Việt Nam sau chiến tranh thế nào?

(Kiến Thức) - Việt Nam sau chiến tranh như thế nào là câu hỏi mà đạo diễn John Pilger luôn muốn có câu trả lời sau khi rời Việt Nam ngày 29/4/1975. 

Trong ký ức của John Pilger, Việt Nam thời chiến là một đất nước nghèo đói, môi trường bị hủy hoại, nhà cửa bị đổ vỡ, khắp mọi nơi là bom đạn… Thậm chí đã có lúc nhắc tới Việt Nam là nhắc đến một cuộc chiến hơn là một đất nước.
Viet Nam sau chien tranh the nao?
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp anh gia Nick Út về hậu quả của bon Napan do Mỹ rải xuống Việt Nam 
Ông hồi tưởng: “Nghĩ tới Việt Nam là nghĩ tới bom Napan. Napan là một loại bom hóa học đặc biệt, dính vào da người và làm bỏng da của họ từ từ. Vào ngày đầu tiên tôi đến đây, tôi thấy bom Napan được thả xuống, nó nổ ra như một quả cầu máu bị vỡ, và khi bom được ngừng thả, những đứa trẻ vừa chạy vừa la hét trong hoảng loạn, và mọi thứ như chìm trong ngọn lửa. Nhớ tới Việt Nam còn là cảnh những người bị bắn và xếp hàng dưới đất như những con thỏ. Nhưng trên tất cả, Việt Nam là cuộc chiến của những công nghệ tối tân chống lại con người”.
Trong chuyến hành trình quay lại Việt Nam - đất nước từng được xem diễn ra những cuộc chiến dài nhất thế kỉ, Jonh Pilger đã đến Huế, địa đạo Củ Chi, Sài Gòn, Hà Nội… Huế - nơi từng được coi là thủ đô của nhà nước Việt Nam thời phong kiến với dòng sông Hương thơ mộng cũng từng chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh, nhưng với nghị lực phi thường, người dân nơi đây đã vượt qua tất cả sự sợ hãi để gây dựng lại.
Viet Nam sau chien tranh the nao?-Hinh-2
Đạo diễn John Piler đang được một chiến sĩ giải phóng giới thiệu về địa đạo Củ Chi 
Địa đạo Củ Chi là một trong những điều ông ấn tượng nhất trong cuộc chiến ở Việt Nam. Đây là căn cứ lớn nhất và bí mật nhất của quân đội Miền Bắc tại miền Nam Việt Nam. Binh lính Mỹ chưa bao giờ tìm thấy hay phá hủy được đường hầm chính, ngay cả khi trụ sở chỉ huy chính của lính Mỹ- với đầy đủ máy điều hòa, máy tính, nhạc - chỉ cách đường hầm chính có 50 dặm. Biết bao bom đạn đã từng dội xuống nơi đây nhưng tất cả đều phải đầu hàng trước sự kiên cố của căn cứ chỉ huy này.
Còn Hà Nội, John Pilger không thể quên những trận bắn phá rải thảm bom bằng máy bay B52 bắt đầu vào dịp Giáng Sinh năm 1972. Người Mỹ tự tin vào chiến dịch này khi gọi B52 là “pháo đài bay” và tuyên bố sẽ cho Hà Nội quay trở về thời đồ đá. Tuy nhiên, họ đã lầm. Lần lượt các máy bay B52 đã bị bắn rơi rụng như sung và gây tổn thất lớn cho quân đội Mỹ.
Viet Nam sau chien tranh the nao?-Hinh-3
Con trâu đi trước cái cày đi sau là hình ảnh phổ biến trên các cánh đồng Việt Nam sau chiến tranh 
Còn điều này nữa đưa đến thắng lợi của quân dân Việt Nam là sự lạc quan. Một trong những người sống sót đã nói với John Pilger rằng: “Chúng tôi đã hát khi bom dội xuống, tất cả chúng tôi, hát rất to. Tại sao? Vì ở Việt Nam, chúng tôi phải tin rằng tiếng hát sẽ át đi tiếng bom”. Tuy nhiên, hậu quả mà Mỹ để lại sau chiến dịch rải thảm bom bằng máy bay B52 là rất lớn, hàng nghìn người đã chết, nhà cửa thì tan hoang. Người ta ước lượng có khoảng 30.000 trẻ em Việt Nam bị mất đi thính giác bởi vì tiếng bom vào đêm Giáng Sinh năm đó.
Có lẽ chính vì những ký ức đó mà John Pilger đã nói: “Đến với miền Bắc Việt Nam giống như việc đi đến một mảnh đất sau khi xảy ra những thảm họa khủng khiếp”.
Viet Nam sau chien tranh the nao?-Hinh-4
 Khung cảnh tiêu điều của một làng ven biển miền Trung sau chiến tranh
Việt Nam có thể đã trở thành một quốc gia tuyệt đẹp nếu như không có những bãi mìn, sự nghiện ngập, những làng mạc bị tàn phá, đất bị nhiễm độc hóa học, và những nắm mồ xếp hàng dài. Nó có thể đã trở thành một quốc gia yên bình độc lập, và có được nhiều lợi thế trong khu vực và trên thế giới. Nhưng chiến tranh Mỹ kéo đến đã làm chậm lại tiến trình này, cùng lúc đó gây ra cái chết của hàng triệu người dân và phá hủy mảnh đất này.
Viet Nam sau chien tranh the nao?-Hinh-5
Hàng nghìn nấm mồ của các chiến sĩ đã hy sinh được chôn cất ở một nghĩa trang 
Và giờ đây là hình ảnh của một Việt Nam thanh bình, sự tàn bạo và căng thẳng cực độ hiện diện trên những đường phố nơi đây giờ đã qua, nền văn minh của người Việt Nam đang dần quay trở lại, niềm hân hoan khi được đoàn tụ, gia đình đi chơi cùng nhau, công viên và viện bảo tàng ở khắp mọi nơi, những buổi tập đá bóng, và trẻ con nô đùa vui chơi.
Mời quý khán giả theo dõi tập 3 của loạt phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam của nhà báo, đạo diễn John Pilger với tựa đề “Ai còn nhớ đến Việt Nam”, phát sóng lúc 21h30, ngày 29/4/2015 trên kênh ANTG - Truyền hình An Viên.

Bằng chứng sống sức mạnh Mỹ bị hủy diệt trong cuộc chiến VN

(Kiến Thức) - Kết cục bi thảm của sức mạnh quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam được tái hiện sinh động trong seri phim "Việt Nam - Cuộc binh biến thầm lặng".

Từ 27/4/2015 đến 30/4/2015, Truyền hình An Viên sẽ khởi chiếu series phim tài liệu về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên kênh ANTG. Loạt phim đánh dấu giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX. Đây là cuộc chiến tranh mà Mỹ đã dội xuống một khối lượng bom, đạn nhiều chưa từng có, tàn sát hơn hai triệu người và tàn phá mảnh đất yên bình, trù phú của Việt Nam.

Sự thất hứa của Mỹ sau Hiệp định Paris 1973

(Kiến Thức) - Nhiều người nghĩ rằng, sau Hiệp định Paris 1973, hòa bình sẽ được lập lại ở Việt Nam, nhưng hòa bình chỉ được tái lập sau ngày 30/4/1975.

Ở phần 1 "Việt Nam - Cuộc binh biến thầm lặng", chúng ta đã được nhìn lại một phần cuộc chiến tranh tàn khốc. Sự chán nản, phẫn nộ kèm theo những hành động phản đối đã được John Pilger tái hiện lại chân thực nhất khi nói về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Một trong những lời phát biểu gây ám ảnh nhất của binh lính Mỹ: “Tôi không thể thấy được ý nghĩa của cuộc chiến này, và không ai lý giải được việc tại sao chúng tôi lại phải ở đây. Tôi thật sự không muốn cầm súng chống lại những người này, tôi không muốn giết họ…”
Phần 2 này, chúng ta sẽ được thấy những hành động của Mỹ sau khi tuyên bố “chấm dứt chiến tranh” tại Việt Nam vào Tháng 2 năm 1973. Mỹ đã thất hứa khi vẫn hiện diện ở Việt Nam dưới vỏ bọc là cơ quan quản lý dịch vụ (Management Services Division). Và, đối với John Pilger chiến dịch cuối cùng ở Việt Nam bắt đầu từ ngay ngày đầu năm mới 1975, khi quân đội miền Bắc bao vây và chiếm thủ phủ Phước Bình, chỉ cách Sài Gòn có 75 dặm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới