Kỳ lạ phiên chợ thời bao cấp giữa lòng Hà Nội

(Kiến Thức) - Phiên chợ được coi là “thiên đường đồ độc lạ” nằm giữa lòng Hà Nội bán các mặt hàng xưa cũ của thời bao cấp thu hút đông đảo người dân. 

Kỳ lạ phiên chợ thời bao cấp giữa lòng Hà Nội

Mời quý độc giả xem trailer "Chợ phiên giữa lòng Hà Nội":


Tới đây, du khách bị choáng ngợp bởi những món đồ cực “độc” mà hiếm khu chợ nào có được.

Chợ phiên vùng cao
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc. Không khó để thấy hình ảnh các cô gái trong những bộ váy truyền thống nhiều màu sắc hay hình ảnh bà con dân tộc vùng cao đi chợ không chỉ để mua bán hàng hóa mà còn để gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện tâm tình quây quần xung quanh chảo thắng cố nóng hổi.
Hình ảnh quen thuộc một phiên chợ ở vùng cao.
Hình ảnh quen thuộc một phiên chợ ở vùng cao. 
Tất cả những sản phẩm địa phương được bày bán ở chợ là kết tinh của lao động, thể hiện sự cần cù, khéo léo của người dân vùng cao, đồng thời phản ánh nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Đàn ông đi chợ thường mặc quần áo đen, còn chị em thì xúng xính trong trang phục sắc màu rực rỡ, tạo nên nét đẹp và không khí vui tươi cho ngày chợ. Không gian phiên chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn là không gian của ngày hội.
Chợ phiên giữa lòng Hà Nội
Trong vài năm trở lại đây, xu hướng tham dự các phiên chợ ngoài trời với các gian hàng đồ handmade, độc đáo khá thịnh hành với giới trẻ. Hầu như tháng nào cũng có một vài phiên chợ, với quy mô và chủ đề khác nhau. Những ai yêu thích không gian xưa cũ với những đồ vật nhuốm màu thời gian, hẳn từng nghe qua phiên chợ đồ xưa tổ chức đều đặn thứ Bảy hàng tuần ở khu phố gần hồ Tây, Hà Nội.
Những món đồ độc đáo tại phiên chợ Vintage giữa lòng Hà Nội.
Những món đồ độc đáo tại phiên chợ Vintage giữa lòng Hà Nội. 
Từ “Vintage” đến thời điểm này ở Việt Nam đã đi rất xa với nghĩa ban đầu của nó. Vintage được sử dụng cho những món đồ thập kỷ trước của châu Âu. Những món đồ “độc - lạ” mang hơi hướng hoài cổ pha trộn giữa hiện đại và cổ điển. Theo tạp chí Mốt Việt thì "Vintage đầy ẩn ý cho sự sành điệu – chịu chơi theo lối hoài cổ".
Tại phiên chợ, chúng ta có thể bắt gặp những bạn trẻ với niềm yêu thích và đam mê với những mặt hàng thủ công làm bằng tay độc đáo hiếm phiên chợ nào có được.
Không chỉ đến mua sắm, những người đi chợ phiên Vintage còn có những hành động ấm áp như thế này.
 Không chỉ đến mua sắm, những người đi chợ phiên Vintage còn có những hành động ấm áp như thế này.
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy sự kết nối xã hội tích cực diễn ra tại phiên chợ: Người trẻ và những hoạt động từ thiện mà điển hình là chương trình “Cơm có thịt”- mang hơi ấm tình thương cho những trẻ em nghèo vùng cao. Vé vào cửa 5.000 đồng được dành hoàn toàn để ủng hộ chương trình từ thiện "Cơm có thịt". Những gian hàng được bày bán miễn phí: cốc, bát, thủy tinh... người xem tự chọn đồ mình thích và quyên góp tiền tùy tâm cho quỹ.
Cùng đón xem chương trình "Chợ phiên giữa lòng Hà Nội" trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:
- Phát sóng chính thức: 20h15 thứ Sáu (15/5/2015)
- Phát lại: 9h00 thứ Bảy (16/5/2015) & 15h00 Chủ nhật (17/5/2015)
"Cơm có thịt" được tiến sĩ Trần Đăng Tuấn và các cộng sự khởi xướng tháng 9/2011 tại Việt Nam, đến 9/2012 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới (như Úc, Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...). Hiện đã có rất nhiều học sinh được hỗ trợ tiền ăn từ chương trình "Cơm có thịt" cũng như quần áo ấm để chống lại cái rét thấu xương của mùa đông. Nhiều cháu đã bớt suy dinh dưỡng, số trẻ đến trường học chữ ngày một nhiều hơn. 

Chương trình "Cơm có thịt" ngày càng được mở rộng từ các nước dưới sự kết nối của các Đại sứ "Cơm có thịt" từ các thành phố khác nhau trên thế giới. Qũy từ thiện đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt, các du học sinh Việt Nam và bạn bè đang sinh sống, học tập tại nước ngoài.

Khách Tây mê tiền “lạ” ở chợ phiên kỳ quặc nhất HN

(Kiến Thức) - Khách nước ngoài và cả khách Việt không khỏi tò mò, xem và mua hàng trăm tờ tiền lạ, bày la liệt tại chợ phiên cuối tuần ở Tây Hồ - Hà Nội.

Khách Tây mê tiền “lạ” ở chợ phiên kỳ quặc nhất HN
Với nhiều người sưu tập, những tờ tiền xưa, tiền độc, lạ, hình dê, bộ tứ long – ly – quy – phượng... không phải món đồ quá xa lạ, song, với khách nước ngoài và các bạn trẻ đến Chợ phiên Vintage (Sumvilla - Quảng An, Tây Hồ), nhiều người không khỏi tỏ mò, trầm trồ và mua bằng được những đồng tiền lạ mắt.
Với nhiều người sưu tập, những tờ tiền xưa, tiền độc, lạ, hình dê, bộ tứ long – ly – quy – phượng... không phải món đồ quá xa lạ, song, với khách nước ngoài và các bạn trẻ đến Chợ phiên Vintage (Sumvilla - Quảng An, Tây Hồ), nhiều người không khỏi tỏ mò, trầm trồ và mua bằng được những đồng tiền lạ mắt. 
Không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy tờ tiền Đông Dương, hay ngoại tệ có mệnh giá "khủng", vì thế gian hàng bán tiền độc - lạ - hiếm, cực kỳ hút khách. Trong hình là tờ Zimbabwe 100 ngàn tỷ (bên trái) được bán với giá 100.000 nghìn. Hay bộ tiền Việt Nam cộng hòa, tờ 500 đồng hình con hổ (năm 1972) giá 30.000 đồng/tờ, tờ 1000 đồng giá 70.000 đồng.
Không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy tờ tiền Đông Dương, hay ngoại tệ có mệnh giá "khủng", vì thế gian hàng bán tiền độc - lạ - hiếm, cực kỳ hút khách. Trong hình là tờ Zimbabwe 100 ngàn tỷ (bên trái) được bán với giá 100.000 nghìn. Hay bộ tiền Việt Nam cộng hòa, tờ 500 đồng hình con hổ (năm 1972) giá 30.000 đồng/tờ, tờ 1000 đồng giá 70.000 đồng.

Đi chợ phiên độc, dị giá bèo nhất Hà Nội

(Kiến Thức) - Chợ phiên cây giống ở Hà Nội hút khách đến mua vì bán đủ các mặt hàng kỳ lạ, độc đáo với mức giá bèo không tưởng.

Đi chợ phiên độc, dị giá bèo nhất Hà Nội
Bất chấp thời tiết mưa lạnh trong những ngày đầu tháng 3, nhiều người dân Hà Nội vẫn thích thú đi chợ phiên dốc Bưởi để chọn mua cây giống, hạt rau trồng tại nhà. Chẳng biết có tự bao giờ, cứ như quy ước, phiên chợ này cứ ngày 4 ngày 9 Âm lịch (4, 9, 14, 19, 24, 29) lại họp một lần ở đoạn dốc Bưởi (Hoàng Hoa Thám – Hà Nội),  một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên.
Người từ các nơi về đây buôn bán: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên/ Ngày tư, ngày chín nên duyên đèo bòng”. Những gánh hàng đơn giản, nhỏ lẻ chỉ với chiếc thúng, cái mẹt, bên trong bày các loại hạt giống, cây giống mơn mởn xanh, xôn xao một góc phố. 

Khám phá nước Nga hơn 100 năm trước

(Kiến Thức) - Nhà hóa học người Nga Sergey Prokudin-Gorsky đã chụp được rất nhiều ảnh màu giá trị nước Nga hơn 100 năm trước (từ năm 1909 - 1915).

Khám phá nước Nga hơn 100 năm trước
Kham pha nuoc Nga hon 100 nam truoc
 Nhà hóa học Sergey Prokudin-Gorsky là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh màu đã đi nhiều nơi trên lãnh thổ Nga và chụp ảnh cuộc sống của người dân ở mỗi vùng đất ông đặt chân đến. Những bức ảnh màu nước Nga hơn 100 năm trước của ông Gorsky là kho báu giá trị. Trong ảnh là chân dung hoàng thân Alim Khan ở Bukhara.

Tin mới

Việt Nam sau chiến tranh thế nào?

Việt Nam sau chiến tranh thế nào?

(Kiến Thức) - Việt Nam sau chiến tranh như thế nào là câu hỏi mà đạo diễn John Pilger luôn muốn có câu trả lời sau khi rời Việt Nam ngày 29/4/1975.