Là đại gia sở hữu loạt 'đất vàng', BRG của Madam Nga cũng mất 1.000 tỷ vì COVID-19

(Vietnamdaily) - Một doanh nghiệp đa ngành và nổi danh nhất trong lĩnh vực bất động sản cũng phải kêu gào vì thiệt hại nặng nề vì dịch COVID-19.
 

Tại hội nghị trực tuyến "Đối thoại với doanh nghiệp trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội" ngày 16/4, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG cho biết là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, thống kê con số thiệt hại của BRG là khoảng 1.000 tỷ đồng, còn 3.700 tấn gạo chưa xuất khẩu được.

Theo bà Nga, kể từ khi bắt đầu đại dịch, doanh nghiệp này phải chịu ảnh hưởng đối với lĩnh vực kinh doanh trọng yếu như du lịch, khách sạn, sân golf, xuất nhập khẩu.

Dù biết khó nhưng Chủ tịch BRG vẫn mạnh dạn nói đề nghị nhanh chóng cho mở cửa lại các khách sạn, sân golf kèm theo các điều kiện về an toàn.

Đồng thời, bà Nga đề xuất Thành phố kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Thay đổi cách hạch toán phí dịch vụ vào doanh thu, mà tính vào thu nhập cá nhân của nhân viên.

BRG cũng đề xuất giảm 50-100% thuế GTGT năm 2020; miễn giảm thuế đất 50%; miễn thuế thu nhập cá nhân trong năm 2020.

Doanh nghiệp này cũng kiến nghị TP cần trích ngân sách để lập quỹ kích cầu du lịch cho Hà Nôi, tổ chức hoạt động quảng bá du lịch ngay sau khi dịch bệnh qua đi, kinh tế phục hồi.

La dai gia so huu loat 'dat vang', BRG cua Madam Nga cung mat 1.000 ty vi COVID-19
 

Theo tìm hiểu, BRG là một trong những tập đoàn kinh tế, dịch vụ tư nhân đa ngành tại Việt Nam. Tập đoàn BRG hiện đang cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực như: Tài chính – Ngân hàng; Bất động sản; Khách sạn - Nghỉ dưỡng; Vui chơi giải trí; Thương mại – Bán lẻ và Sản xuất công – nông nghiệp công nghệ cao đến với khách hàng trong nước và quốc tế.

Người thuyền trưởng đứng đầu Tập đoàn này là bà Nguyễn Thị Nga, hay còn được mệnh danh là Madam Nga.

Người phụ nữ quyền lực từng bước gầy dựng BRG

Bà Nga xuất phát điểm là một người kinh doanh xuất nhập khẩu. Bước ngoặt diễn ra vào năm 1993, khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng tư nhân, khi đó bà Nga đã là một trong những người đầu tiên tham gia góp vốn vào ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.

Sau khi ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương giải thể, bà Nga đã chuyển sang Techcombank. Tuy nhiên, một thời gian sau bà Nga đã rời Techcombank, do không có chung quan điểm với những cổ đông lớn còn lại.

Sau khi rời Techcombank, bà Nga vẫn tiếp tục nghiệp ngân hàng khi tham gia đầu tư vào SeABank, khi đó vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng và là một ngân hàng thương mại rất nhỏ ở Hải Phòng.

Đến nay SeABank đã có vốn điều lệ lên tới 9.369 tỷ đồng, thuộc top 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ngân hàng, bà Nga cùng gia đình tham gia sâu vào bất động sản, với các sân golf và khách sạn nghỉ dưỡng.

Đến hiện tại, bà Nga đã tạo dựng được một cơ nghiệp đồ sộ khi sở hữu tập đoàn đa ngành BRG, nắm giữ nhiều tại sản lớn như SeABank, 2 khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, đồng thời là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước có khối bất động sản giá trị cao.

BRG nổi danh nhất ở lĩnh vực bất động sản

Tập đoàn BRG được biết đến là một công ty đầu tư và hoạt động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và sân golf với vốn điều lệ vào khoảng 1.800 tỷ đồng (tính đến tháng 6/2015).

Trước đó năm 2013, theo Forbes Việt Nam, với việc mạnh dạn “chơi lớn” tại lĩnh vực kinh doanh sân golf, bất động sản…đã đem lại mức doanh thu khoảng 435 triệu USD cho bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch BRG.

Cuối năm 2017, Tập đoàn BRG cùng đối tác Sumitomo tuyên bố liên danh phát triển siêu dự án thành phố thông minh rộng hơn 2.000 ha trên trục đường Nhật Tân - Nội Bài. Với tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, đây là một trong những dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Nội.

Ngoài siêu dự án 4 tỷ USD được cấp phép này, Tập đoàn BRG còn sở hữu loạt khách sạn, sân golf hạng sang như Hilton Opera, Hilton Garden, Khách sạn Thắng Lợi..., các sân golf King's Island ở Đồng Mô, Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội) hay BRG Ruby Tree Golf Resort (Đồ Sơn, Hải Phòng).

La dai gia so huu loat 'dat vang', BRG cua Madam Nga cung mat 1.000 ty vi COVID-19-Hinh-2
Khách sạn Hilton Opera.

Bên cạnh đó, BRG cũng nổi danh với loạt thương vụ đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Công ty Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - thành viên Tập đoàn BRG - được UBND TP. Hà Nội chấp thuận là nhà đầu tư chiến lược mua 65% cổ phần Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).

Trước đó, BRG cũng đã tham gia đầu tư vào CTCP Intimex, Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi, Thăng Long GTC, Tổng công ty Công nghiệp Ô tô (Vinamotor).

Hapro được biết là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có quỹ đất nhiều bậc nhất Hà Nội. Sau cổ phần hóa, Hapro vẫn được giao nắm giữ tới 114 địa điểm là cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỉnh thành với hàng loạt những khu đất vàng tại Hà Nội như: số 19-21 Đinh Tiên Hoàng (280 m2), nhà số 1 Điện Biên Phủ (500 m2); nhà số 135 Lương Đình Của (1.843 m2); địa chỉ C12 Thanh Xuân Bắc (1.780 m2); D2 Giảng Võ (1.230 m2).

Cuối năm 2015, thị trường được phen xôn xao với thông tin Công ty TNHH Thung Lũng Vua (thành viên của BRG) thâu tóm thành công Intimex Việt Nam thông qua việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán 34,3% vốn.

Việc thu gom cổ phiếu của Tập đoàn BRG và các công ty thành viên đã diễn ra trong thời gian dài để nắm giữ tỷ lệ áp đảo tại Công ty CP Intimex Việt Nam.

Và từ đó, BRG có tiền đề quan trọng để UBND TP. Hà Nội chấp thuận về mặt nguyên tắc việc đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất lên tới gần 3.000 m2 tại 22 - 32 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.

Ngoài ra, Intimex nắm trong tay quỹ đất khổng lồ tại 8 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Dương (2.521 m2); Hà Nội (37.383 m2) nhà nước cho thuê tại những vị trí đẹp như Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Láng Hạ…); Nghệ An (2,1 triệu m2); Thanh Hóa (166.500 m2); Quảng Ninh (1 triệu m2); Hải Phòng (7.000 m2).

Điều đáng nói là sau khi Intimex về tay BRG, UBND TP. Hà cho triển khai xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm nơi Intimex tọa lạc có diện tích gần 3.000 m2.

Việc sở hữu hàng loạt những miếng đất vàng đã làm khối tài sản của tập đoàn BRG “phình to”, dù vậy Công ty cũng thiệt hại nặng nề do COVID-19 gây ra... 

Bà Nguyễn Thị Nga bất ngờ thôi làm Chủ tịch Hapro sau thông tin chuyển nhượng Unimex Hà Nội

(Vietnamdaily) - Sau khi thông báo chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Unimex Hà Nội, Hapro cũng công bố thông tin bất ngờ là bà Nguyễn Thị Nga sẽ thôi làm Chủ tịch.
 

Trong ngày 11/2, Hội đồng quản trị Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro, UPCoM: HTM) cho biết sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội).

Cụ thể, Hapro đang có kế hoạch chuyển nhượng hơn 4 triệu cổ phần đang sở hữu tại Unimex Hà Nội, tương ứng 20,15% vốn điều lệ. Giá chuyển nhượng dự kiến 11.000 đồng/cp, tương ứng giá trọn lô hơn 44 tỷ đồng.

Chủ tịch BRG đề xuất giảm thuế đến 50%, nhanh chóng cho mở cửa khách sạn, sân golf

(Vietnamdaily) - Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch BRG đề xuất nhanh chóng cho mở cửa khách sạn, sân golf với các quy định ràng buộc chống dịch.
 

Chiều 16/4, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến "Đối thoại với doanh nghiệp trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tham dự có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cùng đại diện nhiều doanh nghiệp có trụ sở tại thủ đô như BRG, Geleximco, FLC, TH, Vietnam Airlines…

Tin mới