Kỳ lạ những em bé sinh ra đã biết nói

(Kiến Thức) - Những em bé sinh ra đã biết nói như là thiên bẩm, khiến người ta không khỏi ngạc nhiên.

Kỳ lạ những em bé sinh ra đã biết nói
Em bé 1 tháng tuổi biết gọi ba mẹ?
Mới đây, bé sơ sinh chỉ mới 1 tháng tuổi được cho là đã biết gọi bố, mẹ thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Bé gái đặc biệt trên có khuôn mặt đáng yêu, đôi mắt tròn đen láy cùng nước da ngăm đen toát lên vẻ rắn rỏi hơn so với tuổi. Cháu là con gái đầu lòng của chị Kiều Thị Hương (SN 1987), xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội.
Bà ngoại của cháu gái cho biết, cháu bé thường hay gọi ông, bà, bố, mẹ vào những lúc thay bỉm hoặc khi cháu tắm xong. Không chỉ gọi được những câu như “bà ơi”, “mẹ ơi” mà cháu bé còn gọi được những câu như “ba ơi bầm”.
Đoạn video em bé 1 tháng tuổi biết gọi "bà", nguồn: Infonet:
Em bé 7 tuần tuổi biết nói "Hello"
Trẻ em thường bắt đầu tập nói khi được khoảng 18 tháng tuổi, nhưng điều này là ngoại lệ đối với em bé 7 tuần tuổi đến từ Ireland. Cô Toni và chồng Paul McCann vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng "hello" (xin chào) phát ra từ miệng cậu con trai mới 7 tuần tuổi, Cillian.
Ky la nhung em be sinh ra da biet noi
 Cậu bé 7 tuần tuổi biết nói "Hello".
Đoạn video do bà mẹ 36 tuổi ghi lại cho thấy cậu bé nói "hello" rất rõ ràng.

Em bé Nga vừa sinh ra đã biết nói
Năm 2009, anh Rodion và chị Lisa Bazheeva, bố mẹ bé Stepan (tên của em bé) là người dân thành phố Norilsk, Nga đã bị sốc trước khả năng lạ thường của con trai mình.
Ngay sau khi chào đời, vừa mới mở mắt, bỗng nhiên em bé cất tiếng gọi bố rất rõ ràng: “Bố! Bố!”. “Tôi thực sự ngạc nhiên! Những gì mà cháu bé nói tôi đều nghe thấy bằng chính đôi tai mình. Tôi làm ở đây đã nhiều năm kể từ năm 1986 đến nay, nhưng chưa hề gặp một trường hợp nào như vậy ở thành phố này. Vậy mà điều này hoàn toàn có thật 100%”, chị Marina Panova, bác sĩ đỡ đẻ của nhà hộ sinh số 1, phụ trách ca sinh em bé cho tờ “Đời sống” biết.
Trường hợp đặc biệt này đã làm cho các bác sĩ khó giải thích. Chị Marina Panova ngạc nhiên nói thêm: “Những âm từ phức tạp như vậy đối với một trẻ sơ sinh là không thể phát âm được. Thế nhưng điều này đã thực sự xảy ra. Tôi sẽ không bao giờ quên sự việc này”.
Vài phút sau, em bé cất lên một từ mới khác: “Mẹ! Mẹ!”. Sang ngày tiếp theo, người mẹ trẻ 17 tuổi Lisa khi đang âu yếm con trai và nói rằng, bố sẽ về thì bất ngờ nghe thấy bé nói: “Ai? Bố à?”. Được biết trong thời gian mang thai, bố mẹ em bé đã có những hoạt động rất bổ ích cho sự phát triển của thai nhi, đó là đọc các loại tài liệu chuyên môn, nghe nhạc, tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về sinh đẻ.

Lưu ý cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch

(Kiến Thức) - Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, do vậy việc chăm sóc các bé bị bệnh này khó hơn những bé bình thường khác.

Lưu ý cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch
Cách cho trẻ bị hở môi hoặc hở khe hàm ếch ăn uống mà không bị sặc. Giữ trẻ ở tư thế ngồi, dùng loại núm vú đục lỗ hơi lớn và cho dòng sữa chảy về phía bên miệng. Khó khăn duy nhất là phải kiên nhẫn và mất thời gian. Chỉ trong một vài trường hợp thật đặc biệt, người ta mới đặt một khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch để giữ cho thức ăn hoặc sữa không bị sặc lên mũi. Nhiều khi cũng thiết kế vài loại núm vú đặc biệt riêng.
 Cách cho trẻ bị hở môi hoặc hở khe hàm ếch ăn uống mà không bị sặc. Giữ trẻ ở tư thế ngồi, dùng loại núm vú đục lỗ hơi lớn và cho dòng sữa chảy về phía bên miệng. Khó khăn duy nhất là phải kiên nhẫn và mất thời gian. Chỉ trong một vài trường hợp thật đặc biệt, người ta mới đặt một khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch để giữ cho thức ăn hoặc sữa không bị sặc lên mũi. Nhiều khi cũng thiết kế vài loại núm vú đặc biệt riêng. 
Nên sử dụng bình sữa bằng nhựa dẻo để giúp trẻ bú dễ hơn và tiết kiệm sức cho trẻ bằng cách bóp vào bình sữa khi cho trẻ bú. Tránh cho trẻ bú nhiều không khí bằng cách bóp bình sữa để đẩy hết khí ra ngoài trước khi cho trẻ bú.
  Nên sử dụng bình sữa bằng nhựa dẻo để giúp trẻ bú dễ hơn và tiết kiệm sức cho trẻ bằng cách bóp vào bình sữa khi cho trẻ bú. Tránh cho trẻ bú nhiều không khí bằng cách bóp bình sữa để đẩy hết khí ra ngoài trước khi cho trẻ bú.

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị giật mình lúc ngủ

(Kiến Thức) -Nếu bé bị giật mình khi ngủ, các mẹ hãy tham khảo những mẹo xử trí sau.

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị giật mình lúc ngủ
Nếu bé bị giật mình khi ngủ, kèm nói mơ, hoảng hốt, cha mẹ cũng không cần vội đánh thức bé dậy. Bé có thể tự bình tĩnh và ngủ lại sau đó. Nếu bé vùng dậy thì cha mẹ nên ôm bé vào lòng, giúp bé bình tĩnh.
Nếu bé bị giật mình khi ngủ, kèm nói mơ, hoảng hốt, cha mẹ cũng không cần vội đánh thức bé dậy. Bé có thể tự bình tĩnh và ngủ lại sau đó. Nếu bé vùng dậy thì cha mẹ nên ôm bé vào lòng, giúp bé bình tĩnh. 

Mẹo chữa chướng bụng, đầy hơi cho trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mẹ nên tham khảo những mẹo vặt sau và áp dụng những mẹo sau nếu bé bị đầy hơi, chướng bụng.

Mẹo chữa chướng bụng, đầy hơi cho trẻ nhỏ
Vỗ lưng cho bé đúng kỹ thuật trong lúc đang cho ti bình và sau khi ti xong để bé có thể ợ các bóng khí ra ngoài được.
 Vỗ lưng cho bé đúng kỹ thuật trong lúc đang cho ti bình và sau khi ti xong để bé có thể ợ các bóng khí ra ngoài được. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Học cách hài lòng về cuộc sống, bạn không cần tìm đến sự “khen ngợi” của những người xung quanh mới cảm thấy gia đình mình có nhiều thành tựu. Ngược lại, ông bà chăm cháu nói những điều này còn dễ tan cửa nát nhà.
Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ nhỏ cần giấc ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ giúp trẻ có thể phát triển tối ưu. Mặt khác, bộ não non nót của trẻ không thể thức trong khoảng thời gian quá dài mà cần giấc ngủ trong ngày để nghỉ ngơi.