Kỳ 1: Am Ngọa Vân

Am Ngọa Vân chính là nơi mà vị anh hùng dân tộc, tổ thứ nhất của Phật giáo Trúc Lâm kết thúc hành trình tu luyện và hóa Phật của mình.

Kỳ 1: Am Ngọa Vân
Năm 1307, Trần Nhân Tông lên tu tại một am nhỏ trên núi Ngọa Vân; tháng 11, Ngài an nhiên hóa Phật tại Am Ngọa Vân, được suy tôn là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”.
LỜI GIỚI THIỆU
Đông Triều, mảnh đất địa linh nhân kiệt, vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa trên mặt đất cũng như trong lòng đất. Trên địa bàn huyện hiện có hơn một trăm di tích lịch sử và danh thắng, trong đó 25 di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh, 08 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và hiện huyện đang phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Quần thể di tích nhà Trần tại Đông Triều là di tích Quốc gia đặc biệt.
Tự hào với truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của quê hương Đông Triều, chúng ta, mỗi người con của Đông Triều càng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích cho hôm nay và cho con cháu mai sau.
Giáo dục, phổ biến giá trị lịch sử văn hóa và cách mạng của quê hương, từ đó nâng cao hiểu biết, tình yêu di sản, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa quý báu của quê hương cho mỗi người là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Việc Phòng Giáo dục và Đào tạo đề xuất đưa nội dung giáo dục giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn huyện vào giảng dạy trong các các cấp học phổ thông là việc làm có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, cung cấp cho các em những hiểu biết về các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, từ đó bồi đắp sự hiểu biết, hun đúc tình yêu thương mảnh đất quê hương trong mỗi con người. Để việc giáo dục có hiệu quả, song song với việc xây dựng chương trình giảng dạy, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổ chức biên soạn một bộ sách giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa,.. của 08 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia. Bộ sách này sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập trong các trường Phổ thông của huyện mà nó còn là tài liệu giới thiệu và quảng bá giá trị của các di tích.
Cuốn sách Am Ngọa Vân là cuốn đầu tiên trong bộ sách được xuất bản, sách do thạc sĩ Nguyễn Văn Anh, người đã có nhiều năm gắn bó nghiên cứu các di tích nhà Trần ở Đông Triều biên soạn. Sách giới thiệu một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của đức Vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông và đặc biệt, dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhất là các tư liệu thu thập được qua quá trình điều tra, nghiên cứu khảo cổ học, tác giả đã cố gắng phác dựng lịch sử hình thành, phát triển cũng như vị trí của quần thể di tích Ngọa Vân trong hệ thống di tích nhà Trần ở Đông Triều nói riêng và hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử nói chung. Với các nội dung cơ bản được trình bày, hi vọng cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về lịch sử và giá trị văn hóa của quần thể di tích chùa - am Ngọa Vân nơi đức vua Trần Nhân Tông hóa Phật, thánh địa của Phật giáo Việt Nam.
Đông Triều, ngày 19 tháng 5 năm 2013
 

Nguyễn Thị Huân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Triều.

Mộ tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông trước Am Ngọa Vân.
 Mộ tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông trước Am Ngọa Vân.
Chương I
MỞ ĐẦU

Vua Trần Nhân Tông là vị vua anh hùng, danh nhân văn hóa dân tộc, người có những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho đất nước, cho dân tộc. Dưới thời trị vì của ông (1278-1293), đất nước Đại Việt phải trải qua những thời khắc cam go nhất trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhưng nhờ tài năng và đức độ của mình, ông đã tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động mọi tiềm lực của nhân dân và trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng đội quân hung hãn và thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc.

Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc, ông lãnh đạo đất nước nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển, đưa đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị, xã hội phát triển trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đạt được những thành tựu cao trong kỷ nguyên của văn minh Đại Việt. Đang trên đỉnh cao của quyền lực, ở tuổi 35 ông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng hoàng. Sau thời gian làm Thái Thượng hoàng, khi đã hoàn thành việc bình Bắc, định Nam, yên việc nước, việc nhà, vua con Trần Anh Tông đã tự mình gánh vác việc quản lý và lãnh đạo đất nước ông xuất gia tu hành khổ hạnh, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, “vân du đây đó” dạy dân chúng phá bỏ dâm từ, thực hành điều thiện, ban thuốc chữa bệnh cứu dân.

Năm 1307, Trần Nhân Tông lên tu tại một am nhỏ trên núi Ngọa Vân; tháng 11, Ngài an nhiên hóa Phật tại Am Ngọa Vân, được suy tôn là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”. Am Ngọa Vân chính là nơi mà vị anh hùng dân tộc, tổ thứ nhất của Phật giáo Trúc Lâm kết thúc hành trình tu luyện và hóa Phật của mình.

 
Vua Trần Nhân Tông qua bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ.
Vua Trần Nhân Tông qua bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ.

Còn nữa...

Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Trích trong cuốn Am Ngọa Vân, tác giả Nguyễn Văn Anh, NXB Văn hóa Thông tin năm 2013.

Chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được dát vàng

Chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được dát vàng
 

- Sau 4 tháng làm việc không ngừng nghỉ (khởi công từ ngày 5/7), các nghệ nhân đã biến khối ngọc Nephrite có trọng lượng 4.450 kg thành Tôn tượng Phật Hoàng Trân Nhân Tông. Đây là bức tượng được tạc bằng ngọc bích đầu tiên ở Việt Nam có kích thước kỷ lục.

Tượng được tạc bằng ngọc bích có xuất xứ từ Canada, phần trên đầu của tượng được thếp vàng. Tượng được tạc trong tư thế ngồi, cao 1,6 mét, trọng lượng trên 2 tấn. Phần đài sen làm bằng cẩm thạch trắng.
Theo đại diện Ban tổ chức, từ ngày 12 - 15/11/2012 Thiền Viện Thường Chiếu sẽ tỗ chức lễ đón mừng và chú nguyện tôn tượng Phật Hoàng. 
Sau đó tôn tượng được vận chuyển ra Hà Nội để trưng bày tại Đại hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra từ 22 đến 24/11/2012 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô.
Cũng theo kế hoạch, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông sẽ được chuyển đến 30 chùa khắp đất nước Việt Nam để các Phật tử và người dân có dịp chiêm bái.
Nghệ nhân Đinh Danh Tư, người chịu trách nhiệm chính trong việc tạc tượng chia sẻ: “Trong quá trình tạc tượng, công đoạn quan trọng và khó khăn nhất đó là khi tạc và dát vàng phần đầu của Ngài. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, cả pho tượng sẽ không được hoàn chỉnh, mất đi khối ngọc quý. Chính vì điều này nên anh em khi làm đều rất chú tâm, cẩn thận và kỹ lưỡng. Cuối cùng việc tôn tượng đã được chế tác thành công”.
Được biết khối ngọc tạc tượng, được mua từ vùng mỏ ngọc đã chế tác ra bức Phật Hòa Bình Thế Giới. Trước khi tạc tượng, khối ngọc đã được quý thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp vương và 108 vị Đạt lai lạt ma chú nguyện vào cuối tháng 10/2011 vừa qua. 
Những phần ngọc còn lại sau khi tạc tượng sẽ được chọn lựa để phục chế Ấn tổ của nhà Trần theo nguyên bản ấn cổ. Chiếc Ấn này sẽ được tặng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bán đấu giá gây quỹ “Vì người nghèo”.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi tạc thành, hiện đang tôn trí tại Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai)
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi tạc thành, hiện đang tôn trí tại Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai)
 
Khối ngọc quý để tạc tượng được quý thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp vương và 108 vị Đạt lai lạt ma chú nguyện vào cuối tháng 10/2011
Khối ngọc quý để tạc tượng được Chư Tôn Đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Đức Pháp vương và 108 vị Đạt lai lạt ma chú nguyện vào cuối tháng 10/2011 
Khối Ngọc Nephrite có trọng lượng 4.450kg để tạc Tôn tượng Phật Hoàng Trân Nhân Tông
Khối Ngọc Nephrite có trọng lượng 4.450kg để tạc Tôn tượng Phật Hoàng Trân Nhân Tông 
Tôn tượng đang trong quá trình thành hình
Tôn tượng trong quá trình thành hình 
Tạc hình đầu Phật hoàng Trần Nhân Tông, đây là công đoạn khó nhất
Tạc hình đầu Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đây là công đoạn khó 

 
Dùng hình mẫu để chỉnh sửa cho chuẩn
Dùng hình mẫu để chỉnh sửa cho chuẩn
dafakfa;flnal
 
ần.anfm,.an,nf,.an,.sfn
 
danfanflna;lnsfl;na
Để tạc xong tôn tượng, các nghệ nhân và thợ phải làm suốt 4 tháng miệt mài không nghỉ
ábdansfnanf
Ảnh chụp một bên của tôn tượng
asdn;slan;lna;
Phía sau tôn tượng
b,na;lnsl;an;fna;
Tôn tượng hình thành nhưng chưa dát vàng trên phần đầu
basd;ab;abn;lna
Ngày 9/11, các nghệ nhân dát vàng trên khuôn mặt của Tôn tượng (ảnh Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
absab;bà
Công việc dát vàng đòi hỏi các nghệ nhân phải làm việc rất cẩn thận (ảnh Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
jbalsbd;abl;a
Tuy phải tập trung cao độ nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi các nghệ nhân (ảnh Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
blkab;sdn;slasnd
Từ ngày 12 - 15/11, Thiền Viện Thường Chiếu sẽ tỗ chức lễ đón mừng và chú nguyện tôn tượng Phật hoàng
Hoài Lương (Ảnh: facebook)
[links()]

Bí mật sau bức ảnh mắt Phật hoàng phát sáng

Bí mật sau bức ảnh mắt Phật hoàng phát sáng
Ngay khi đặt chân đến đất Yên Tử, chúng tôi đã nghe thấy người dân nơi đây xôn xao về một bức ảnh lạ được chụp được cảnh mắt Phật Hoàng phát sáng và khói hương tỏa hình rồng. Để làm rõ thực hư, chúng tôi dừng lại lâu hơn ở chân tháp Huệ Quang (người dân Yên Tử vẫn gọi là Tháp Tổ) để gặp người đang lưu giữ bức ảnh này như một báu vật của mình.

Bức ảnh có khói hình rồng và mắt Phật Hoàng phát sáng.
 Bức ảnh có khói hình rồng và mắt Phật Hoàng phát sáng.

Phật Hoàng “hiển linh”!?
 
Bà Đinh Thị Nhẩu (quê ở xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đến làm công quả ở Yên Tử từ hơn 20 năm trước. Ban đầu, bà làm ở chùa Một Mái, sau chuyển xuống chùa Làn. Giúp việc tại chùa Làn được 1 năm thì sư trụ trì Yên Tử hỏi bà muốn lên trông nom Tháp Tổ không. Bà cũng suy nghĩ nhiều vì Yên Tử ngày đó còn hoang sơ lắm, ở một mình trên đó bà cũng thấy lo nhiều hơn. Thế rồi, như được trời Phật xui khiến, bà gạt qua mọi nỗi sợ hãi để quyết định một mình lên Tháp Tổ. Bà Nhẩu năm nay đã 81 tuổi, chính là nhân vật của câu chuyện Phật Hoàng hiển linh và khói hương tỏa hình rồng 5 năm về trước. Dường như cảm xúc vẫn còn nguyên trong tâm trí, bà bắt đầu quay ngược thời gian bằng giọng kể rất hào hứng.

Vào ngày giỗ lần thứ 700 của Phật hoàng Trần Nhân Tông, lễ hội được tổ chức trang trọng lắm nên bà Nhẩu cũng bận rộn hơn với công việc giữ gìn vệ sinh cho Tháp Tổ, nơi lưu giữ xá lị của Người. Khoảng hơn 10h, bà đang ngồi trông Tổ Tháp thì có một người đàn ông ghé vào nói chuyện và muốn nhờ bà thắp hương, cúng lễ giùm. Công việc này bà vẫn thường làm nên không ngần ngại gì. Trong lúc gia chủ sắp lễ, bà hỏi chuyện và được biết người ấy chính là người đã công đức vào chùa Hoa Yên 3 vị tượng Phật và 1 bà Chúa Thượng Ngàn cách đấy không lâu. Hôm ấy họ đến chỉ để thành tâm làm lễ giỗ Phật Hoàng và thăm chùa Hoa Yên, nơi họ đã cung tiến tượng Phật. “Ở đất Phật này gặp được người có tâm như vậy chúng tôi quý lắm, cứ như gặp người quen thân từ bao nhiêu năm rồi ấy” – bà Nhẩu chia sẻ.

Rồi bà lại kể tiếp: “Sau khi gia chủ sắp xếp xong, lễ cũng chỉ đơn giản là hoa quả, nải chuối thôi, tôi liền rút 3 nén hương ra châm và cúng lễ như bình thường. Cúng xong tôi về lại bàn đón tiếp cách đấy không xa ngồi nghỉ ngơi. Nhưng tự nhiên, như có một linh tính nào đấy thúc đẩy, tôi rời khỏi ghế ra khu vực hành lễ. Lúc này gia chủ của khóa lễ vẫn đang mải mê chiêm ngưỡng những dấu ấn của Tháp Tổ quanh đấy. Tôi bàng hoàng khi tự nhiên thấy ánh mắt của tượng Phật Hoàng tỏa sáng. Tôi hét rất to: “Phật Hoàng hiển linh, Phật Hoàng hiển linh. Người về với chúng ta rồi”. Mọi người quanh khu vực nghe tiếng hô lớn liền đổ xô về xem rất đông. Ai cũng ngỡ ngàng trước hình ảnh đang hiện rõ mồn một trước mắt. Cùng lúc đó, tôi thấy khói hương nghi ngút trên bàn thờ tỏa thành hình thù rất đặc biệt như hình con rồng. Hình ảnh rất rõ nét, nhìn là thấy ngay chứ không cần tưởng tượng gì hết”.

Anh Nguyễn Đức Thanh, tác giả bức ảnh lạ.
 Anh Nguyễn Đức Thanh, tác giả bức ảnh lạ.

Giải mã bức ảnh lạ

Sau nhiều kênh tìm kiếm, chúng tôi cũng đã tìm ra tác giả bức ảnh chụp mắt Phật Hoàng tỏa sáng và khói hương hình rồng. Anh là Nguyễn Đức Thanh, từng là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Phúc Thanh. Anh Thanh bảo, cuộc đời anh, kể từ ngày chụp được hình ảnh này đã hoàn toàn bước sang một hướng khác. Anh Thanh nhớ lại, vốn đam mê chụp ảnh nên tối trước ngày giỗ Phật Hoàng, anh đã tìm mua được chiếc máy ảnh ưng ý nhãn hiệu Leica M6 của Đức, chụp bằng phim nhựa. Tuy nhiên, anh Thanh không phải là người duy nhất chụp được khoảnh khắc kỳ diệu này bởi hôm xảy ra hiện tượng mắt Phật Hoàng phát sáng và khói hương hình rồng, khu Tháp Tổ có khoảng 20 người chứng kiến.

Sáng ngày giỗ Phật Hoàng, được một vị sư ở Yên Tử nhờ trang hoàng Tháp Tổ chuẩn bị cho lễ giỗ, anh Thanh trực chỉ đến thẳng tháp Huệ Quang. Ngay khi đến nơi, gần như ngay lập tức, anh lạnh sống lưng vì thấy mắt Phật hoàng phát sáng. Vội vàng lôi chiếc máy ảnh Leica M6 vẫn đang đeo trên cổ, anh chụp liên tục 4 bức hình. Không yên tâm với chiếc máy ảnh mới, anh Thanh lấy chiếc máy ảnh kỹ thuật số mang theo dự phòng ra chụp liên tục thêm hàng chục bức ảnh nữa. Khi thầy Thích Thanh Quyết thấy được hình ảnh tượng Phật Hoàng phát sáng trong máy ảnh kỹ thuật số của anh Thanh đã đề nghị anh rửa 500 bức ảnh để tặng cho nhân dân vào ngày mai, ngày khai hội Đại lễ Phật Đản.

Xem lại các bức ảnh, anh Thanh ngạc nhiên khi các đốm sáng đổi chỗ vài lần trong Tháp Tổ. Ban đầu, 2 đốm sáng xuất hiện ở 2 mắt tượng và 1 đốm sáng trên tường. Sau đó, chỉ còn 1 đốm sáng ở giữa trán (huệ nhãn) tượng, còn 2 đốm trên tường. Ở bức ảnh khác lại thấy 2 đốm sáng ra tận gần cuối chân mày, 1 đốm sáng vẫn ở trên tường. Thấy hiện tượng lạ, anh Thanh bắt đầu đi tìm lời giải thích khoa học cho các bức ảnh. Nhìn bàn thờ của Tổ Phật, anh ngạc nhiên vì khi thấy có 3 chén nước dâng lên Ngài (bình thường không thấy có). Đúng 11h, khi mặt trời xuất hiện thì phương vị mặt trời chiếu thẳng vào chén nước đã phản chiếu lên tượng Phật Hoàng làm ra những đốm sáng kia. Vì mặt trời liên tục chiếu theo các phương khác nhau nên đốm sáng có những thay đổi nhất định như hình ảnh anh Thanh đã chụp được.

Còn về 4 tấm ảnh được chụp bằng máy Leika, sau khi rửa ra có thể nhìn rất rõ hình ảnh khói hương cuộn lại thành hình rồng. Không thể giải thích được hiện tượng này nên anh Thanh chỉ có thể cho rằng “đây là một sự hòa hợp hoàn toàn ngẫu nhiên”. Kể từ khi chụp được khoảnh khắc này, anh Thanh đã rửa cả ngàn bức ảnh để tặng cho những người có duyên và muốn có linh ảnh này. Cũng từ thời điểm đó, Đức Thanh đã trở thành một con người khác khi quyết định rút ra khỏi công việc kinh doanh để tìm hiểu và tu luyện Phật pháp bởi anh cho rằng, việc chụp được những bức ảnh quý trên là “duyên lành” của anh với cửa Phật từ bi.

Trao đổi với PV, sư thầy Thích Khai Bi (Yên Tử) cho biết: “Tôi không được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ này nên ban đầu, khi nhìn thấy bức ảnh, tôi nghĩ có thể bức ảnh đã được photoshop. Nhưng một thời gian sau, khi nhiều người khác chụp thêm những hình ảnh ở suối Giải Oan, người ta cũng nhìn thấy nhiều đốm sáng bảng lảng bay quanh suối như ánh mắt tượng Phật Hoàng phát sáng thì tôi tin chắc chắn bức ảnh kia là có thật. Còn hình ảnh khói hương tỏa hình rồng có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên bởi vẫn có rất nhiều hình ảnh tự nhiên rất giống một hình thù nào đó trong cuộc sống này”.

Khói hình rồng là khoảng khắc ngẫu nhiên

Ông Trần Mạnh Thường (Phó trưởng ban Lý luận phê bình nhiếp ảnh, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) nhận xét: Về hình ảnh khói hương tỏa hình rồng, tôi có thể lý giải rằng, bức tượng nằm trong một cái tháp, đằng sau tượng là vòm, khói hương gặp gió thì quần hội chứ không bay thẳng ra ngoài trời. Đây chỉ là một sự tự nhiên, ngẫu nhiên mà có. Bức ảnh chụp đúng lúc có khói hương tạo hình rồng, cho chúng ta cảm giác như rồng đang bay, lại thêm đôi mắt tượng Phật phát sáng nên có thể coi đây là một “khoảnh khắc nhiếp ảnh”.

Hình ảnh rồng thì hoàn toàn có thể coi là ngẫu nhiên vì nhiều đám mây trên trời cũng tích tụ thành các hình ảnh gần gũi với đời sống. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, khi hơi nước bốc hơi, gặp những cơn gió, chúng sẽ tự tập hợp lại thành các hình thù khác nhau. Ở đây, khói hương hình rồng này cũng vậy, hoàn toàn có thể tự nhiên mà tạo thành.

Mắt tượng phát sáng không phải sản phẩm photoshop

Một giảng viên của khoa nhiếp ảnh (Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh) bình luận: Nếu tác giả chụp được bức ảnh ngẫu nhiên này thì quá tuyệt vời. Để ý kỹ một chút, ta sẽ thấy tượng được làm bằng xi măng, không thể có sự phản xạ ánh sáng. Kể cả nếu chúng ta cố tình chiếu đèn vào thì cũng không thể sáng như thế này được. Bởi nếu có sự phản xạ ánh sáng ở đây thì sẽ phải sáng cả khuôn mặt, không thể chỉ sáng 2 con mắt được. Hơn nữa, cái sân ở trên Tháp Tổ cũng không thể hắt sáng được. Không cần quan sát kỹ thì ta cũng thấy góc ảnh này nhìn rất thẳng, chưa bao giờ ánh sáng hắt lại trực diện như thế. Do vậy, đốm sáng này không thể do sự phản xạ ánh sáng mà cấu thành nên. Hoặc giả như có sự phản xạ ánh sáng thì ở đây, khi ánh sáng hắt từ dưới lên, đốm sáng sẽ phải nằm ngay dưới đường lông mày, không thể nằm ở đôi mắt được.

Kinh Pháp Cú qua hình bông hoa dễ thương

"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. 

Kinh Pháp Cú qua hình bông hoa dễ thương
"Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.
 "Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.  
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.