Kỳ lạ thành phố cao nguyên cứ mưa là ngập

Bê tông hóa làm cho nước mưa không thể thẩm thấu, đổ ầm ầm xuống dòng thác Cam Ly, tàn phá cảnh quan Đà Lạt.

Kỳ lạ thành phố cao nguyên cứ mưa là ngập
Cơn mưa giông kéo dài gần hai giờ khiến nhiều đường ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ngập gần nửa mét, nhiều ô tô bì bõm trong biển nước, chiều 12/7.
Nghiêm trọng nhất là dân khu Hàn Thuyên thuộc phường 5, hàng chục ngôi nhà tại khu vực này đã bị ngập sâu trong nước.
Ky la thanh pho cao nguyen cu mua la ngap
TP Đà Lạt ngập sâu sau trận mưa ngày 12/7. 
Năm nay, mới từ đầu tháng 6 đã có đến 4 trận mưa lớn gây ngập lụt cục bộ nhiều tuyến phố Đà Lạt.
Trong hai buổi chiều 23 - 24/6, cảnh ngập lụt diễn ra khắp nơi ở khu trung tâm thành phố, các khu dân cư như: Golf Valley, Yersin, Mạc Đĩnh Chi, Vườn hoa Đà Lạt… còn suối Phan Đình Phùng, Cam Ly, Phạm Hồng Thái, hạ lưu hồ Mê Linh… bị quá tải, khiến nhiều nhà dân bị ngập nước.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao một thành phố cao nguyên như Đà Lạt mà hễ cứ mưa là ngập?
Bê tông hóa làm cho nước mưa không thể thẩm thấu, đổ ầm ầm xuống dòng thác Cam Ly, tàn phá cảnh quan Đà Lạt.
Cùng đó, mật độ xây dựng quá cao ở vùng nội ô làm cho những cánh rừng thông bị đẩy ngày càng xa thành phố.
Cũng do bê tông hóa, nước bị om lâu trong lòng đất không thoát được mới dẫn đến vụ sạt lở đau lòng vào rạng sáng 29/6, khiến 2 người tử vong, 5 người bị thương.
Nếu như năm 2022, lũ lụt chỉ thiệt hại về vật chất, thì năm 2023 đã thiệt hại đến tính mạng con người. Không ai dám chắc điều gì sẽ lại xảy ra tiếp theo.
Câu chuyện bê tông hóa đã được cảnh báo cả chục năm trước. Khu Golf Valley có diện tích 20ha, quy hoạch là công viên văn hóa đô thị, nhưng sau hơn 10 năm thực hiện giờ chỉ thấy toàn đô thị chứ không thấy công viên.
Đây là một trong những điển hình cho thấy sự mất cân bằng trong quy hoạch, bê tông hóa tăng cao, dẫn đến tình trạng ngập lụt.
Một chuyên gia xây dựng từng tham gia thiết kế dự án suối Phan Đình Phùng và suối Cam Ly (khoảng 15 năm trước) cho biết, khi thiết kế, các kỹ sư và cơ quan chức năng chưa hề nghĩ tới nước mưa từ các nhà kính (chủ yếu trồng rau, hoa) tuôn ra suối. Lúc đó chỉ tính toán xác suất 10 năm 1 lần sẽ xảy ra tình trạng quá tải.
Đã đến lúc chính quyền địa phương không thể khoanh tay đứng nhìn được nữa. Để người dân, du khách mỗi lần đến với thành phố ngàn hoa không còn phải ngán ngẩm với tình trạng hễ mưa là ngập ở nơi đây.

Người dân vật lộn mưu sinh trong trận ngập lụt kinh hoàng ở Phú Quốc

Phú Quốc hứng chịu đợt mưa lớn và kéo dài nhất trong vòng 100 năm nay khiến mọi sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây đảo lộn. Họ buộc phải tìm cách sống chung với ngập lụt.

Người dân vật lộn mưu sinh trong trận ngập lụt kinh hoàng ở Phú Quốc
Nguoi dan vat lon muu sinh trong tran ngap lut kinh hoang o Phu Quoc
Từ tối 8/8 đến hết ngày 9/8, Phú Quốc trắng trời mưa dông. Mưa kéo dài liên tục khiến nhiều tuyến đường trên đảo ngọc bị ngập sâu, có nơi nước dâng cao đến đầu người, nhiều vùng bị chia cắt hoàn toàn.  

Du xuân Đà Lạt trở thành ác mộng bởi biển người chen chúc

Du xuân ngày mùng 4 Tết, Đà Lạt rơi vào tình cảnh quá tải, biển người chen chúc để được di chuyển đến các điểm tham quan.

Du xuân Đà Lạt trở thành ác mộng bởi biển người chen chúc
Du xuan Da Lat tro thanh ac mong boi bien nguoi chen chuc
 Mùng 4 Tết, nhiều tuyến đường chính trong nội thành Đà Lạt rơi vào cảnh quá tải, đường xá đông đúc. Ảnh Son Ha Luu 

Xả rác vô tội vạ trên đồi thông, điểm ‘săn mây’ Đà Lạt

Đà Lạt có nhiều ngọn đồi, hồ nước tuyệt đẹp để “săn mây”, chụp ảnh lưu niệm… miễn phí, nhiều người thiếu ý thức đã xả rác vô tội vạ gây ô nhiễm môi trường.

Xả rác vô tội vạ trên đồi thông, điểm ‘săn mây’ Đà Lạt

Xa rac vo toi va tren doi thong, diem ‘san may’ Da Lat

Vừa trở về từ chuyến dạo chơi trên đồi cỏ lau trắng muốt ở hồ Tuyền Lâm, chị Bích Phượng (phường 1, Đà Lạt) không khỏi bức xúc khi nhìn thấy một khoảnh rừng tràn ngập rác. Vô số vỏ chai nhựa, bịch ni lông, hộp xốp đựng thức ăn, ly cà phê giấy, áo mưa tiện lợi… vứt lăn lóc trên thảm cỏ dưới tán cây.

Xa rac vo toi va tren doi thong, diem ‘san may’ Da Lat-Hinh-2

Chị Phượng cùng hai người bạn đồng hành nhặt rác bỏ vào túi để đem ra khỏi cánh rừng nhưng cũng chỉ nhặt được một ít vì rác quá nhiều. Chị chia sẻ: "Sau thời gian dài túi bụi với công việc và tự cách ly để phòng tránh dịch COVID-19, bọn mình tìm đến rừng thông và đồi cỏ lau này hy vọng được hít thở không khí trong lành và chụp ảnh lưu niệm; nào ngờ nhìn thấy rác vương vãi nhiều nơi".

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.