Kỳ bí sự ra đời của bom xănh: Vũ khí từng mang tên... Ngoại trưởng Liên Xô

Kỳ bí sự ra đời của bom xănh: Vũ khí từng mang tên... Ngoại trưởng Liên Xô

(Kiến Thức) - Ra đời trong Chiến tranh Mùa đông, bom xăng hay "Molotov Cocktail" từng được xem là thứ vũ khí có giá cực rẻ nhưng lại rất hiệu quả trong tác chiến... chống tăng.

Bom xăng lần đầu tiên được sử dụng quy mô lớn trong cuộc  Chiến tranh Mùa đông giữa Liên Xô và Phần Lan. Loại vũ khí này khi đó còn được đặt tên theo Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bom xăng lần đầu tiên được sử dụng quy mô lớn trong cuộc Chiến tranh Mùa đông giữa Liên Xô và Phần Lan. Loại vũ khí này khi đó còn được đặt tên theo Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sở dĩ thứ vũ khí này có tên khá "độc đáo" là do Liên Xô đã tấn công Phần Lan ngay sau khi ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau với Đức. Hiệp ước này có tên Molotov - Ribbentrop - tên của hai bộ trưởng ngoại giao Liên Xô - Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sở dĩ thứ vũ khí này có tên khá "độc đáo" là do Liên Xô đã tấn công Phần Lan ngay sau khi ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau với Đức. Hiệp ước này có tên Molotov - Ribbentrop - tên của hai bộ trưởng ngoại giao Liên Xô - Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, do quá hiệu quả nên loại vũ khí này được sử dụng xuyên suốt cả cuộc chiến tranh sau đó như thứ vũ khí chống tăng tầm gần nhất. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên, do quá hiệu quả nên loại vũ khí này được sử dụng xuyên suốt cả cuộc chiến tranh sau đó như thứ vũ khí chống tăng tầm gần nhất. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Về cơ bản, bom xăng ban đầu chỉ là một chai thủy tinh chứa đầy xăng. Sau này, xăng còn được trộn lẫn với dung dịch bám dính như keo để bám chặt vào mục tiêu khi cháy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản, bom xăng ban đầu chỉ là một chai thủy tinh chứa đầy xăng. Sau này, xăng còn được trộn lẫn với dung dịch bám dính như keo để bám chặt vào mục tiêu khi cháy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các chai bom xăng sau đó thậm chí còn được gắn thêm giấy ráp và que diêm để người lính dù không mang theo bật lửa trong người vẫn có thể "điểm hỏa" thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các chai bom xăng sau đó thậm chí còn được gắn thêm giấy ráp và que diêm để người lính dù không mang theo bật lửa trong người vẫn có thể "điểm hỏa" thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi xe tăng hoặc thiết giáp bị dính loại bom xăng này, các chi tiết và linh kiện trên xe sẽ bị nung nóng. Do tính chất giãn nở không đồng đều, phương tiện "đen đủi" đó sẽ sớm bị vô hiệu hóa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi xe tăng hoặc thiết giáp bị dính loại bom xăng này, các chi tiết và linh kiện trên xe sẽ bị nung nóng. Do tính chất giãn nở không đồng đều, phương tiện "đen đủi" đó sẽ sớm bị vô hiệu hóa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do tính chiến thuật của lực lượng tăng thiết giáp của mọi quốc gia trong thời Chiến tranh Thế giới thứ hai là đột phá vòng vây. Vậy nên, bộ binh hoàn toàn có thể chờ xe tăng đối phương vào gần trước khi sử dụng bom xăng để tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do tính chiến thuật của lực lượng tăng thiết giáp của mọi quốc gia trong thời Chiến tranh Thế giới thứ hai là đột phá vòng vây. Vậy nên, bộ binh hoàn toàn có thể chờ xe tăng đối phương vào gần trước khi sử dụng bom xăng để tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại vũ khí này cũng được sử dụng một cách rộng rãi với các lực lượng quân kháng chiến trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Loại vũ khí này cũng được sử dụng một cách rộng rãi với các lực lượng quân kháng chiến trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên càng về sau này, các loại xe tăng, thiết giáp càng trở nên hiện đại và kéo theo đó là vũ khí chống tăng cũng càng ngày càng rẻ hơn nên bom xăng càng ngày càng ít được quân đội chính quy sử dụng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên càng về sau này, các loại xe tăng, thiết giáp càng trở nên hiện đại và kéo theo đó là vũ khí chống tăng cũng càng ngày càng rẻ hơn nên bom xăng càng ngày càng ít được quân đội chính quy sử dụng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tới thế kỷ 21, gần như bom xăng chỉ còn được sử dụng trong các cuộc biểu tình, là vũ khí của những nhóm bạo lực tự phát hay các đám đông quá khích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới thế kỷ 21, gần như bom xăng chỉ còn được sử dụng trong các cuộc biểu tình, là vũ khí của những nhóm bạo lực tự phát hay các đám đông quá khích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Phần Lan sử dụng ná bắn thun tự chế cùng với bom xăng để tấn công "cự ly xa" trong Chiến tranh Mùa đông với Phần Lan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Phần Lan sử dụng ná bắn thun tự chế cùng với bom xăng để tấn công "cự ly xa" trong Chiến tranh Mùa đông với Phần Lan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Người biểu tình Pháp tấn công cảnh sát chống bạo động bằng bom xăng.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.