Kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen Hải quân Nga chìm sau vụ nổ lớn ngoài khơi Ukraine

Ngày 14/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo tàu tuần dương tên lửa Moskva của Hải quân nước này đã chìm xuống lòng Biển Đen trong quá trình đang được kéo về cảng.

Kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen Hải quân Nga chìm sau vụ nổ lớn ngoài khơi Ukraine
Ky ham cua Ham doi Bien Den Hai quan Nga chim sau vu no lon ngoai khoi Ukraine
Kỳ hạm Moska của Hạm đội Biển Đen (Nga). Ảnh: RT 
Hãng tin Interfax, hãng tin RT dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay tuần dương hạm Moskva, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen Hải quân Nga, đã chìm khi đang được kéo vào cảng trong điều kiện thời tiết xấu, biển có bão mạnh.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: “Khi đang được kéo vào cảng, do thân tàu bị hư hại nghiêm trọng sau vụ hỏa hoạn gây nổ hầm đạn, tuần dương hạm Moskva đã đánh mất sự ổn định. Trong điều kiện biển động do có bão, chiến hạm đã chìm”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận tuần dương hạm tên lửa Moskva đã xảy ra vụ nổ lớn trên tàu. Hãng tin RT cho hay toàn bộ thủy thủ đoàn trên chiến hạm Moskva đã được sơ tán an toàn ngay sau khi vụ nổ xảy ra.
Giới chức Ukraine tối 13/4 tuyên bố rằng một khẩu đội tên lửa đối hạm Neptune của nước này tại Odessa đã bắn trúng tuần dương hạm Moskva hai lần, khiến chiến hạm Nga bốc cháy. Thị trưởng Odessa, ông Maksym Marchenko, tuyên bố các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn cháy một tàu chiến của Nga trên Biển Đen bằng tên lửa diệt hạm Neptune. Tuy nhiên, phía Ukraine không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy họ đã tấn công chiến hạm Moskva.
Tuần dương hạm trang bị tên lửa Moskva là tàu chiến lớn Slava, hạ thủy năm 1979, trang bị 16 tên lửa đối hạm và nhiều tên lửa phòng không, ngư lôi cũng như hệ thống pháo hạm tiên tiến. Đây là chiến hạm thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga và từ tháng 2 tới nay đang thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở ngoài khơi bờ biển Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14/4 cho biết Lầu Năm Góc chưa thể xác thực thông tin tàu tuần dương Moskva trúng tên lửa. Một máy bay không người lái của Mỹ đã bay phía trên tàu Moskva để giám sát hành trình chiến hạm này được kéo về phía cảng Sevastopol.
Truyền thông Nga trước đó đưa tin kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen ở cách thành phố cảng Odessa khoảng 90km về phía Nam vào thời điểm hỏa hoạn bùng phát trên tàu. Các thành viên thủy thủ đoàn đã được sơ tán sang một tàu khác của Hạm đội Biển Đen đang ở gần đó. Chiến hạm Moskva sau đó được tàu kéo lai dắt về phía Bán đảo Crimea để sửa chữa.
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Slava Moskva được chế tạo vào năm 1979 tại Xưởng đóng tàu 61 Communards ở Nikolaev, không xa nơi chiến hạm này chìm ngày 14/4.
Sau đó khi hạ thủy, chiến hạm được đặt tên là Slava (Vinh quang) và là chiếc đầu tiên thuộc lớp Slava, còn được gọi là Dự án 1164 Atlant. Vào năm 2000, tuần dương hạm này được đổi tên thành Moskva, đồng thời trở thành soái hạm của Hạm đội Biển Đen.
Soái hạm Moskva từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Grudia năm 2008. Tháng 3/2014, khi Bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, Moskva thực hiện nhiệm vụ phong tỏa hạm đội Ukraine ở hồ Donuzlav. Năm 2015, chiến hạm Moskva được điều động tới Đông Địa Trung Hải để đóng vai trò hỗ trợ phòng không cho các hoạt động của Nga ở Syria.

'Xe tăng bay' Su-25 Ukraine liệu có đe dọa được Hạm đội Biển Đen Nga?

Cường kích Su-25 hiện là một trong những máy bay có sức chiến đấu mạnh nhất của không quân Ukraine, chính vì vậy giới truyền thông của nước này cho rằng chúng có thể tạo ra mối đe dọa cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

'Xe tăng bay' Su-25 Ukraine liệu có đe dọa được Hạm đội Biển Đen Nga?
'Xe tang bay' Su-25 Ukraine lieu co de doa duoc Ham doi Bien Den Nga?
Căng thẳng giữa Moscow và Kiev vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể bùng phát xung đột trong ngắn hạn đặc biệt là tại khu vực quanh bán đảo Crimea, tuy vậy giới quan sát cho rằng với tiềm lực quân sự hiện tại, Ukraine không phải là đối thủ của Nga cả trên không, trên bộ và trên biển. 

Tiêm kích Su-30 Hạm đội Biển Đen chặn đứng B-1B Mỹ!

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ngày 19/10 hai máy bay tiêm kích Su-30 đã xuất kích sau khi các thiết bị kiểm soát không phận nước này phát hiện các mục tiêu trên không đang tiếp cận với biên giới không phận của Nga.

Tiêm kích Su-30 Hạm đội Biển Đen chặn đứng B-1B Mỹ!
Tiem kich Su-30 Ham doi Bien Den chan dung B-1B My!
 “Các thiết bị kiểm soát không phận đã phát hiện các mục tiêu trên không tiếp cận biên giới quốc gia của Nga trên vùng biển trung lập ở Biển Đen. Để xác định các mục tiêu trên không và ngăn chặn hành vi xâm phạm biên giới Nga, hai máy bay chiến đấu Su-30 của lực lượng phòng không thuộc Hạm đội Biển Đen đã xuất kích”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Tiem kich Su-30 Ham doi Bien Den chan dung B-1B My!-Hinh-2
 Những mục tiêu trên không được xác định là hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ cùng hai máy bay tiếp nhiên liệu KC-135. Các tiêm kích của Nga đã hộ tống 4 máy bay Mỹ trên Biển Đen quay đầu và trở về căn cứ an toàn sau khi các máy bay này rời khỏi biên giới quốc gia Nga.

Nóng: Hạm đội Biển Đen của Nga gửi tín hiệu cứng rắn tới Kiev

Hạm đội Biển Đen của Nga đã gửi tín hiệu cứng rắn tới Kiev, sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ tàu nào tiếp cận bán đảo Crimea; tàu Nga tập tấn công tàu ngầm NATO.

Nóng: Hạm đội Biển Đen của Nga gửi tín hiệu cứng rắn tới Kiev
Nong: Ham doi Bien Den cua Nga gui tin hieu cung ran toi Kiev

Trong bối cảnh quan hệ Nga – Ukraine diễn biến theo chiều hướng xấu, thì việc gần đây với sự xuất hiện của tàu chiến mang tên Donbass của Hải quân Ukraine, ở lối vào eo biển Kerch, đã khiến Nga phải gửi lời cảnh báo gay gắt tới Kiev, dừng các hành động khiêu khích tiếp theo gần biên giới Nga.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.