Kỳ quái đám mây phát sáng hình cây kẹo ở thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học của NASA phát hiện thứ trông giống như một đám mây khí hình kẹo que, gần trung tâm của thiên hà Milky Way, được chụp bởi Máy quan sát 2 milimet siêu dẫn Goddard-IRAM của NASA.

Kỳ quái đám mây phát sáng hình cây kẹo ở thiên hà Milky Way
"Cây kẹo" dài khoảng 190 năm ánh sáng và chứa khí ion hóa phát ra sóng vô tuyến mạnh mẽ trong thiên hà Milky Way.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra đám mây kỳ quái bằng cách sử dụng một thiết bị được gọi là Máy quan sát 2 milimet siêu dẫn Goddard-IRAM, hay còn gọi là GISMO, cùng với kính viễn vọng vô tuyến đặt tại Pico Veleta ở Tây Ban Nha.
Bên trong, đám mây khí bí ẩn ở Milky Way này có nhiệt độ rất lớn, chứa nguyên liệu thô gồm bụi, khí đủ nhiều để tạo ra hàng chục triệu ngôi sao như Mặt trời, theo NASA.
Ky quai dam may phat sang hinh cay keo o thien ha Milky Way

Nguồn ảnh: NASA. 

Các tia sáng màu đỏ, vàng và xanh ngọc, các vòng cung màu xanh lam và xanh lục và các đốm sáng mờ xuất hiện trong hình ảnh, được chụp bởi Máy quan sát 2 milimet siêu dẫn Goddard-IRAM của NASA, cùng với kính viễn vọng vô tuyến 30 mét.
"Chúng tôi bị thu hút bởi vẻ đẹp của hình ảnh này, nó thật kỳ lạ", ông Julian Staguhn thuộc Đại học Johns Hopkins, người dẫn đầu một bài báo mô tả hình ảnh bí ẩn gần trung tâm Milky Way chia sẻ.
Ngoài ra, Richard Arendt, thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland cho biết: "Phát xạ của đám mây này đến từ các electron tốc độ cao trong từ trường, hình thành từ một quá trình gọi là phát xạ synchrotron.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Bất ngờ khó tin về hàng xóm mới của thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Hàng loạt thiên hà lùn, sao lùn mới được xem là hàng xóm thiên hà Milky Way vừa được các nhà khoa học tìm thấy. Phát hiện này lần nữa giúp các nhà thiên văn có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về mối quan hệ gia đình của các thiên hà.

Bất ngờ khó tin về hàng xóm mới của thiên hà Milky Way

Nhà thiên văn học của Viện CFA, ông Nelson Caldwell sử dụng kính thiên văn Clay Magellan và công cụ Megacam để quan sát vũ trụ thì bất ngờ phát hiện nhiều thiên hà lùn, ngôi sao lùn mới rất gần với thiên hà Milky Way.

Một trong những sao lùn đầu tiên được phát hiện có tên là Sagittarius II với khối lượng chỉ bằng 1.300 lần khối lượng Mặt trời, nằm trong một cụm sao hình cầu rất gần với Milky Way.

Ngoạn mục ảnh phân giải cao khu vực hình thành sao "khủng" Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện các quan sát mới qua Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc, về một khu vực hình thành sao khổng lồ của thiên hà Milky Way.

Ngoạn mục ảnh phân giải cao khu vực hình thành sao "khủng" Milky Way

Charles Kerton, phó giáo sư vật lý thiên văn học tại Đại học bang Iowa và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. "Đám mây chặn ánh sáng và vì vậy chúng tôi phải sử dụng các quan sát hồng ngoại để nghiên cứu ."

Vùng hình thành sao trong thiên hà Milky Way này được gọi là CTB 102. Cách Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng, nó được phân loại là một vùng HII, có nghĩa là nó chứa các đám mây nguyên tử hydro tích điện bị ion hóa.

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

(Kiến Thức) - Hơn 200 phân tử được phát hiện trong không gian, một số (như Buckminsterfullerene) có cấu trúc phức tạp với các nguyên tử carbon. Nhiều thập kỷ quan sát cũng cho thấy môi trường giữa các vì sao không đồng nhất mà khá hỗn loạn.

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

Được biết, những phân tử này tỏa nhiệt, giúp những đám mây vật chất liên sao khổng lồ nguội đi và co lại thành những ngôi sao mới.

Hơn nữa, các nhà thiên văn học sử dụng bức xạ từ các phân tử này để nghiên cứu các điều kiện, khi các hành tinh hình thành trong các vành đĩa ngôi sao trẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới