Lạ lùng: Một chữ kí “bay” 15.000 tỷ, cựu Phó Thống đốc vẫn kêu oan

(Kiến Thức) - Việc nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình không thực hiện đúng phương án do Ngân hàng Nhà nước đề xuất trong việc tái cơ cấu VNCB đã tạo điều kiện cho Phạm Công Danh gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ. Thế nhưng, ông Bình vẫn một mực "kêu oan".

Sáng nay (25/6), TAND TP HCM sẽ phiên tòa xét xử ông Đặng Thanh Bình – nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng (VNCB).
Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo đề án của chính phủ, trong đó có VNCB.
Tháng 8/2012, ông Bình đã ký tờ trình gửi Chính phủ về phương án tái cơ cấu VNCB và đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương. Theo đó, xuất phát từ thực trạng của một số ngân hàng thương mại, trong đó có VNCB và thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc củng cố lại VNCB, cơ quan Thanh tra giám sát NHNN đã có tờ trình về việc củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại ngân hàng này. Ông Đặng Thanh Bình là người ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với hoạt động của VNCB.
La lung: Mot chu ki “bay” 15.000 ty, cuu Pho Thong doc van keu oan
Ông Đặng Thanh Bình khi còn đương chức. 
Theo phương án tái cơ cấu và chuyển nhượng cổ phần giữa nhóm cổ đông Phú Mỹ (do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) sang cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (do ông Phạm Công Danh làm đại diện) thì VNCB được xếp loại ngân hàng yếu kém và cần thiết phải có cơ chế giám sát đặc biệt, mọi giao dịch trên 5 tỉ đồng phải có sự đồng ý của tổ giám sát.
Tuy nhiên, nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.
Kể từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, ngân hàng làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao. Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38 nghìn đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 15 nghìn tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, đến thời điểm này, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình lại không chịu thừa nhận sai phạm của mình. Dẫu vậy, qua kết quả điều tra, đủ căn cứ kết luận ông Đặng Thanh Bình sai phạm. Do đó, Viện kiểm sát truy tố bị can Bình theo khoản 2 Điều 285 BLHS 1999, khung hình phạt 3-12 năm tù giam.
Trong khi ông Đặng Thanh Bình tỏ ra “ngoan cố” không chịu nhận sai phạm, các đồng phạm của ông này nằm ở tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước lại có thái độ thành khẩn.
Cụ thể, các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ, đối tác…
Trong quá trình điều tra, bị can Hà Tấn Phước khai nhận sẽ chịu trách nhiệm chính với những gì đã xảy ra tại VNCB trong thời gian ông làm tổ trưởng.
Trong khi đó, bị can Lê Văn Thanh thừa nhận do năng lực hạn chế, công việc phức tạp lại không hiểu hết được ý đồ và thủ đoạn của Phạm Công Danh nên đã không kịp thời và không quyết liệt trong việc phát hiện và xử lý những việc đã xảy ra, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Còn bị can Phạm Thế Tuân khai rằng được phân công giám sát đối với những giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên. Khi ông Tuân phát hiện ra sai phạm của VNCB, tổ giám sát có báo cáo NHNN nhưng việc báo cáo chưa kịp thời và kiến nghị chưa đầy đủ, tổ giám sát chưa thực hiện hết thẩm quyền theo quy định.
Bị can Ngô Văn Thanh cũng được phân công giám sát các khoản vay trên 5 tỉ đồng nhưng do ngân hàng cố tình không báo cáo nên ông Thanh không giám sát được.

Cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình vừa bị khởi tố là ai?

Trước khi làm Chủ tịch đầu tiên của Công ty mua bán nợ VAMC, ông Đặng Thanh Bình là Phó thống đốc NHNN chuyên trách về nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

Hôm nay, 8/9, Bộ Công an đã có quyết định khởi tố với ông Đặng Thanh Bình, cựu Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Đại án nào khiến ông Đặng Thanh Bình vướng vòng lao lý?

(Kiến Thức) - Thiếu trách nhiệm trong việc giám sát tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng Xây dựng, để Phạm Công Danh và đồng phạm làm thất thoát 9.000 tỷ đồng đã khiến nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Đặng Thanh Bình bị truy tố. 

Chiều ngày 22/3, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác nhận, ngày 22/3, đã tống đạt cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Đặng Thanh Bình cùng đồng phạm vì tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng, VNCB).
Trước đó, ngày 8/9/2017, ông Đặng Thanh Bình bị khởi tố về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án kinh tế làm thất thoát 9.000 tỷ đồng của ông Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.