Kỳ bí "cổng địa ngục” khiến mọi sinh vật đi qua đều chết

Kỳ bí "cổng địa ngục” khiến mọi sinh vật đi qua đều chết

Nằm ở thành phố cổ Hierapolis, "cổng địa ngục" tại Thổ Nhĩ Kỳ thực chất là một hang động bằng đá, được gọi là "Plutonium". Từ lâu, dân gian đồn rằng, bên trong hang có "hơi thở chết chóc" khiến mọi sự sống đi qua đều chết.

Với niên đại hơn 2.000 năm tuổi, " cổng địa ngục" ở thành phố cổ Hierapolis, Thổ Nhĩ Kỳ là một địa điểm nổi tiếng trong giới khảo cổ. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tới đây để giải mã thực hư lời đồn mọi sự sống đi qua cánh cổng này đều chết.
Với niên đại hơn 2.000 năm tuổi, " cổng địa ngục" ở thành phố cổ Hierapolis, Thổ Nhĩ Kỳ là một địa điểm nổi tiếng trong giới khảo cổ. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tới đây để giải mã thực hư lời đồn mọi sự sống đi qua cánh cổng này đều chết.
Cụ thể, "cổng địa ngục" ở Hierapolis thực chất là một hang động bằng đá, được gọi là "Plutonium". Tên gọi này được đặt theo tên của Pluto - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Trong nhiều thế kỷ, dân gian lưu truyền các lời đồn rằng, bên trong hang có "hơi thở chết chóc" vô hình. Bất cứ sinh vật ở trong phạm vi của "cổng địa ngục" đều sẽ chết.
Cụ thể, "cổng địa ngục" ở Hierapolis thực chất là một hang động bằng đá, được gọi là "Plutonium". Tên gọi này được đặt theo tên của Pluto - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Trong nhiều thế kỷ, dân gian lưu truyền các lời đồn rằng, bên trong hang có "hơi thở chết chóc" vô hình. Bất cứ sinh vật ở trong phạm vi của "cổng địa ngục" đều sẽ chết.
Vào thời cổ đại, các thầy tế đã "làm phép" trước sự chứng kiến của nhiều người cho thấy một số con vật khi ném vào trong con vật vào hang hang động "Plutonium" trong buổi tế lễ đều mất mạng.
Vào thời cổ đại, các thầy tế đã "làm phép" trước sự chứng kiến của nhiều người cho thấy một số con vật khi ném vào trong con vật vào hang hang động "Plutonium" trong buổi tế lễ đều mất mạng.
Pliny the Elder là nhà sử học nổi tiếng của La Mã cổ đại đã mô tả hiện tượng xảy ra tại "cổng địa ngục" ở Hierapolis là công việc của Charon - người lái đò đưa các linh hồn vượt sông Acheron xuống địa ngục như những điều được nhắc đến trong thần thoại Hy Lạp.
Pliny the Elder là nhà sử học nổi tiếng của La Mã cổ đại đã mô tả hiện tượng xảy ra tại "cổng địa ngục" ở Hierapolis là công việc của Charon - người lái đò đưa các linh hồn vượt sông Acheron xuống địa ngục như những điều được nhắc đến trong thần thoại Hy Lạp.
Sau khi tìm thấy tàn tích "cổng địa ngục" ở Hierapolis, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu nhằm giải mã lời đồn về nơi này là thật hay giả.
Sau khi tìm thấy tàn tích "cổng địa ngục" ở Hierapolis, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu nhằm giải mã lời đồn về nơi này là thật hay giả.
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia do giáo sư Hardy Pfanz thuộc Đại học Duisburg-Essen, Đức, nồng độ khí CO2 tại "cổng địa ngục" cao bất thường. Nơi này nằm trên một mạch khí độc rò rỉ qua những kẽ hở của khe nứt Babadag trên vỏ Trái đất.
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia do giáo sư Hardy Pfanz thuộc Đại học Duisburg-Essen, Đức, nồng độ khí CO2 tại "cổng địa ngục" cao bất thường. Nơi này nằm trên một mạch khí độc rò rỉ qua những kẽ hở của khe nứt Babadag trên vỏ Trái đất.
Khi tiếp xúc với nồng độ khí CO2 từ 7% trong khoảng thời gian dài, động vật có vú (bao gồm con người) sẽ có các triệu chứng như: đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim tăng...
Khi tiếp xúc với nồng độ khí CO2 từ 7% trong khoảng thời gian dài, động vật có vú (bao gồm con người) sẽ có các triệu chứng như: đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim tăng...
Nếu nồng độ phần trăm khí CO2 cao hơn nữa thì khiến nạn nhân ngạt thở do thiếu oxy. Do vậy, những con vật bị ném vào "cổng địa ngục" ở Hierapolis đều không có cơ hội sống sót. Khi nghiên cứu "cổng địa ngục" ở Hierapolis, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy xác của một số côn trùng, chim chóc và một số loài động vật có vú. Tất cả đều chết vì hít phải khí CO2.
Nếu nồng độ phần trăm khí CO2 cao hơn nữa thì khiến nạn nhân ngạt thở do thiếu oxy. Do vậy, những con vật bị ném vào "cổng địa ngục" ở Hierapolis đều không có cơ hội sống sót. Khi nghiên cứu "cổng địa ngục" ở Hierapolis, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy xác của một số côn trùng, chim chóc và một số loài động vật có vú. Tất cả đều chết vì hít phải khí CO2.
Việc các thầy tế có thể ra vào "cổng địa ngục" mà vẫn bình an được cho là do chiều cao. Khí CO2 nặng hơn O2 nên tầng khí chết chóc này nằm sát mặt đất.
Việc các thầy tế có thể ra vào "cổng địa ngục" mà vẫn bình an được cho là do chiều cao. Khí CO2 nặng hơn O2 nên tầng khí chết chóc này nằm sát mặt đất.
Khi con người và các loài động vật đi vào "cổng địa ngục", do chúng ta có chiều cao lớn hơn nên phần mũi ít tiếp xúc với tầng khí CO2. Trong khi đó, phần mũi của các loài vật ở tầm thấp nên nếu chúng di chuyển ở dưới mặt đất thì sẽ dễ bị ngạt chết vì nồng độ khí CO2 cao.
Khi con người và các loài động vật đi vào "cổng địa ngục", do chúng ta có chiều cao lớn hơn nên phần mũi ít tiếp xúc với tầng khí CO2. Trong khi đó, phần mũi của các loài vật ở tầm thấp nên nếu chúng di chuyển ở dưới mặt đất thì sẽ dễ bị ngạt chết vì nồng độ khí CO2 cao.
Mời độc giả xem video: “Mưa sâu róm” ở Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất gây hoang mang. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

GALLERY MỚI NHẤT