KQ-HQ Việt Nam tung thêm nhiều máy bay tìm Boeing 777 Malaysia

(Kiến Thức) - Không quân – Hải quân Việt Nam đã điều thêm máy bay An-26, 2 CASA-212 và thủy phi cơ DHC-6 cùng tham gia tìm kiếm máy bay B777-200ER Malaysia gặp nạn. 

Theo báo Quân đội Nhân dân, sáng nay ngoài 2 chiếc An-26 tham gia công tác tìm kiếm máy bay Malaysia gặp nạn, còn một chiếc thứ 3 mang số hiệu 287 được điều động thêm, cất cánh lúc 7h38 phút từ Tân Sơn Nhất ra khu vực quanh đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn đường, hỗ trợ các máy bay tìm kiếm 286 và 261.
Máy bay An-26.
 Máy bay An-26.
“Sáng nay, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), Sư đoàn Không quân 370 và Lữ đoàn Không quân 918 tiếp tục điều 3 chiếc máy bay An-26 ra khu vực vùng biển đảo Thổ Chu (Kiên Giang) để tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích rạng sáng ngày 8/3”, bài báo cho biết.
Theo đó, Theo đó, chiếc máy bay An-26 số hiệu 286 do các phi công và nhân viên bay: Phong-Hiên-Phùng-Sương-Cương-Giảm-Quyền-Thái cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h53. Chiếc An-26 số hiệu 261 của tổ bay: Long-Thụ-Ngữ-Thắng-Loan-Dân-Bình cất cánh lúc 7h23. Chiếc An-26 số hiệu 287 của tổ bay: Cường-Minh-Hạnh-Ầm-Sỹ cất cánh lúc 7h38 bay trên khu vực đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn đường.
Theo kế hoạch, 3 chiếc An-26 sẽ hoạt động tìm kiếm trên vùng biển nghi chiếc Boeing 777 bị mất tích từ 30 đến 40 phút. Ba máy bay An-26 của Việt Nam hoạt động ở độ cao 2.000-2.500m gồm: 261 (độ cao 2.100m); 286 (độ cao 2.400m) và 287 (độ cao 2.400m).
Máy bay tuần tra của cảnh sát biển CASA-212 sẽ tham gia việc tìm kiếm.
 Máy bay tuần tra của cảnh sát biển CASA-212 sẽ tham gia việc tìm kiếm.
Ngoài ra, Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định điều thêm 2 máy bay tuần tra biển chuyên dụng CASA-212-400 từ Gia Lâm vào Tân Sơn Nhất tham gia công tác tìm kiếm.
"Chúng tôi đã quyết định điều thêm 2 chiếc máy bay Casa 212 từ sân bay Gia Lâm vào miền Nam để tham gia tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines", Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ-Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ cho biết tại sở chỉ huy Sư đoàn 370.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, Phó chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia VN cho biết, lúc 10h10 phút, Quân chủng Hải Quân đã điều động thủy phi cơ DHC-6 từ Cam Ranh (Khánh Hòa) bay vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rồi tới Cà Mau làm nhiệm vụ.
Thủy phi cơ DHC-6.
 Thủy phi cơ DHC-6.
Hiện tại máy bay An-26 đang thực hiện tìm kiếm trên vùng biển Thổ Chu từ 30 đến 50km2. Hai chiếc trực thăng cứu hộ Mi-171 sẵn sàng cất cánh tại sân bay Cà Mau khi có lệnh. Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Phạm Trường Sơn, Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 370 cho biết: “Các phân đội chiến đấu của Sư đoàn 370 đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất để bảo vệ vùng trời và phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn”.
Về phía quốc tế, Malaysia có một trực thăng CL141 RES101 và 2 máy bay BE200 , RES33, còn Singapore có C-130 đang thực hiện việc tìm kiếm ở khu vực khoanh vùng.

Chiêm ngưỡng chiến đấu cơ được lính Mỹ thích nhất

(Kiến Thức) - “Lợn lòi” A-10 sẽ về hưu vào năm 2015 vì thiếu tiền, dẫu vậy đây được xem là một trong mẫu máy bay chiến đấu được binh sĩ Mỹ thích nhất, tin cậy nhất.

Cường kích hạng nặng A-10 Warthog (lợn lòi) được hãng Fairchild Aviation phát triển vào đầu những năm 1970 với mục tiêu đơn thuần nhằm cung cấp những cuộc hỗ trợ hàng không tầm gần chống lại xe tăng và các phương tiện bọc thép giúp bộ binh.
 Cường kích hạng nặng A-10 Warthog (lợn lòi) được hãng Fairchild Aviation phát triển vào đầu những năm 1970 với mục tiêu đơn thuần nhằm cung cấp những cuộc hỗ trợ hàng không tầm gần chống lại xe tăng và các phương tiện bọc thép giúp bộ binh.

Ảnh quý hiếm bên trong tàu ngầm lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Một nhóm người Nga có đã dịp ghé thăm và chụp lại hình ảnh quý giá về bên trong tàu ngầm lớn nhất thế giới của Hải quân Nga, Project 941 Akula. 

“Nội thất” tàu ngầm luôn luôn là bí mật của mỗi quốc gia sở hữu nó, rất ít khi người dân được phép đi vào bên trong một chiếc tàu ngầm, bất kể tàu ngầm phi hạt nhân hay hạt nhân. Tuy nhiên, một nhóm người Nga gần đây đã có sự may mắn đó khi được cho phép vào viếng thăm tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon) được đóng dưới thời Liên Xô.
 “Nội thất” tàu ngầm luôn luôn là bí mật của mỗi quốc gia sở hữu nó, rất ít khi người dân được phép đi vào bên trong một chiếc tàu ngầm, bất kể tàu ngầm phi hạt nhân hay hạt nhân. Tuy nhiên, một nhóm người Nga gần đây đã có sự may mắn đó khi được cho phép vào viếng thăm tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon) được đóng dưới thời Liên Xô. 

Tin mới