 triệu đồng/cp. Tuy nhiên đà tăng này đã sớm bị dội lại và hiện chỉ còn duy trì quanh mức 650.000 đồng/cp.

Chứng khoán ngày 15/7: PLX, IMP và BMP được khuyến nghị ra sao?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị gì cho các cổ phiếu PLX, IMP và BMP trước phiên ngày 15/7?

Khuyến nghị mua PLX với giá mục tiêu 55.000 đồng/cp

Chứng khoán Vietcap (VCSC): Chúng tôi điều chỉnh tăng 24% giá mục tiêu cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) lên 55.000 đồng/cp và duy trì khuyến nghị MUA. Giá mục tiêu cao hơn phản ánh (1) dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2024-2028 tăng 11% (thay đổi +4%/+14%/+13%/+12%/+12% lần lượt trong các năm 2024/25/26/27/28) và (2) giả định tốc độ tăng trưởng cuối của chúng tôi tăng từ 2% lên 3%.

Tin mới