Kỳ lạ sư tử cái mọc bờm sau khi sư tử đực qua đời

Một con sư tử cái 18 tuổi tại Trung tâm Bảo tồn và Vườn thú Topeka ở Kansas, Mỹ, đã mọc bờm như con đực, sau khi con đực cùng đàn qua đời.

Kỳ lạ sư tử cái mọc bờm sau khi sư tử đực qua đời
Sư tử thường nổi tiếng với sự lưỡng hình giới tính với những con đực thường có lông bờm phát triển với màu lông tách biệt với màu cơ thể. Sư tử cái thường không có những chiếc bờm hùng vĩ như vậy và thay vào đó là màu vàng cát nhạt trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, Zuri, một con sư tử cái trong vườn thú Kansas, lại là một ngoại lệ.
Dị hình giới tính hay lưỡng hình giới tính là sự khác biệt hình dạng rõ rệt giữa giống đực và giống cái trong cùng một loài động vật hay thực vật. Sự khác biệt này xảy ra ở các sinh vật thực hiện sinh sản thông qua hình thức sinh sản hữu tính; ví dụ điển hình là khác biệt về đặc điểm cơ quan sinh sản. Các khác biệt khác có thể là những đặc điểm giới tính thứ cấp, kích thước cơ thể, sức mạnh thể chất và hình thái học, các đặc điểm trang trí, hành vi và những đặc điểm khác của cơ thể.
Cho đến ngày 23 tháng 10 năm 2020, Zuri vẫn sống cùng với một con sư tử đực tên là Avus, nhưng nó đã qua đời vào ngày đó. Sau cái chết của Avus, những người trông coi vườn thú bắt đầu nhận thấy rằng Zuri đã bắt đầu mọc một chiếc bờm tương tự như bờm của một con đực trưởng thành.
Theo họ, Zuri là con cái nổi trội về mặt thể chất khi so sánh với những con sư tử cái khác và mặc dù bờm của nó rất khác thường, nhưng kích thước cơ thể của Zuri vẫn không thể to lớn bằng với một con đực trưởng thành điển hình.
Ky la su tu cai moc bom sau khi su tu duc qua doi
Sư tử là loài dị hình giới tính; con đực lớn hơn con cái với phạm vi trọng lượng điển hình từ 150 đến 250 kg (330 đến 550 lb) đối với con đực và 120 đến 182 kg (265 đến 400 lb) đối với con cái, là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ Đông Bắc Á. Sư tử đực có thể dễ dàng được nhận ra từ xa bởi bờm của chúng.
Shanna Simpson, người phụ trách động vật tại Vườn thú Topeka, nói với NPR: "Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ nghe nói về điều này xảy ra cho đến khi chúng tôi nhìn thấy Zuri".
Có thể có nhiều lời giải thích cho việc Zuri phát triển lông bờm như sư tử đực. Tất nhiên, hầu hết trong số đó đều liên hệ hiện tượng này với việc con sư tử đực Avus qua đời. Tuy nhiên Kris Everatt, một nhà khoa học bảo tồn tại tổ chức bảo tồn mèo hoang Panthera cho biết: "Tôi không nghĩ thực sự có bất kỳ loại tiến hóa nào được hình thành do sư tử đực qua đời hoặc thiếu con đực hoặc cạnh tranh quá nhiều với những con cái khác hoặc bất cứ điều gì tương tự… Tôi nghĩ đó chỉ là một sự ngẫu nhiên", anh nói với Live Science.
Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên một con sư tử cái mọc một bộ lông bờm khỏe mạnh. Ví dụ, ở Botswana, 5 con sư tử cái khác cũng được báo cáo là đã mọc lông bờm, trong đó một con thậm chí có hành vi giống với con đực như gầm rú và gắn kết những con cái khác.
Các nhà khoa học đoán rằng đó là mức độ cao bất thường của testosterone trong cơ thể là nguyên nhân gây ra toàn bộ hiện tượng này, mặc dù không có thử nghiệm hormone chính thức nào được thực hiện trên những con cái hoang dã. Nhưng dù sao thì đây cũng là một hiện tượng khá đáng ngạc nhiên.
Vài năm trước, một con sư tử cái 18 tuổi khác, tên là Bridget, bắt đầu mọc bờm ở vườn thú thành phố Oklahoma. Sau khi điều tra sức khỏe của con sư tử cái này, các bác sĩ thú y đã phát hiện một khối u trên tuyến thượng thận của nó. Chính điều này đã làm tăng mức độ hormone như cortisol và androstenedione được hiển thị trong các xét nghiệm máu được thực hiện trên Bridget.
Nhưng, sau tất cả, những con sư tử này đều là những cá thể đã già. Động vật hoang dã thường sống trong 15 hoặc 16 năm và 18 tuổi chắc chắn đang đẩy giới hạn trên ngay cả đối với động vật bị nuôi nhốt. Vì vậy, sự phát triển bờm bất ngờ ở Zuri và Bridget có thể chỉ đơn giản là kết quả của việc nồng độ hormone thay đổi khi chúng già đi.
Bác sĩ thú y ở vườn thú Topeka không yêu cầu kiểm tra hormone đặc biệt đối với Zuri, theo nhà quản lý động vật Shanna Simpson. Con sư tử cái vượt qua mọi sàng lọc sức khỏe tiêu chuẩn, và kiểm tra hormone không nằm trong đợt kiểm tra. Trừ khi sư tử cái có dấu hiệu bị ốm, vườn thú sẽ tiếp tục theo dõi nó mà không tiến hành phương pháp kiểm tra xâm lấn nào.

Những điều cực bất ngờ về loài sư tử sống ở châu Á

So với sư tử châu Phi, sư tử châu Á nhỏ hơn một cách rõ rệt. Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác để phân biệt sư tử châu Á với sư tử châu Phi.

Những điều cực bất ngờ về loài sư tử sống ở châu Á
Nhung dieu cuc bat ngo ve loai su tu song o chau A
Nhắc đến sư tử, người ta sẽ nghĩ đến một loài vật họ Mèo to lớn và mạnh mẽ, được coi như một biểu tượng của lục địa châu Phi. Dù vậy, châu Phi không phải nơi duy nhất mà sư tử sinh sống. Những con mèo này còn hiện diện ở châu Á, cụ thể là Ấn Độ.
Nhung dieu cuc bat ngo ve loai su tu song o chau A-Hinh-2
Sư tử châu Á, còn gọi là sư tử Ấn Độ (Panthera leo persica), không phải là loài riêng biệt mà là một phân loài sư tử có nguồn gốc từ châu Phi, đã di cư đến châu Á trong quá khứ. Phạm vi phân bố hiện tại của chúng giới hạn ở Vườn quốc gia Gir và vùng xung quanh ở bang Gujarat của Ấn Độ.

‘Vua đồng cỏ’ suýt chết khi bị bầy sư tử cái tấn công

Cho rằng chú sư tử đực đi lạc có khả năng gây nguy hiểm cho đàn con, những chú sư tử cái đã lao lên tấn công dữ dội để đánh đuổi kẻ đực.

‘Vua đồng cỏ’ suýt chết khi bị bầy sư tử cái tấn công
Trong thiên nhiên hoang dã, những con sư tử đực trưởng thành khi chưa thể kiếm được bầy đàn cho mình thì chúng buộc phải sống đơn độc hoặc phải đánh bại những con sư tử khác để “cướp ngôi”. Trong trường hợp thành công đánh bại đối thủ, nó chắc chắn sẽ giết hết những chú sư tử con để đảm bảo thế hệ sau đều là con của mình.

Video: Xâm phạm lãnh thổ của hà mã, sư tử đực suýt bị ngoạm nát người

Thấy sư tử đực xâm phạm lãnh thổ của mình, con hà mã đã lập tức lao tới, mở to bộ hàm và tấn công đối thủ.

Video: Xâm phạm lãnh thổ của hà mã, sư tử đực suýt bị ngoạm nát người
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới