Kỳ lạ những triệu chứng ám ảnh tâm thần

Kỳ lạ những triệu chứng ám ảnh tâm thần

(Kiến Thức) - Có rất nhiều loại bệnh, chứng lệch lạc và rối loạn khác nhau trong căn bệnh tâm thần mà các bác sĩ cũng không thể biết hết được. Dưới đây là những chứng đáng quan tâm nhất.

Hội chứng Landau-Kleffner. Đây là một rối loạn kỳ lạ được mô tả lần đầu tiên vào năm 1957 bởi 2 bác sĩ William M. Landau và Frank R. Kleffner. Bệnh thường xảy ra với trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường về cử động và ngôn ngữ, ở độ tuổi từ 5-7 tuổi. Trẻ biết nói và nói được ít nhiều rồi tự nhiên mất đi khả năng này, đột ngột hoặc từ từ, có trường hợp mất cả hai khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và nói. Một số trẻ bị co giật, động kinh. Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này vì đa số trường hợp trẻ phát bệnh tự nhiên không có nguyên nhân.
Hội chứng Landau-Kleffner. Đây là một rối loạn kỳ lạ được mô tả lần đầu tiên vào năm 1957 bởi 2 bác sĩ William M. Landau và Frank R. Kleffner. Bệnh thường xảy ra với trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường về cử động và ngôn ngữ, ở độ tuổi từ 5-7 tuổi. Trẻ biết nói và nói được ít nhiều rồi tự nhiên mất đi khả năng này, đột ngột hoặc từ từ, có trường hợp mất cả hai khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và nói. Một số trẻ bị co giật, động kinh. Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này vì đa số trường hợp trẻ phát bệnh tự nhiên không có nguyên nhân.
Rối loạn do caffein. Caffein có thể gây ra sự lo lắng nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã thừa nhận cà phê chính là nguyên nhân tăng nguy cơ của lo lắng, trầm cảm. Vì vậy, nếu bạn là người dễ bị kích động, nên tránh sử dụng đồ uống có chứa caffein.
Rối loạn do caffein. Caffein có thể gây ra sự lo lắng nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã thừa nhận cà phê chính là nguyên nhân tăng nguy cơ của lo lắng, trầm cảm. Vì vậy, nếu bạn là người dễ bị kích động, nên tránh sử dụng đồ uống có chứa caffein.
Hội chứng Boanthropy. Đây là một rối loạn hoang tưởng rất kỳ lạ. Theo lời kể của bệnh nhân mắc chứng Boanthropy, họ tin rằng mình là một con bò. Rối loạn này thường bắt đầu trong giấc mơ của họ, dần dần ảo giác này tràn ngập tâm trí. Họ có xu hướng hành động như một con bò, đó là thích đi bằng cả 2 tay, 2 chân và gặm cỏ.
Hội chứng Boanthropy. Đây là một rối loạn hoang tưởng rất kỳ lạ. Theo lời kể của bệnh nhân mắc chứng Boanthropy, họ tin rằng mình là một con bò. Rối loạn này thường bắt đầu trong giấc mơ của họ, dần dần ảo giác này tràn ngập tâm trí. Họ có xu hướng hành động như một con bò, đó là thích đi bằng cả 2 tay, 2 chân và gặm cỏ.
Hội chứng cắn và nhai không kiểm soát. Hội chứng này ít được biết đến, nó là hình thức rối loạn kiểm soát xung động. Người bệnh mắc hội chứng này thường ban đầu cắn móng tay mình liên hồi nhưng sau đó, nghiêm trọng hơn là rối loạn dẫn tới cắn và nhai cả ngón tay.
Hội chứng cắn và nhai không kiểm soát. Hội chứng này ít được biết đến, nó là hình thức rối loạn kiểm soát xung động. Người bệnh mắc hội chứng này thường ban đầu cắn móng tay mình liên hồi nhưng sau đó, nghiêm trọng hơn là rối loạn dẫn tới cắn và nhai cả ngón tay.
Hội chứng cánh tay lạ. Đây là một rối loạn thần kinh khiến cho tay của người bệnh dường như tồn tại một cách độc lập với cơ thể. Đôi khi người bệnh không ý thức được bàn tay đang làm gì, cho đến khi nó thu hút sự chú ý của anh (hay chị) ta. Bàn tay lạ có thể tạo ra những hành vi phức tạp như phá hỏng các nút bấm hoặc cởi quần áo.
Hội chứng cánh tay lạ. Đây là một rối loạn thần kinh khiến cho tay của người bệnh dường như tồn tại một cách độc lập với cơ thể. Đôi khi người bệnh không ý thức được bàn tay đang làm gì, cho đến khi nó thu hút sự chú ý của anh (hay chị) ta. Bàn tay lạ có thể tạo ra những hành vi phức tạp như phá hỏng các nút bấm hoặc cởi quần áo.
Hội chứng rối loạn hành vi. Hội chứng này xảy ra phổ biến ở Nhật, đặc biệt đối với những người lớn lên theo khuôn khổ kỷ luật hà khắc và sự kỳ vọng tuyệt đối của cha mẹ. Người bệnh bị rối loạn do nỗi sợ hãi làm tê liệt ý chí và hành động của họ đi ngược lại nhận thức của họ về sự vật, sự việc.
Hội chứng rối loạn hành vi. Hội chứng này xảy ra phổ biến ở Nhật, đặc biệt đối với những người lớn lên theo khuôn khổ kỷ luật hà khắc và sự kỳ vọng tuyệt đối của cha mẹ. Người bệnh bị rối loạn do nỗi sợ hãi làm tê liệt ý chí và hành động của họ đi ngược lại nhận thức của họ về sự vật, sự việc.
Rối loạn Erotomania. Đây là một rối loạn khá kỳ lạ, về cơ bản, hội chứng này được hiểu: người bệnh tự hoang tưởng về việc bản thân họ đang có mối quan hệ yêu đương với người khác. Nhưng điều làm cho rối loạn này đặc biệt ở chỗ bệnh nhân thường nghĩ mình là người có địa vị cao, người nổi tiếng đang có quan hệ tình cảm với người bình thường. Ảo tưởng rất khó bị phá vỡ, nó thậm chí còn khiến bệnh nhân hành động cực đoan để bảo vệ suy nghĩ của mình và kiểm soát, thậm chí sát hại đối tượng mình yêu để giữ cho riêng mình.
Rối loạn Erotomania. Đây là một rối loạn khá kỳ lạ, về cơ bản, hội chứng này được hiểu: người bệnh tự hoang tưởng về việc bản thân họ đang có mối quan hệ yêu đương với người khác. Nhưng điều làm cho rối loạn này đặc biệt ở chỗ bệnh nhân thường nghĩ mình là người có địa vị cao, người nổi tiếng đang có quan hệ tình cảm với người bình thường. Ảo tưởng rất khó bị phá vỡ, nó thậm chí còn khiến bệnh nhân hành động cực đoan để bảo vệ suy nghĩ của mình và kiểm soát, thậm chí sát hại đối tượng mình yêu để giữ cho riêng mình.
Hội chứng rối loạn di truyền học. Hội chứng riley hay còn gọi là hội chứng rối loạn di truyền học ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn buồn nôn, khó khăn khi nhai, nuốt. Ở nhiều trường hợp, người bệnh vô cảm với đau đớn. Điều này rất nghiêm trọng khi bệnh nhân bị thương hay đau nhức trong cơ thể nhưng hệ thống thần kinh trung ương lại không ghi nhận tín hiệu này dẫn tới các vết thương trở nên hoại tử thì bệnh nhân mới được đưa tới bác sĩ. Các nhà khoa học xác định, một trong những nguyên nhân mắc hội chứng này do di truyền.
Hội chứng rối loạn di truyền học. Hội chứng riley hay còn gọi là hội chứng rối loạn di truyền học ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn buồn nôn, khó khăn khi nhai, nuốt. Ở nhiều trường hợp, người bệnh vô cảm với đau đớn. Điều này rất nghiêm trọng khi bệnh nhân bị thương hay đau nhức trong cơ thể nhưng hệ thống thần kinh trung ương lại không ghi nhận tín hiệu này dẫn tới các vết thương trở nên hoại tử thì bệnh nhân mới được đưa tới bác sĩ. Các nhà khoa học xác định, một trong những nguyên nhân mắc hội chứng này do di truyền.
Hội chứng giọng nói lạ. Hội chứng khiến cho người ta nói thứ ngôn ngữ bản địa theo cách như thể người nước ngoài đang nói. Chẳng hạn, một người bản địa châu Mỹ có thể nói bằng giọng mang ngữ âm kiểu Pháp. Hội chứng này thường xuất hiện sau một chấn thương não nghiêm trọng, chẳng hạn cơn đột quỵ. Như trường hợp của bà Leanne Rowe sống tại Tasmania bị tai nạn xe hơi cách đây 8 năm, sau tai nạn ô tô bà nói giọng đặc chất Pháp chứ không như giọng Úc xưa kia của bà.
Hội chứng giọng nói lạ. Hội chứng khiến cho người ta nói thứ ngôn ngữ bản địa theo cách như thể người nước ngoài đang nói. Chẳng hạn, một người bản địa châu Mỹ có thể nói bằng giọng mang ngữ âm kiểu Pháp. Hội chứng này thường xuất hiện sau một chấn thương não nghiêm trọng, chẳng hạn cơn đột quỵ. Như trường hợp của bà Leanne Rowe sống tại Tasmania bị tai nạn xe hơi cách đây 8 năm, sau tai nạn ô tô bà nói giọng đặc chất Pháp chứ không như giọng Úc xưa kia của bà.
Hội chứng Capgras (ảo giác gấp đôi). Đây là một rối loạn hiếm gặp, ở đó người bệnh có ảo tưởng rằng một người có liên hệ mật thiết với mình, chẳng hạn một thành viên trong gia đình, bị thay thế bởi một kẻ mạo danh giống hệt.
Hội chứng Capgras (ảo giác gấp đôi). Đây là một rối loạn hiếm gặp, ở đó người bệnh có ảo tưởng rằng một người có liên hệ mật thiết với mình, chẳng hạn một thành viên trong gia đình, bị thay thế bởi một kẻ mạo danh giống hệt.
Nỗi sợ con số 13 (Triskaidekaphobia). Adolf Hitler là một người như vậy. Nỗi sợ hãi đặc biệt thứ sáu ngày 13 được gọi là paraskavedekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Nỗi sợ số 4 ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được gọi là Tetraphobia.
Nỗi sợ con số 13 (Triskaidekaphobia). Adolf Hitler là một người như vậy. Nỗi sợ hãi đặc biệt thứ sáu ngày 13 được gọi là paraskavedekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Nỗi sợ số 4 ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được gọi là Tetraphobia.
Làm việc quá nhiều (Bigorexia). Bigorexia hay Muscle dysmorphia là dạng rối loạn mà ở đó một người bị ám ảnh rằng anh ta không đủ vạm vỡ. Hội chứng này có thể khiến bệnh nhân:Liên tục soi lại mình trong gương; Đau khổ vì bỏ qua một bài tập thể dục; Sẵn sàng uống những loại thuốc nguy hiểm; Bỏ bê công việc/ bạn bè/ gia đình chỉ để luyện tập.
Làm việc quá nhiều (Bigorexia). Bigorexia hay Muscle dysmorphia là dạng rối loạn mà ở đó một người bị ám ảnh rằng anh ta không đủ vạm vỡ. Hội chứng này có thể khiến bệnh nhân:Liên tục soi lại mình trong gương; Đau khổ vì bỏ qua một bài tập thể dục; Sẵn sàng uống những loại thuốc nguy hiểm; Bỏ bê công việc/ bạn bè/ gia đình chỉ để luyện tập.
Sưu tầm quá nhiều sách (Bibliomania). Hội chứng này là một rối loạn ám ảnh ép buộc, liên quan đến việc thu thập sách để chỉ ra nơi nào mà các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe đang xuống cấp. Việc mua rất nhiều bản sao của cùng một cuốn sách, nhà xuất bản và tích lũy chúng ngoài khả năng sử dụng hoặc đọc thường là triệu chứng của Bibliomania.
Sưu tầm quá nhiều sách (Bibliomania). Hội chứng này là một rối loạn ám ảnh ép buộc, liên quan đến việc thu thập sách để chỉ ra nơi nào mà các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe đang xuống cấp. Việc mua rất nhiều bản sao của cùng một cuốn sách, nhà xuất bản và tích lũy chúng ngoài khả năng sử dụng hoặc đọc thường là triệu chứng của Bibliomania.
Hội chứng đầu nổ tung. Nó khiến cho bệnh nhân thường xuyên trải nghiệm những tiếng ồn kinh khủng như thể nó phát ra ở trong đầu nạn nhân, thường được mô tả như một vụ nổ hoặc tiếng gầm rú. Điều này thường xuyên xảy ra trong 1-2 giờ khi rơi vào giấc ngủ, nhưng không phải là kết quả của một giấc mơ.
Hội chứng đầu nổ tung. Nó khiến cho bệnh nhân thường xuyên trải nghiệm những tiếng ồn kinh khủng như thể nó phát ra ở trong đầu nạn nhân, thường được mô tả như một vụ nổ hoặc tiếng gầm rú. Điều này thường xuyên xảy ra trong 1-2 giờ khi rơi vào giấc ngủ, nhưng không phải là kết quả của một giấc mơ.
Trichotillomania. Là một rối loạn kiểm soát bốc đồng, được đặc trưng bởi việc lặp lại những thôi thúc nhổ tóc trên đầu, nhổ râu, lông mũi, lông mu, lông mày hoặc các loại lông khác trên cơ thể. Hội chứng này có thể có họ hàng xa với chứng rối loạn ám ảnh ép buộc.
Trichotillomania. Là một rối loạn kiểm soát bốc đồng, được đặc trưng bởi việc lặp lại những thôi thúc nhổ tóc trên đầu, nhổ râu, lông mũi, lông mu, lông mày hoặc các loại lông khác trên cơ thể. Hội chứng này có thể có họ hàng xa với chứng rối loạn ám ảnh ép buộc.
Sợ đàn ông (Androphobia). Androphobia là nỗi sợ đàn ông dai dẳng và bất thường. Người bệnh cảm thấy lo lắng ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ.
Sợ đàn ông (Androphobia). Androphobia là nỗi sợ đàn ông dai dẳng và bất thường. Người bệnh cảm thấy lo lắng ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ.
Giả ốm để được quan tâm (Munchausen syndrome). Ở hội chứng này, người bệnh giả đò, thổi phồng, hoặc tạo ra các triệu chứng ốm để thu hút sự cảm thông, chú ý và an ủi của bác sĩ.
Giả ốm để được quan tâm (Munchausen syndrome). Ở hội chứng này, người bệnh giả đò, thổi phồng, hoặc tạo ra các triệu chứng ốm để thu hút sự cảm thông, chú ý và an ủi của bác sĩ.

GALLERY MỚI NHẤT