Kính viễn vọng 10 tỷ USD phát hiện hơi nước ngoài Hệ Mặt Trời

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện ra hơi nước xung quanh một hành tinh đá ngoài Hệ Mặt Trời, quay quanh một ngôi sao nằm cách Trái Đất 26 năm ánh sáng.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD phát hiện hơi nước ngoài Hệ Mặt Trời

Kinh vien vong 10 ty USD phat hien hoi nuoc ngoai He Mat Troi

Mô phỏng hành tinh GJ 486 b quay quanh một sao lùn đỏ ngoài Hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA/ESA/CSA/Joseph Olmsted.

Các nhà thiên văn học đã quan sát một ngoại hành tinh đá, nóng có tên là GJ 486 b bằng kính thiên văn James Webb. Hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 30% và có lực hấp dẫn bề mặt mạnh hơn nhiều so với hành tinh của chúng ta, CNN đưa tin hôm 2/5.

Nó quay quanh một ngôi sao và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 1,5 ngày tính theo thời gian Trái Đất. Khoảng cách gần giữa hành tinh này và sao chủ khiến nó có nhiệt độ bề mặt là 800 độ F (430 độ C).

Các nhà thiên văn học tin rằng hành tinh này chỉ có một bên luôn hướng về phía sao chủ, tương tự như cách Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Dù nhiệt độ cao khiến hành tinh này không thể sinh sống được, các quan sát về GJ 486 b bằng máy quang phổ cận hồng ngoại của James Webb đã cho thấy dấu hiệu của hơi nước. Nghiên cứu chi tiết về phát hiện đã được chấp thuận xuất bản trên Astrophysical Journal Letters.

Sự hiện diện của hơi nước có thể là dấu hiệu cho thấy GJ 486 b bằng cách nào đó có bầu khí quyển riêng, bất chấp nhiệt độ cao và vị trí rất gần sao chủ.

Dù hơi nước trước đây đã được phát hiện trên các ngoại hành tinh khí, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy khí quyển xung quanh một ngoại hành tinh đá. Điều này nếu được chứng minh sẽ là phát hiện mang tính bước ngoặt, vì nó đồng nghĩa có các dạng hành tinh giống với Trái Đất hay Sao Hỏa - được coi là các hành tinh đá - bên ngoài Hệ Mặt Trời.

“Hơi nước trong khí quyển trên một hành tinh đá nóng sẽ là một bước đột phá lớn đối với khoa học ngoại hành tinh”, đồng tác giả nghiên cứu Kevin Stevenson, điều tra viên chính của chương trình quan sát James Webb tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, cho biết.

Các quan sát trong tương lai về hành tinh này bằng những thiết bị khác nhau trên kính viễn vọng James Webb có thể tiết lộ thêm chi tiết về nguồn gốc của hơi nước.

Lộ diện “quái vật vũ trụ” khổng lồ lớn gấp 30 tỷ lần Mặt Trời

Một hố đen - dạng "quái vật vũ trụ" có khối lượng gấp khoảng 30 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Đây là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.

Lộ diện “quái vật vũ trụ” khổng lồ lớn gấp 30 tỷ lần Mặt Trời
Lo dien “quai vat vu tru” khong lo lon gap 30 ty lan Mat Troi
Hố đen được mệnh danh là "quái vật" trong vũ trụ, chúng rất nhanh chóng có thể nghiền nát những vật thể xuất hiện gần đó. 

Hào quang lạ bủa vây hành tinh có 2 thế giới sự sống

Kính viễn vọng không gian James Webb vừa ghi lại một hình ảnh chưa từng thấy về Sao Thiên Vương.

Hào quang lạ bủa vây hành tinh có 2 thế giới sự sống

Theo tờ Space, "hào quang" này thực chất là những vòng bụi xung quanh hành tinh, khá giống vòng bụi của Sao Thổ nhưng mờ nhạt hơn rất nhiều. Đó cũng là lý do chúng chưa từng được quan sát trước đây dù các tàu vũ trụ và đài thiên văn đã cố gắng tìm hiểu.

Hình ảnh mới được phát hành bởi nhóm điều hành James Webb, kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới được phát triển và điều hành chính bởi NASA có sự hỗ trợ của các cơ quan vũ trụ châu Âu - Canada là ESA và CSA.

Giật mình phát hiện “thế giới mới” cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng

Những thứ được tìm thấy ở "thế giới mới" mang tên Perseus gợi ý về cách những khối xây dựng sự sống đầu tiên đã hiện diện trên Trái Đất như thế nào.

Giật mình phát hiện “thế giới mới” cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng
Giat minh phat hien “the gioi moi” cach Trai Dat 1.000 nam anh sang
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và khám phá vô vàn điều mới mẻ về vũ trụ của chúng ta. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới