Lạ lùng chuyện “xé khàn” trong Hoàng tộc Nguyễn

Trong Hoàng tộc Nguyễn có những trường hợp bà con lấy nhau thì gọi là "xé khàn", nhưng cụ thể thế nào thì ít người biết.

Trong cách chơi bài Tứ sắc có bộ ba con gọi là “khàn”, không xé lẻ ra được. Trong Hoàng tộc Nguyễn mà có những trường hợp bà con lấy nhau thì gọi là “xé khàn”. Chuyện đó ở Huế ai cũng biết, nhưng cụ thể như thế nào, có bao nhiêu chuyện thì ít người biết.

Cuộc tình vương giả, anh em đồng đường
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát là người có công xây dựng Đô thành Phú Xuân vào giữa thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là người đưa dần sự nghiệp của các chúa Nguyễn xuống vực thẳm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa đó là do cuộc tình vương giả anh em đồng đường lấy nhau.
Sử chép: Võ Vương có một người cậu ruột là ngoại tả Trương Phúc Loan. Được Võ Vương tin cậy, trao cho rất nhiều quyền bính, nhưng Loan vẫn chưa vừa lòng. Vốn là một tay gian hùng, tham lam, tàn nhẫn và thủ đoạn, Loan có thể làm bất cứ điều gian ác nào để có thêm quyền hành và của cải.
Hành vi thâm độc nhất của Loan là đẩy đứa cháu mình đang ở ngôi vương (Võ Vương) vào vòng loạn luân. Cô em con chú của Võ Vương là Công nữ Ngọc Cầu (ái nữ của Nguyễn Phúc Điền - con thứ 12 của Nguyễn Phúc Thụ), sinh năm 1734, có nhan sắc kiều diễm trang đài của một giáng tiên.
Biết Vương là người hiếu sắc, Loan tìm cách tạo điều kiện cho Ngọc Cầu thường xuyên ra vào trong Vương phủ và gần gũi với ông anh đồng đường Võ Vương ở điện Trường Lạc. Kết quả của những lần gần gũi đó là Ngọc Cầu đã có với Võ Vương hai công tử là Nguyễn Phúc Diệu (1753) và Nguyễn Phúc Thuần (1754).
Mặc dù được cậu Trương Phúc Loan che chở nhưng Võ Vương không thoát khỏi mặc cảm loạn luân. Công tử Nguyễn Phúc Diệu mất sớm, Công tử Nguyễn Phúc Thuần được Võ Vương cho nuôi nấng một cách lén lút ở hậu cung và dĩ nhiên Thuần không được lập làm kế tử như mong muốn của Ngọc Cầu, vì việc lập kế tử đã được chọn lựa và đã quyết định rồi.
Theo nguyên tắc công tử Chương (con cả Võ Vương) là kế tử. Chẳng may, Chương thọ bệnh đã thất lộc, con của Chương còn quá nhỏ nên Võ Vương chọn người thứ hai là Nguyễn Phúc Luân (tức là hoàng khảo của vua Gia Long sau này) làm kế tử.
Ngày Võ Vương mất (7/7/1765), Nguyễn Phúc Thuần mới mười hai tuổi. Lúc đó ai cũng tưởng là đệ nhị công tử Nguyễn Phúc Luân, đương kim kế tử sẽ lên ngôi vương, không ngờ trong nội cung đang có âm mưu khác.
Ngoại tả Trương Phúc Loan cùng thái giám Chữ Đức và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thống mật bàn việc giành ngôi cho công tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần (con bà Ngọc Cầu). Nguyễn Phúc Luân bị tống ngục và bức tử chết trong ngục. Nguyễn Phúc Thuần được nối ngôi chúa tức Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế.
Năm 1774, Duệ Tông bị quân Trịnh đánh đuổi chạy vào Gia Định và bị giết, bà Ngọc Cầu ở lại Phú Xuân, buồn sự đời bà lập chùa Phước Thành ở bờ nam sông An Cựu để tu, dứt bỏ cuộc đời trần tục. Đến mùa hạ năm Giáp Tý (1803) bà mất, hưởng thọ 71 tuổi, được vua Gia Long sách tặng là Tuệ (Huệ) Tĩnh thánh mẫu nguyên sư, hiệu là Thiệu Long giáo chủ, lăng táng ngay sau khuôn viên chùa Phước Thành (176 bờ sông Phan Châu Trinh, Huế), theo kiểu hình tháp của nhà Phật.
Thân sinh và thân mẫu Nguyễn Phúc Ánh đều mang họ Nguyễn Phúc
Trước khi bị Trương Phúc Loan bức tử, Nguyễn Phúc Luân đã có hai “phủ thiếp” và có 10 người con (6 hoàng nam và 4 hoàng nữ). Vị hoàng nam thứ 3 là Nguyễn Phúc Anh sau nầy là vua Gia Long. Hai bà Phủ thiếp Nguyễn Thị Hoàn (tức Hưng Tổ Hiếu khang Hoàng Hậu) và bà Nguyễn Thị (bà Từ Phi). Hai bà nầy là chị em ruột (bà Từ Phi là chị và bà Hoàng Hậu là em) con gái của người trong họ Diễn Quốc Công Nguyễn Phúc Trung (theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả tr.194).
Vì sao Công chúa vợ Phò mã Lâm có tên là Phục Lễ?
Năm 1863, Nguyễn Tri Phương làm Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ, ông đã có công đánh dẹp các cuộc bạo loạn ở đây. Quân công ấy được vua Tự Đức hết sức ban khen. Để tỏ lòng mến mộ Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức đem em gái là công chúa Đồng Xuân (sinh năm 1847) hạ giá cho con trai của Nguyễn là Nguyễn Lâm. Vì thế mà người đời thường gọi Nguyễn Lâm là Phò mã Lâm.
Làm Phò mã được gần mười năm thì Nguyễn Lâm tử trận trong trận Pháp tấn công vào thành Hà Nội. Công chúa Đồng Xuân phải chịu cảnh góa bụa khi mới 26 tuổi đời.
Đầu niên hiệu Kiến Phúc (1884), chú bà là Trấn Tĩnh quận công tâu hặc bà và Gia Hưng Vương (con thứ 8 của Thiệu Trị, người đứng đầu Phủ Tôn Nhơn lúc bấy giờ) tư thông, sinh một con gái. Bà và ông anh khác mẹ mắc vào tội loạn luân. Công chúa liền bị tước hết mọi chức tước, đổi qua họ mẹ (họ Hồ). Từ đó bà chỉ được gọi theo tên mới là Hồ Thị Gia Đốc. Nhưng Gia Hưng Vương thì không hề hấn gì.
Gia Hưng Vương cũng là người đứng đầu trong phe chống độc tài của Nguyễn Văn Tường. Sau cái chết bí ẩn của vua Kiến Phước, Gia Hưng Vương đòi điều tra để biết sự thực. Ông liền bị phe Nguyễn Văn Tường phản công. Ông bị tố cáo là “loạn luân”, giao thiệp với Pháp để lật đổ Hàm Nghi. Lúc đó phe chủ chiến trong triều đã đủ mạnh nên Gia Hưng Vương bị thất thủ và bị đày đi Quảng Trị. Khi ông mới ra khỏi Thành Nội thì bị giết.
Tháng 9 năm 1885, vua Đồng Khánh lên ngôi, nghĩ tình cô cháu, ông cho bà Hồ Gia Đốc phục hồi hai chữ Công chúa nhưng không được phục hồi lại tên cũ Đồng Xuân, vua Đồng Khánh nói:
- “Gia Đốc đã được nửa đời người mà vẫn chưa thuần, trước kia mắc lỗi, kể thì lại nói gì (chic), duy nghĩ công đức Hiến Tổ ta (tức vua Thiệu Trị), mà y là con gái còn ở trong bụng, Trẫm có lòng nào đâu! Vậy chính hiệu trước đã đình, nên đổi hiệu khác, để tỏ nhắc nhở, bèn đổi là “Phục Lễ Công Chúa”.
Từ khi được mang tên Phục Lễ Công chúa biết ăn năn hối lỗi. Không những bà được Hoàng tộc cảm thông mà còn được họ hàng Phò mã Lâm tha thứ.
Năm 1888, trước khi mất, Công chúa Phục Lễ có di chúc:
- “Xin được chọn đất an táng ở từ sở, thuộc quê quán xã Chí Long [1], huyện Phong Điền phủ Thừa Thiên của Phò mã đã tử trận là Nguyễn Văn Lâm”.
Phục Lễ đã biết phục lễ thật. Vua Đồng Khánh đồng ý.
Lấy cô làm “thứ phi”
Vua Thành Thái có nhiều phi tần. Duy chỉ có hai bà thứ phi cuối cùng từng sống với nhà vua suốt thời gian ông bị lưu đày ở đảo Réunion cũng như những năm cuối đời ở Sài Gòn nên được nhà vua sủng ái nhất.
Đó là bà Giai Triệu và bà Chí Lạc. Bà Giai Triệu là thân mẫu của Hoàng nam Vĩnh Chương (1907-1848), trong thời gian ở đảo Réunion bà sinh thêm Vĩnh Giêu (1924, hiện ở Houston Hoa Kỳ). Bà Chí Lạc là thân mẫu 5 hoàng nam, hai người sinh trong nước Vĩnh Lưu (1907-1948), Vĩnh Quỳnh (1915, mất sớm), ba người sinh ở Réunion: Vĩnh Khôi (1919-1969), Vĩnh Giu (1922- 2007), Vĩnh Cầu (1924-?).
Điểm đặc biệt: hai bà Giai Triệu và Chí Lạc là chị em ruột, tên thật là Công Tằng Tôn nữ Nhàn và Công Tằng Tôn nữ Mừng, chắt nội của vua Minh Mạng. Trong Hoàng tộc, hai bà ngang hàng với bên nam giới có chữ lót Ưng, tức là hai bà thuộc hàng cô của Cựu hoàng Thành Thái (con của Ưng Chân/vua Dục Đức).
Để giấu vụ “xé khàn” này, Hoàng tộc đã đổi họ cho hai bà sang họ Hồ nhưng rồi cũng không ổn nên đổi một lần nữa đổi sang họ Nguyễn Công. Bia mộ của hai bà hiện nay ở An Lăng đều khắc họ của hai bà là Nguyễn Công.
Hai bà thứ phi của vua Thành Thái: Giai Triệu (bà Nhàn) và Chí Lạc (bà Mừng) cùng ông Ưng Quang - em trai của hai bà. Ảnh TL của HT Vĩnh Giêu.
 Hai bà thứ phi của vua Thành Thái: Giai Triệu (bà Nhàn) và Chí Lạc (bà Mừng) cùng ông Ưng Quang - em trai của hai bà. Ảnh TL của HT Vĩnh Giêu.
Tuy trên bia được khắc như vậy, nhưng đây là vấn đề đã thuộc về lịch sử nên trong gia đình các vua Thành Thái Duy Tân cũng không che giấu sự thật đó. Không rõ hai bà đã được tiến cung trong trường hợp nào mà lại có sự trớ trêu đến như vậy. Tấm ảnh dưới đây hai bà chụp kỷ niệm với người em trai Ưng Quang sau ngày hai bà hồi hương.
Hay như dân gian đã truyền: “Kim Long có gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”. Mà khi trẫm (nhà vua) đã liều thì không có qui định nào ràng buộc được ông cả. Chuyện “xé khàn” có gì quan trọng với nhà vua đâu!

Hé lộ 5 người phụ nữ trong đời Lâm Bưu

(Kiến Thức) - Dù là vị tướng tài ba trên chiến trận nhưng Lâm Bưu lại là nhà chính trị thất bại, là người đàn ông không biết giữ trái tim phụ nữ.

Mối tình đầu của Lâm Bưu là Lục Nhược Băng. Hai người quen biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Sau đó Lâm Bưu liên tục viết thư tỏ tình với Lục Nhược Băng, nhưng cô bình tĩnh trả lời bằng một bức thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ rằng mình vẫn còn trẻ, chưa nghĩ đến việc kết hôn, đồng thời khuyên Lâm Bưu nên chuyên tâm học hành.
 Mối tình đầu của Lâm Bưu là Lục Nhược Băng. Hai người quen biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Sau đó Lâm Bưu liên tục viết thư tỏ tình với Lục Nhược Băng, nhưng cô bình tĩnh trả lời bằng một bức thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ rằng mình vẫn còn trẻ, chưa nghĩ đến việc kết hôn, đồng thời khuyên Lâm Bưu nên chuyên tâm học hành.
“Người vợ” đầu tiên của Lâm Bưu là Uông Tịnh Nghi. Lâm Bưu và Uông Tịnh Nghi đính hôn vào năm 1914 khi hai người chỉ mới 7 tuổi. Cuối năm 1926, Lâm Bưu theo sư đoàn 4, thuộc quân đội cách mạng Quốc Dân về Vũ Hán nghỉ ngơi chỉnh đốn. Khi về nhà, chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới, ông từ chối cuộc hôn sự này. Sau này, để trốn tránh hôn sự này, Lâm Bưu vội vàng kết hôn cùng Lưu Tân Dân (Trương Mai). Uông gia vô cùng phẫn nộ, nhưng lại không làm gì được.
“Người vợ” đầu tiên của Lâm Bưu là Uông Tịnh Nghi. Lâm Bưu và Uông Tịnh Nghi đính hôn vào năm 1914 khi hai người chỉ mới 7 tuổi. Cuối năm 1926, Lâm Bưu theo sư đoàn 4, thuộc quân đội cách mạng Quốc Dân về Vũ Hán nghỉ ngơi chỉnh đốn. Khi về nhà, chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới, ông từ chối cuộc hôn sự này. Sau này, để trốn tránh hôn sự này, Lâm Bưu vội vàng kết hôn cùng Lưu Tân Dân (Trương Mai). Uông gia vô cùng phẫn nộ, nhưng lại không làm gì được. 
Trương Mai, người vợ chính thức đầu tiên của Lâm Bưu. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, người Mễ Chi, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc”. Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Sau khi Bình Hình Quan bị ngộ thương, Lâm Bưu càng trở nên khó chịu. Sự hoạt bát của Trương Mai khiến Lâm Bưu thấy phản cảm, chính vì vậy Lâm Bưu thường nổi giận vô cớ. Tháng 1 năm 1942 hai người chính thức ly hôn.
Trương Mai, người vợ chính thức đầu tiên của Lâm Bưu. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, người Mễ Chi, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc”. Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Sau khi Bình Hình Quan bị ngộ thương, Lâm Bưu càng trở nên khó chịu. Sự hoạt bát của Trương Mai khiến Lâm Bưu thấy phản cảm, chính vì vậy Lâm Bưu thường nổi giận vô cớ. Tháng 1 năm 1942 hai người chính thức ly hôn. 
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất là Tôn Duy Thế. Cha của Tôn Duy Thế là Tôn Bính Văn, một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô. Sau cuộc đảo chính “412”, Tôn Bính Văn bị Tưởng Giới Thạch giết chết ở Long Hoa Thượng Hải. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con nuôi.
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất là Tôn Duy Thế. Cha của Tôn Duy Thế là Tôn Bính Văn, một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô. Sau cuộc đảo chính “412”, Tôn Bính Văn bị Tưởng Giới Thạch giết chết ở Long Hoa Thượng Hải. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con nuôi. 
Tôn Duy Thế là một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, am hiểu nghệ thuật. Năm 18 tuổi được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường Đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn Học viện Kịch Moscow. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang ở Moscow dưỡng thương. Trong một lần sinh hoạt tập thể, Lâm Bưu đã phải lòng Tôn Duy Thế.
Tôn Duy Thế là một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, am hiểu nghệ thuật. Năm 18 tuổi được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường Đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn Học viện Kịch Moscow. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang ở Moscow dưỡng thương. Trong một lần sinh hoạt tập thể, Lâm Bưu đã phải lòng Tôn Duy Thế. 
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu nài nỉ Tôn Duy Thế cùng về nước với ông, nhưng cô đã khéo léo từ chối: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được.” Tuyệt vọng vì bị cô từ chối, tháng 2 năm 1942 Lâm Bưu trở về Diên An một mình.
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu nài nỉ Tôn Duy Thế cùng về nước với ông, nhưng cô đã khéo léo từ chối: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được.” Tuyệt vọng vì bị cô từ chối, tháng 2 năm 1942 Lâm Bưu trở về Diên An một mình. 
Người vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần. Tên thật của Diệp Quần là Diệp Tịnh Nghi, kém Lâm Bưu 19 tuổi. Trước đây cô học ở khối trung học của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh. Diệp Quần là con nhà quyền quý, lại ở thành phố lớn, có học thức, có hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô là phát thanh viên tại đài truyền hình dưới quyền Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, Diệp Tĩnh Nghi phát hiện ra vợ cũ của Lâm Bưu tên là Uông Tịnh Nghi nên rất tức giận và đổi tên thành Diệp Quần.
Người vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần. Tên thật của Diệp Quần là Diệp Tịnh Nghi, kém Lâm Bưu 19 tuổi. Trước đây cô học ở khối trung học của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh. Diệp Quần là con nhà quyền quý, lại ở thành phố lớn, có học thức, có hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô là phát thanh viên tại đài truyền hình dưới quyền Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, Diệp Tĩnh Nghi phát hiện ra vợ cũ của Lâm Bưu tên là Uông Tịnh Nghi nên rất tức giận và đổi tên thành Diệp Quần. 
Những buổi đầu của cuộc cách mạng, bạn học của Diệp Quần là Nghiêm Úy Băng đã nhiều lần viết thư nặc danh vạch trần quá khứ của Diệp Quần. Việc này khiến quý phủ của Lâm Bưu suốt ngày lo lắng không yên, bèn yêu cầu công an định ngày phá án. Để trả lại sự trong trắng cho Diệp Quần, năm 1966 Lâm Bưu đã mở một cuộc họp chuyên môn và viết “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quần.
Những buổi đầu của cuộc cách mạng, bạn học của Diệp Quần là Nghiêm Úy Băng đã nhiều lần viết thư nặc danh vạch trần quá khứ của Diệp Quần. Việc này khiến quý phủ của Lâm Bưu suốt ngày lo lắng không yên, bèn yêu cầu công an định ngày phá án. Để trả lại sự trong trắng cho Diệp Quần, năm 1966 Lâm Bưu đã mở một cuộc họp chuyên môn và viết “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quần. 

Sự thực tuyệt sắc giai nhân bị Tống Mỹ Linh “hắt hủi”

(Kiến Thức) - Hoàng Liễu Sương từng bị Tống Mỹ Linh cấm cửa không cho xuất hiện trong lần bà viếng thăm kinh đô điện ảnh Hollywood chỉ vì xuất thân hèn kém.

Hầu hết phụ nữ đều rất chú ý đến sắc đẹp của mình. Những người phụ nữ có vẻ đẹp tự nhiên, nhan sắc tuyệt trần luôn được đánh giá cao. Phụ nữ thường rất hay ghen tỵ với sắc đẹp của người khác. Cũng chính vì vậy mà người đẹp có phong cách biến hóa khôn lường Hoàng Liễu Sương bị Tống Mỹ Linh “cấm cửa” chỉ vì xuất thân hèn kém. Hoàng Liễu Sương hay Anna May Wong sinh năm 1905, bà là nữ diễn viên đầu tiên của Trung Quốc lấn sân sang kinh đô điện ảnh Hollywood.
Hầu hết phụ nữ đều rất chú ý đến sắc đẹp của mình. Những người phụ nữ có vẻ đẹp tự nhiên, nhan sắc tuyệt trần luôn được đánh giá cao. Phụ nữ thường rất hay ghen tỵ với sắc đẹp của người khác. Cũng chính vì vậy mà người đẹp có phong cách biến hóa khôn lường Hoàng Liễu Sương bị Tống Mỹ Linh “cấm cửa” chỉ vì xuất thân hèn kém. Hoàng Liễu Sương hay Anna May Wong sinh năm 1905, bà là nữ diễn viên đầu tiên của Trung Quốc lấn sân sang kinh đô điện ảnh Hollywood. 
Tạo hình thời mới “chân ướt chân ráo” gia nhập làng giải trí Hollywood của Anna May Wong có nhiều nét hao giống minh tinh tuyệt sắc Louise Brooks với kiểu đầu Bob và đôi mắt đen tròn đặc trưng.
Tạo hình thời mới “chân ướt chân ráo” gia nhập làng giải trí Hollywood của Anna May Wong có nhiều nét hao giống minh tinh tuyệt sắc Louise Brooks với kiểu đầu Bob và đôi mắt đen tròn đặc trưng. 
Năm 1928, bà lặn lội sang châu Âu tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp, nuôi hy vọng rũ sạch những định kiến cứng nhắc của Hollywood về thân phận gốc Á của mình. Chỉ một năm sau đó, sự can đảm và bản lĩnh kiên trì đã giúp Hoàng Liễu Sương khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng giải trí châu Âu. Thậm chí nhờ lối diễn xuất lôi cuốn của bà trong “Piccadilly” (năm 1929) bà trở thành khách mời danh dự trong một buổi yến tiệc của Hoàng gia Anh.
Năm 1928, bà lặn lội sang châu Âu tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp, nuôi hy vọng rũ sạch những định kiến cứng nhắc của Hollywood về thân phận gốc Á của mình. Chỉ một năm sau đó, sự can đảm và bản lĩnh kiên trì đã giúp Hoàng Liễu Sương khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng giải trí châu Âu. Thậm chí nhờ lối diễn xuất lôi cuốn của bà trong “Piccadilly” (năm 1929) bà trở thành khách mời danh dự trong một buổi yến tiệc của Hoàng gia Anh. 
Bà là một người vô cùng yêu nước. Mùa xuân năm 1936, cuối cùng bà cũng đã đặt chân đến Thượng Hải, nơi bà chưa từng đến trên đất mẹ. Để chào đón sự hiện diện của bà ngoài giới điện ảnh Thượng Hải còn có đại sứ Nghiên cứu Quốc tế và phu nhân, tiến sĩ Lâm Ngữ Đường và những người nổi tiếng khác.
Bà là một người vô cùng yêu nước. Mùa xuân năm 1936, cuối cùng bà cũng đã đặt chân đến Thượng Hải, nơi bà chưa từng đến trên đất mẹ. Để chào đón sự hiện diện của bà ngoài giới điện ảnh Thượng Hải còn có đại sứ Nghiên cứu Quốc tế và phu nhân, tiến sĩ Lâm Ngữ Đường và những người nổi tiếng khác. 
Trong thời gian ở Thượng Hải, bà được thưởng ngoạn phong cảnh của “Pari Phương Đông”, và dùng bữa với nghệ sĩ kinh kịch nổi tiếng Mai Lan Phương. Khi đó tạp chí “Lương Hữu” cũng đăng một loạt tin bài về bà.
Trong thời gian ở Thượng Hải, bà được thưởng ngoạn phong cảnh của “Pari Phương Đông”, và dùng bữa với nghệ sĩ kinh kịch nổi tiếng Mai Lan Phương. Khi đó tạp chí “Lương Hữu” cũng đăng một loạt tin bài về bà. 
Sau khi trở về Mỹ không lâu, chiến tranh nổ ra, khiến bà lo lắng không yên. Trong lần tổ chức đấu giá từ thiện tại bữa tiệc của ngành điện ảnh thế giới, bà đã nhiều lần kêu gọi Mỹ ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật.
Sau khi trở về Mỹ không lâu, chiến tranh nổ ra, khiến bà lo lắng không yên. Trong lần tổ chức đấu giá từ thiện tại bữa tiệc của ngành điện ảnh thế giới, bà đã nhiều lần kêu gọi Mỹ ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật. 
Từ năm 1942 đến năm 1943 là thời gian Tống Mỹ Linh viếng thăm nước Mỹ. Trong thời gian này, Tống Mỹ Linh đã có bài diễn thuyết nổi tiếng, tuyên truyền về việc kháng Nhật của Trung Quốc, làm xôn xao dư luận nước Mỹ thời bấy giờ. Ở kinh đô điện ảnh Hollywood, Tống Mỹ Linh cũng nhân cơ hội diễn thuyết trước ba mươi nghìn người nghe, khiến người Mỹ có cái nhìn khách quan hơn về đất nước, con người Trung Quốc cũng như phụ nữ Trung Quốc nói riêng.
Từ năm 1942 đến năm 1943 là thời gian Tống Mỹ Linh viếng thăm nước Mỹ. Trong thời gian này, Tống Mỹ Linh đã có bài diễn thuyết nổi tiếng, tuyên truyền về việc kháng Nhật của Trung Quốc, làm xôn xao dư luận nước Mỹ thời bấy giờ. Ở kinh đô điện ảnh Hollywood, Tống Mỹ Linh cũng nhân cơ hội diễn thuyết trước ba mươi nghìn người nghe, khiến người Mỹ có cái nhìn khách quan hơn về đất nước, con người Trung Quốc cũng như phụ nữ Trung Quốc nói riêng. 
Trên khu vực lễ đài, hàng trăm minh tinh vây quanh Tống Mỹ Linh, nhưng lại không thấy bóng dáng của Hoàng Liễu Sương đâu. Lý do là vì Hoàng Liễu Sương chỉ đại diện cho hình tượng người Trung Quốc trong xã hội cũ như chủ tiệm giặt là, chủ quán ăn, xã hội đen. Theo quan điểm của Tống Mỹ Linh, người Trung Quốc tân tiến phải là tầng lớp tinh anh, được giáo dục cẩn thận.
Trên khu vực lễ đài, hàng trăm minh tinh vây quanh Tống Mỹ Linh, nhưng lại không thấy bóng dáng của Hoàng Liễu Sương đâu. Lý do là vì Hoàng Liễu Sương chỉ đại diện cho hình tượng người Trung Quốc trong xã hội cũ như chủ tiệm giặt là, chủ quán ăn, xã hội đen. Theo quan điểm của Tống Mỹ Linh, người Trung Quốc tân tiến phải là tầng lớp tinh anh, được giáo dục cẩn thận.
Năm 1949, sau khi giải nghệ, Hoàng Liễu Sương chủ yếu tham gia các hoạt động công ích xã hội, cũng có thời gian bà thử thách mình trong lĩnh vực kinh doanh.
Năm 1949, sau khi giải nghệ, Hoàng Liễu Sương chủ yếu tham gia các hoạt động công ích xã hội, cũng có thời gian bà thử thách mình trong lĩnh vực kinh doanh. 
Năm 1960, nhà sản xuất hai bộ phim "Flower Drum Song" và “The World of Suzie Wong” mời bà vào vai nữ chính. Nhưng thật không may vào ngày 2/2/1961, bà đột ngột qua đời tại nhà riêng sau một cơn đau tim dữ dội. Vài thập niên sau cái chết của bà, khi nói về những nữ minh tinh Hollywood, người Mỹ cũng như người Trung Quốc ít ai còn nhắc đến bà.
Năm 1960, nhà sản xuất hai bộ phim "Flower Drum Song" và “The World of Suzie Wong” mời bà vào vai nữ chính. Nhưng thật không may vào ngày 2/2/1961, bà đột ngột qua đời tại nhà riêng sau một cơn đau tim dữ dội. Vài thập niên sau cái chết của bà, khi nói về những nữ minh tinh Hollywood, người Mỹ cũng như người Trung Quốc ít ai còn nhắc đến bà. 
Mãi đến năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bà, những cuốn sách kể rõ tiểu sử của nữ diễn viên này lần lượt được xuất bản. Ngoài ra bộ phim hồi ký của bà cũng được trình chiếu tại Mỹ và châu Âu. Sở hữu một thân hình cân đối, bà đưa ra lý giải của mình về tạo hình và thẩm mỹ với sự thành thạo và những hình ảnh giàu tính minh họa.
Mãi đến năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bà, những cuốn sách kể rõ tiểu sử của nữ diễn viên này lần lượt được xuất bản. Ngoài ra bộ phim hồi ký của bà cũng được trình chiếu tại Mỹ và châu Âu. Sở hữu một thân hình cân đối, bà đưa ra lý giải của mình về tạo hình và thẩm mỹ với sự thành thạo và những hình ảnh giàu tính minh họa. 
Ở Hollywood, Hoàng Liễu Sương là người gốc Hoa, còn ở Trung Quốc, bà được coi là minh tinh Hollywood. Việc chiêm ngưỡng từ khoảng cách xa khiến vẻ đẹp của bà càng được khắc họa thêm phần bí ẩn. Bà thường được giới truyền thông ví von là “bông hồng rực rỡ hơn cả ngọc ngà”. Làng thời trang châu Âu luôn nhớ đến thời đại hoàng kim của phong cách phương Đông, và Hoàng Liễu Sương luôn là thần tượng được nhắc đến nhiều nhất.
Ở Hollywood, Hoàng Liễu Sương là người gốc Hoa, còn ở Trung Quốc, bà được coi là minh tinh Hollywood. Việc chiêm ngưỡng từ khoảng cách xa khiến vẻ đẹp của bà càng được khắc họa thêm phần bí ẩn. Bà thường được giới truyền thông ví von là “bông hồng rực rỡ hơn cả ngọc ngà”. Làng thời trang châu Âu luôn nhớ đến thời đại hoàng kim của phong cách phương Đông, và Hoàng Liễu Sương luôn là thần tượng được nhắc đến nhiều nhất. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới