Lạ lùng cảnh tượng thiên hà Milky Way "sủi bọt"

(Kiến Thức) - Quan sát từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), phát hiện hơn 5.000 "bong bóng" sủi bọt trong vành đĩa của thiên hà Milky Way, gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu. 

Lạ lùng cảnh tượng thiên hà Milky Way "sủi bọt"
Những ngôi sao trẻ trong hệ thống đã thổi những bong bóng này vào lớp khí và bụi xung quanh, biểu thị những khu vực hình thành sao mới.
Sau khi sàng lọc dữ liệu hồng ngoại Spitzer, tiến sĩ vật lý thiên văn tại Đài thiên văn Nam Âu có trụ sở tại Đức và Đại học Exeter, Anh, cho biết: "Những phát hiện này khiến chúng ta nghi ngờ rằng thiên hà Milky Way là một thiên hà hình thành sao hoạt động khá mạnh mẽ”.
La lung canh tuong thien ha Milky Way

Nguồn ảnh: ESA 

"Vành đĩa của Milky Way giống như rượu sâm banh với bong bóng tỏa ra ở khắp mọi nơi," ông nói.
Các bong bóng sủi bọt này khác nhau về kích thước và hình dạng, cả về khoảng cách và do các biến thể của đám mây khí cục bộ chi phối.
Kết quả sẽ giúp các nhà thiên văn xác định tốt hơn sự hình thành sao trên khắp thiên hà.
"Điều này cho thấy các thế hệ hình thành sao mới đang được sinh ra bởi các bong bóng đang mở rộng".

Mời quý vị xem video: Khám phá bất ngờ về ngôi sao Mira bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Bất ngờ khó tin về hàng xóm mới của thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Hàng loạt thiên hà lùn, sao lùn mới được xem là hàng xóm thiên hà Milky Way vừa được các nhà khoa học tìm thấy. Phát hiện này lần nữa giúp các nhà thiên văn có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về mối quan hệ gia đình của các thiên hà.

Bất ngờ khó tin về hàng xóm mới của thiên hà Milky Way

Nhà thiên văn học của Viện CFA, ông Nelson Caldwell sử dụng kính thiên văn Clay Magellan và công cụ Megacam để quan sát vũ trụ thì bất ngờ phát hiện nhiều thiên hà lùn, ngôi sao lùn mới rất gần với thiên hà Milky Way.

Một trong những sao lùn đầu tiên được phát hiện có tên là Sagittarius II với khối lượng chỉ bằng 1.300 lần khối lượng Mặt trời, nằm trong một cụm sao hình cầu rất gần với Milky Way.

Ngoạn mục ảnh phân giải cao khu vực hình thành sao "khủng" Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện các quan sát mới qua Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc, về một khu vực hình thành sao khổng lồ của thiên hà Milky Way.

Ngoạn mục ảnh phân giải cao khu vực hình thành sao "khủng" Milky Way

Charles Kerton, phó giáo sư vật lý thiên văn học tại Đại học bang Iowa và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. "Đám mây chặn ánh sáng và vì vậy chúng tôi phải sử dụng các quan sát hồng ngoại để nghiên cứu ."

Vùng hình thành sao trong thiên hà Milky Way này được gọi là CTB 102. Cách Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng, nó được phân loại là một vùng HII, có nghĩa là nó chứa các đám mây nguyên tử hydro tích điện bị ion hóa.

Khám phá cực "choáng" về các cơn động đất trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu đổ bộ Mars InSight của NASA phát hiện hơn 300 trận động đất trên sao Hỏa và truy tìm nguồn gốc của chúng. Hầu hết các vụ động đất này đều nhẹ, nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ trận động đất nào trên Trái đất.

Khám phá cực "choáng" về các cơn động đất trên sao Hỏa

Bruce Banerdt, nhà địa chất học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực ở Pasadena, California báo cáo phát hiện vào ngày 12/12/2019 ở một cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ tại San Francisco, California.

Kể từ khi đến sao Hỏa chỉ hơn một năm trước, InSight đã phát hiện 322 vụ động đất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới