Phát hoảng “cổng địa ngục” trên Trái đất, lửa cháy mãi không tắt

Phát hoảng “cổng địa ngục” trên Trái đất, lửa cháy mãi không tắt

(Kiến Thức) - Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza còn được biết đến với tên gọi "cổng địa ngục" có thật trên Trái đất. Con người vô tình tạo ra nơi này khiến nó cháy liên tục trong gần 5 thập kỷ qua và không biết bao giờ mới tắt. 

Miệng núi lửa Darvaza còn được biết đến với tên gọi " cổng địa ngục" (Gates of Hell) hay "cánh cổng dẫn tới địa ngục" (Door to Hel) trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn ở sa mạc Karakum, Turkmenistan do xảy ra một hiện tượng vô cùng đặc biệt.
Miệng núi lửa Darvaza còn được biết đến với tên gọi " cổng địa ngục" (Gates of Hell) hay "cánh cổng dẫn tới địa ngục" (Door to Hel) trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn ở sa mạc Karakum, Turkmenistan do xảy ra một hiện tượng vô cùng đặc biệt.
Cụ thể, "cổng địa ngục" Darvaza khiến dư luận và giới chuyên gia quan tâm khi lửa cháy âm ỉ suốt gần 50 năm qua và chưa có dấu hiệu tắt.
Cụ thể, "cổng địa ngục" Darvaza khiến dư luận và giới chuyên gia quan tâm khi lửa cháy âm ỉ suốt gần 50 năm qua và chưa có dấu hiệu tắt.
"Cánh cổng dẫn tới địa ngục" do con người vô tình tạo ra trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971.
"Cánh cổng dẫn tới địa ngục" do con người vô tình tạo ra trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971.
Khi ấy, một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất. May mắn là không có thương vong về người.
Khi ấy, một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất. May mắn là không có thương vong về người.
Thế nhưng, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan nhanh chóng đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70 m và sâu gần 30 m.
Thế nhưng, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan nhanh chóng đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70 m và sâu gần 30 m.
Các nhà địa chất đốt lửa trên miệng hố trên để ngăn chặn sự lan rộng của khí methane.
Các nhà địa chất đốt lửa trên miệng hố trên để ngăn chặn sự lan rộng của khí methane.
Theo tính toán của các chuyên gia, đám cháy chỉ diễn ra trong vài tuần rồi chấm dứt. Tuy nhiên, lửa cháy liên tục ở hố Darvaza kể từ năm 1971 đến nay vẫn chưa tắt.
Theo tính toán của các chuyên gia, đám cháy chỉ diễn ra trong vài tuần rồi chấm dứt. Tuy nhiên, lửa cháy liên tục ở hố Darvaza kể từ năm 1971 đến nay vẫn chưa tắt.
Các chuyên gia không thể tính toán chính xác khi nào "cổng địa ngục" Darvaza sẽ tắt lửa.
Các chuyên gia không thể tính toán chính xác khi nào "cổng địa ngục" Darvaza sẽ tắt lửa.
Một số người cho rằng hố lửa Darvaza có thể ngừng cháy vào ngày mai hoặc có thể rực cháy 100 năm hay lâu hơn nữa.
Một số người cho rằng hố lửa Darvaza có thể ngừng cháy vào ngày mai hoặc có thể rực cháy 100 năm hay lâu hơn nữa.
Ngày nay, rất nhiều du khách đến "cổng địa ngục" Darvaza để tận mắt chứng kiến hiện tượng đặc biệt này. Một số người còn nghỉ qua đêm tại một căn lều truyền thống nằm cách miệng núi lửa khoảng 200 m về phía nam để ngắm nhìn cảnh quan kỳ vĩ của nơi đây vào ban đêm.   Mời độc giả xem video: Nấm thức thần: Ảo giác đi đến thiên đường hay... địa ngục?. Nguồn: VTC Now.
Ngày nay, rất nhiều du khách đến "cổng địa ngục" Darvaza để tận mắt chứng kiến hiện tượng đặc biệt này. Một số người còn nghỉ qua đêm tại một căn lều truyền thống nằm cách miệng núi lửa khoảng 200 m về phía nam để ngắm nhìn cảnh quan kỳ vĩ của nơi đây vào ban đêm.
Mời độc giả xem video: Nấm thức thần: Ảo giác đi đến thiên đường hay... địa ngục?. Nguồn: VTC Now.

GALLERY MỚI NHẤT